5 cách thức thông minh để kìm hãm Trung Quốc

Ông James Jay Carafano, phó chủ tịch về nghiên cứu chính sách đối ngoại và quốc phòng của Quỹ Di sản hôm 6/6 đã đăng bài bình luận trên Fox News chỉ ra 5 cách thức thông minh mà Hoa Kỳ nên áp dụng để kìm hãm Trung Quốc. 

Ông James Jay Carafano cho rằng dù Hoa Kỳ đang gặp tình cảnh hỗn loạn trong nước sau cái chết George Floyd, nhưng quan hệ đối ngoại của Washington vẫn phải tiếp diễn.

Ông Carafano hoan nghênh Tổng thống Trump đã đưa ra hàng loạt các biện pháp trừng phạt được thiết kế để làm nản lòng chế độ Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày càng hung hăng và hăm dọa. Hành động này hoàn toàn đồng nhất với chiến lược đối phó Trung Quốc mà chính quyền Trump đã công bố gần đây, một tài liệu giải thích lý do hợp lý về cách thức Hoa Kỳ đã đối phó với Trung Quốc trong ba thập kỷ qua.

Chuyên gia về chính sách đối ngoại này, sau đó đã nêu ra 5 cách thức mà Hoa Kỳ có thể áp dụng để kiềm chế nhà nước Trung Quốc cộng sản:

Cách thứ nhất: Không chơi trò đánh đổi

Các nhà ngoại giao thường bàn luận về “chính sách kết nối”, trong đó các nước chấp nhận đổi một số nhượng bộ về một vấn đề để giành lợi ích từ một vấn đề khác. Kiểu ngoại giao đánh đổi đó sẽ không hiệu quả trong các mối quan hệ phức tạp giữa Washington và Bắc Kinh. Chẳng hạn, Hoa Kỳ đủ khôn ngoan để không nhượng bộ Bắc Kinh về thương mại với hy vọng chế độ này sẽ giúp lại về vấn đề Bắc Hàn hay Biển Đông. Điều đó sẽ không xảy ra.

Washington đã đúng khi xử lý từng bất đồng dựa trên lẽ phải trái của mỗi vấn đề đó. Tuần trước, bất chấp những gì khác đang diễn ra giữa hai quốc gia, ngay cả khi chúng ta thực thi hiệp định thương mại, tổng thống Hoa Kỳ đã đúng trong việc đe dọa các lãnh đạo Trung Quốc về các chế tài liên quan đến vi phạm nhân quyền.

Cách thứ hai: Theo đuổi điều đúng đắn 

Đúng như dự đoán, tuần trước tổng thống Trump đã bị chỉ trích khi hủy các đặc quyền thương mại mà Hồng Kông đã được hưởng từ Mỹ khi hòn đảo này là khu vực tự trị trước Trung Quốc. Tuy nhiên, chính quyền Trump chỉ đang làm theo luật Mỹ; luật yêu cầu chính phủ phải đánh giá những sự vi phạm của Bắc Kinh đối với các cam kết của họ trong việc tôn trọng tự do chính trị và kinh tế của người dân Hồng Kông.

Hành động này có thể khiến Bắc Kinh suy nghĩ kỹ về phạm vi của luật an ninh mới mà họ đang soạn thảo để trừng phạt những người Hồng Kông yêu tự do. Nếu chính quyền Trung Quốc kiên quyết tước đi các quyền của dân Hồng Kông, thì đối tượng duy nhất phải chịu trách nhiệm cho việc gây tổn hại tới Hồng Kông là Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Đảng này đã từng cam kết tôn trọng quyền tự trị của người dân Hồng Kông.

Hoa Kỳ không thể phớt lờ những lựa chọn cứng rắn như vậy của Trung Quốc. Rốt cuộc, việc buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm cho những việc làm sai trái của họ luôn là chính sách tốt nhất. Nếu không làm thế, Bắc Kinh sẽ coi Washington không là gì khác hơn chỉ là gờ giảm tốc đối với các tham vọng toàn cầu của họ.

Cách thứ ba: Duy trì mối quan hệ với các nước bạn 

Nhiều nước trên thế giới cùng yêu chuộng tự do, hình thành một cộng đồng các nước gọi là thế giới tự do. Nếu thế giới tự do này không tập hợp cùng nhau để kìm hãm hành động phi pháp của Trung Quốc, thì tương lai của tự do sẽ bị đặt dấu hỏi.

