Bao giờ có vắcxin ngừa virus corona?

Dù các cuộc thử nghiệm lâm sàng trên người sẽ sớm được tiến hành, viễn cảnh ứng dụng vắcxin ngừa SARS-CoV-2 trên quy mô toàn cầu vẫn đối diện với nhiều thách thức.

Thời gian vừa qua giúp thế giới nhận ra rằng ngay cả những biện pháp phòng dịch mạnh tay nhất cũng chỉ làm chậm tốc độ lây lan chứ không thể loại bỏ hoàn toàn mối đe dọa từ COVID-19.

Kể từ khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu, công tác điều điều chế vắcxin phòng ngừa chủng virus corona mới lập tức trở thành tâm điểm chú ý của dư luận.

Tốc độ cải thiện

Khoảng 35 tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp đang chạy đua với thời gian nhằm sớm cho ra đời loại vắcxin đang được cả thế giới mong đợi nói trên. Đáng chú ý, Công ty Công nghệ Sinh học Moderna (Mỹ) hợp tác cùng Viện Sức khỏe Quốc gia Mỹ đã sản xuất lô vắcxin đầu tiên hồi tháng 2 và bắt đầu tiến hành thử nghiệm trên người với sự hỗ trợ tài chính từ Liên minh Sáng kiến Phòng chống Dịch bệnh (CEPI).

Nỗ lực của Trung Quốc hồi tháng 1 đóng góp một phần không nhỏ vào bước tiến này. Trước đó, Trung Quốc giải mã thành công trình tự bộ gene virus corona và cho phép các nhóm nghiên cứu trên khắp thế giới ứng dụng công trình trên vào công tác phòng chống dịch.

Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng đã có sự chuẩn bị từ trước. Cụ thể, sau khi chủng virus corona gây ra Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) và Hội chứng Hô hấp Trung Đông (MERS), việc nghiên cứu về loại virus nguyên mẫu được tập trung đẩy mạnh và đầu tư.

The Guardian dẫn phát biểu của Giám đốc điều hành CEPI, ông Richard Hatchett: “Tốc độ điều chế vắcxin nhanh chóng là nhờ vào sự đầu tư và hiểu biết về các loại vắcxin ngừa virus corona có từ trước đó”.

Bao gio co vacxin ngua virus corona? hinh anh 1 Tap_can_binh.jpg

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tìm hiểu về quá trình tiêm vắcxin tại Học viện Khoa học Quân y ở Bắc Kinh hôm 2/3. Ảnh: AP.

Phương pháp đa dạng

Tuy nhiên, đối phó với một chủng virus mới chưa bao giờ là điều dễ dàng. Các nhà sản xuất “loay hoay” tiếp cận vấn đề theo phương pháp “vừa làm vừa thử” dựa trên những kiến thức sẵn có kết hợp với nhiều nghiên cứu tân tiến hơn.

Thông thường, các loại vắcxin được điều chế dựa trên nguyên lý dược động học tương đồng: sử dụng kháng nguyên để kích thích cơ chế miễn dịch nhằm chống lại tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là các kháng nguyên không hoàn toàn tương thích với cơ thể của tất cả cá thể. Khi đó, thay vì hạn chế mắc bệnh, vắcxin lại khiến cơ thể người dùng dễ nhiễm bệnh ở mức độ nghiêm trọng hơn.

Bao gio co vacxin ngua virus corona? hinh anh 2 Trump.jpg

Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Trung tâm nghiên cứu vắcxin ở Maryland hôm 3/3. Ảnh: Reuters.

Chính vì vậy, hàng loạt các phương pháp hiện đại hơn được mang vào thay thế. Ví dụ, đơn vị Novavax đang áp dụng chiến lược vắcxin “tái tổ hợp” dựa trên nguyên lý sắp xếp lại các gene liên kết không hoàn toàn nhằm tạo ra các dạng giao tử mới. Trong khi đó, CureVac và Moderna lại chế tạo vắcxin từ chính mã di truyền của bộ gene virus.

Theo CEPI, khoản đầu tư cho các dự án điều chế vắcxin do Novaxax và Đại học Oxford tiến hành đã lên tới 4,4 triệu USD. Người đứng đầu tổ chức, ông Hatchett, cho rằng sự đa dạng chính là chìa khóa thành công, nhất là khi quá trình sản xuất vắcxin đang ở giai đoạn cực kỳ khó khăn – giai đoạn thử nghiệm lâm sàng trên người.

Nhanh chưa hẳn đã là tốt

Thử nghiệm lâm sàng thành công là điều kiện thiết yếu để vắcxin được phê duyệt và sử dụng rộng rãi. Thế nhưng trước đó, các nhà sản xuất phải vượt qua ba cột mốc: Thử nghiệm vắcxin lên vài chục tình nguyện viên khỏe mạnh và theo dõi tác dụng phụ; Thử nghiệm hiệu quả của vắcxin trên vài trăm người ở những khu vực bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và cuối cùng là Tiến hành thử nghiệm tương tự trên vài nghìn mẫu bệnh nhân.

“Không phải mọi con ngựa rời vạch xuất phát đều có thể kết thúc đường đua”, The Guardian dẫn nhận định khá thực tế của người đứng đầu Viện Vắcxin Sabin, ông Bruce Gellin.

Phát biểu này không hoàn toàn chỉ phản ánh sự tiêu cực bởi quá trình thử nghiệm lâm sàng sẽ giúp loại bỏ những loại vắcxin không an toàn và kém hiệu quả. Theo ông Gellin, cách tốt nhất để hạn chế rủi ro từ các loại vắcxin mới chính là sẵn sàng tiến hành thử nghiệm lâm sàng kỹ càng, phát hiện nhược điểm và đưa ra sự điều chỉnh hợp lý.

Ví dụ điển hình chứng minh cho tính đúng đắn của luận điểm này là sự kiện Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Mỹ (NIAID) gấp gáp điều chế vắcxin phòng virus hợp bào hô hấp ở trẻ năm 1960. Khi ấy, thay vì phòng được bệnh, vắcxin này lại gây ra