Những nhà phê bình có thể không đồng ý về quyết định rút nước Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) của tổng thống Trump, nhưng không có vấn đề gì khi mà những chỉ trích của Washington đã khích động cộng đồng quốc tế đòi hỏi nhiều tính minh bạch và chịu trách nhiệm hơn từ tổ chức này. Bây giờ chúng ta cần thêm nhiều quyết định tương tự như thế nữa.

Hoa Kỳ cần lãnh đạo tiến trình phục hồi kinh tế hậu COVID của thế giới tự do, bất chấp những can thiệp từ Trung Quốc. Cuộc họp nhóm G7+ là một hình mẫu tốt để làm thế, nhưng không nên cho Nga tham gia vào nhóm này. Nga không có gì để hỗ trợ cho phục hồi kinh tế thị trường tự do và họ sẽ chỉ cản trở cuộc thảo luận thẳng thắn giữa các nền dân chủ về cách thức đối phó với Trung Quốc.

Cách thứ tư: Theo đuổi các chính sách dài hơi

Để thu hút và duy trì sự chú ý của Bắc Kinh, Washington cần phải hướng đến chế độ này với những biện pháp có ý nghĩa. Trong đó bao gồm biện pháp tấn công vào nơi Bắc Kinh dễ bị tổn thương nhất: đánh vào túi tiền của họ… nhiều lần.

Chính quyền Trump đang tìm hiểu xem liệu các công ty Trung Quốc có tuân thủ các yêu cầu để niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán Hoa Kỳ hay không. Washington thực hiện việc này sau khi có các báo cáo về hãng đồ uống Luckin Coffee của Trung Quốc đã làm sai số liệu trong báo cáo về hoạt động kinh doanh.

Trung Quốc cần tiếp cận thị trường tài chính Hoa Kỳ; do đó, một chiến dịch liên tục xử phạt họ vì sai phạm tài chính chắc chắn sẽ thu hút sự chú ý của Bắc Kinh.

Cách thứ năm: Không để tự gây thương tích

Việc đầu tiên là phải đưa nước Mỹ trở về trạng thái hoạt động bình thường. Các chính sách bảo vệ tự do, thịnh vượng và an ninh của chúng ta cũng phải hiệu quả như khi chúng được sử dụng để đối phó với Trung Quốc.

Thông báo của tổng thống Trump về hạn chế sinh viên Trung Quốc tại các trường đại học và các viện nghiên cứu Hoa Kỳ là một ví dụ tốt. Khoảng hơn 300.000 sinh viên Trung Quốc đang học tại Hoa Kỳ mỗi năm. Nhiều người trong số đó tham gia vào hoạt động gián điệp, đánh cắp sở hữu trí tuệ và các hoạt động chính trị theo sự chỉ đạo của ĐCSTQ.

Chính quyền Trump đã đúng khi bắt đầu trấn áp hoạt động phi pháp này. Động thái đó gửi một cảnh báo mạnh mẽ tới Trung Quốc rằng họ có thể mất quyền tiếp cận hệ thống đại học Hoa Kỳ nếu họ không ngừng những hành vi lạm dụng tồi tệ. Đây là một kiểu chính sách thận trọng có thể giúp cân bằng cả việc bảo vệ nước Mỹ và ứng phó với Trung Quốc.

Theo Báo Tri thức

Thông tin liên hệ

Họ và tên: Dịch vụ đăng bài Chợ Úc

Địa chỉ email: [email protected]

Thông tin bài viết

Lưu ý: Khi bạn gọi điện liên hệ với người đăng tin này, xin vui lòng nói cho họ biết bạn biết được thông tin này trên Chợ Úc nhé. Họ sẽ sẵn sàng hỗ trợ bạn 

Chợ Úc cho phép người sử dụng ĐĂNG TIN MIỄN PHÍ về Việc Làm - Nhà ỞDịch Vụ cho Người Việt tại Úc.

Xin Chân Thành Cảm Ơn!

Đang tải...

Bài viết liên quan

Trung Quốc lo bị ‘đổ vạ’ khi Trump nhiễm nCoV

Trong buổi tranh luận tổng thống đầu tiên với Biden, Trump đã chỉ đích danh bên chịu trách nhiệm cho đại dịch Covid-19 là Trung Quốc. “Đây là lỗi của Trung Quốc và chuyện này đáng lẽ không bao giờ nên xảy ra”, Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu trong buổi tranh luận trực…

Trung Quốc nói Mỹ ‘mất trí’

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói quan chức Mỹ “mất trí và phát điên” trong cách giải quyết với Bắc Kinh, khi quan hệ hai nước ngày một xấu đi. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh hôm nay cáo buộc các quan chức Mỹ đang nhắm chỉ…

Cố vấn Nhà Trắng cảnh báo sẽ mạnh tay với TikTok

Cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro cho hay Trump sẽ hành động kiên quyết với ứng dụng Trung Quốc như TikTok hay WeChat. “Người Mỹ phải hiểu là tất cả dữ liệu trong các ứng dụng điện thoại di động mà trẻ em rất thích thú sẽ đi ngay đến các máy chủ…

Chuyên gia Úc: Trung Quốc đụng Mỹ là “phá sản”

Giấc mơ siêu cường của Trung Quốc có thể không trở thành hiện thực khi nước này đang đối đầu với một cường quốc toàn cầu, đó là Mỹ. Đó là nhận định của chuyên gia Salvatore Babones được báo EurAsian Times ngày 10-7 trích dẫn. Ông Salvatore Babones, một học giả tại Trung tâm…

Quan chức ngoại giao Trung Quốc đồng loạt dịu giọng với Mỹ

Hai quan chức ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc mới đây bất ngờ dịu dọng khi nói về các mối quan hệ với Mỹ, giữa lúc quan hệ 2 nước leo thang căng thẳng vì nhiều vấn đề. “Chính sách của Trung Quốc về Mỹ vẫn không thay đổi. Chúng tôi vẫn sẵn sàng…

Cảnh báo đáng sợ về tham vọng của Trung Quốc ở biển Đông

Cựu Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull cho rằng Trung Quốc kỳ vọng Úc sẽ “tuân phục” các động thái chính sách đối ngoại mạnh mẽ của mình. Bắc Kinh không xem Canberra là cường quốc ngang hàng mà chỉ là một quốc gia yếu thế hơn. Trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông Úc…

Liên minh tình báo 5 nước liên thủ đối phó Trung Quốc?

Quan hệ Mỹ – Trung leo thang căng thẳng khiến Trung Quốc ngày càng đụng độ gay gắt hơn với Liên minh tình báo lâu đời nhất thế giới do Mỹ đứng đầu: Liên minh Ngũ Nhãn (Five Eyes). Căng thẳng giữa Bắc Kinh và liên minh tình báo Five Eyes gồm Mỹ, Anh, Úc,…

Cựu đại sứ Úc: Việt Nam từng thắng chiến tranh, giờ lại “thắng cả hòa bình” và điều Canberra cần lưu tâm

“Phản ứng của Việt Nam trước đại dịch COVID-19 đã chứng minh năng lực của quốc gia này”, cựu Đại sứ Australia tại Việt Nam, ông John McCarthy, nhận định. Báo The Australian Financial Review ngày hôm nay (19/6) vừa đăng tải bài viết của cựu Đại sứ Australia tại Việt Nam, ông John McCarthy, trong đó…

Trung Quốc quyết ‘chiến đến cùng’ trên mọi mặt trận

Những gì Trung Quốc đã làm với cáo buộc về Covid-19 và dự luật an ninh Hong Kong cho thấy họ sẵn sàng “quyết chiến” để duy trì quyền kiểm soát. Khi nhiều nước trên thế giới vẫn quay cuồng vì Covid-19, chính quyền Trung Quốc không chỉ tìm cách vực dậy đất nước sau đại dịch, mà còn nhắm…

Trung Quốc ‘ăn miếng trả miếng’ với Mỹ

Chưa đầy 24 giờ sau khi Pompeo tuyên bố Hong Kong “không còn tự chủ”, quốc hội Trung Quốc xúc tiến điều ông phản đối: thông qua luật an ninh mới. Động thái của Pompeo đã mở đường để Trump chấm dứt các ưu đãi thương mại với đặc khu như không phải chịu các mức thuế mà Washington áp với Bắc Kinh, được mua…

Bốn lo ngại về ảnh hưởng của Trung Quốc ở Úc

Trung Quốc có thể dùng thương mại và đầu tư, gây ảnh hưởng đến giá đất, an ninh lương thực, an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại của Australia. Theo thống kê năm 2018, Trung Quốc là chủ sở hữu đất nước ngoài lớn thứ hai ở Australia. Hầu hết đất đai thuộc sở hữu nước ngoài…

Đằng sau toan tính về “bong bóng đi lại xuyên Thái Bình Dương”

Trong nỗ lực khởi động lại nền kinh tế, Úc và New Zealand hồi đầu tháng 5 đã đạt được thỏa thuận hình thành cái gọi là “bong bóng đi lại xuyên biển Tasman”. Việc hình thành “bong bóng đi lại” liên quan đến việc tái kết nối các nước được xem là đã khống…

Tương lai nào cho vụ kiện Trung Quốc vì Covid-19?

Khi bang Missouri ngày 21/4 đệ đơn kiện Trung Quốc lên tòa án liên bang Mỹ vì Covid-19, nhiều người coi đây chỉ là chiêu trò chính trị. Tổng chưởng lý bang Eric Schmitt đang tái tranh cử. Theo luật pháp quốc tế và luật Mỹ, Trung Quốc cùng các cơ quan và quan chức…

Trump dọa đánh thuế Trung Quốc

Trump dọa áp thuế mới với Trung Quốc khi nói có bằng chứng nCoV lọt ra từ phòng thí nghiệm Vũ Hán. Trump nhấn mạnh lo ngại của ông về vai trò của Trung Quốc trong nguồn gốc và sự lây lan của nCoV đang được đặt lên trên nỗ lực xây dựng thỏa thuận…

Trung Quốc bị nghi loan tin giả ở Mỹ

Đặc vụ Trung Quốc hồi giữa tháng ba lan truyền trên mạng xã hội và ứng dụng nhắn tin giả rằng Mỹ sẽ phong tỏa toàn quốc, theo các quan chức Mỹ. Hồi giữa tháng ba, nhiều người Mỹ nhận được tin nhắn văn bản và qua các ứng dụng như WhatsApp, nói rằng chính…

Trung Quốc đang chuẩn bị cho chiến tranh?

Có một lý do khiến Bắc Kinh đang ráo riết theo đuổi chính sách hoàn toàn tự cung cấp quốc gia. Trung Quốc đang trên đà chiến tranh. Trong khi dịch COVID-19 đã bộc lộ một số sai lầm nghiêm trọng trong tính toán chính trị sau hàng thập niên quan hệ chiến lược quốc…

Chính quyền Trump đang yêu cầu điều tra và cải tổ WHO

Hôm 15/4 trang tin chính thức của chính phủ Mỹ (whitehouse.gov) đã đăng bài viết nêu rõ cần phải điều tra cách Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xử lý sai đại dịch virus corona và đề xuất cách thức cải tổ cơ quan y tế trực thuộc Liên Hiệp Quốc này.  Dưới đây…

Dùng chính sách “Chiến binh sói”, Trung Quốc đang tự hại mình?

Các nhà ngoại giao Trung Quốc và chuyên gia đối ngoại cho biết Bắc Kinh nên điều chỉnh thái độ phản ứng với các vấn đề liên quan đến Covid-19 và kiềm chế chủ nghĩa dân tộc đang tăng cao. Nguyên nhân là vì họ cho rằng những nỗ lực trên đã phản tác dụng…

Blogger: 6 giai đoạn nước Ý đã lâm vào khủng hoảng dịch bệnh

Ngày 14/3 vừa qua, anh Jason Yanowitz, một người dân Ý đã đăng lên Twitter 6 giai đoạn dịch bệnh mà đất nước này đã trải qua. Anh cũng nhắn nhủ với những người đang đọc tweet của mình rằng tình huống nghiêm trọng hơn nhiều so với tưởng tượng của một số người, và…

Vũ Hán: Dùng xe chở rác để phân phối thịt lợn cho cư dân

Sau khi Phó Thủ tướng Trung Quốc Tôn Xuân Lan, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thị sát Vũ Hán, tình hình quản lý và giám sát được nâng cấp toàn diện. Tuy nhiên điều khiến người dân Vũ Hán lo lắng nhất là trong lúc dịch bệnh vẫn chưa được giải quyết…

4 thành phố lớn của Úc cùng các thành phố khác trên thế giới đồng loạt phản đối Luật dẫn độ

Cùng với đại diễu hành ở Hồng Kông phản đối Dự luật dẫn độ, người dân tại 29 thành phố khác trên toàn thế giới cũng đồng loạt tổ chức các hoạt động nhằm hưởng ứng cuộc biểu tình, trong đó có Berlin (Đức); Canberra, Sydney, Melbourne, Brisbane (Úc), Toronto, Vancouver, Calgary (Canada); London (Anh); Washington,…

5 cách thức thông minh để kìm hãm Trung Quốc

Ông James Jay Carafano, phó chủ tịch về nghiên cứu chính sách đối ngoại và quốc phòng của Quỹ Di sản hôm 6/6 đã đăng bài bình luận trên Fox News chỉ ra 5 cách thức thông minh mà Hoa Kỳ nên áp dụng để kìm hãm Trung Quốc.  Ông James Jay Carafano cho rằng…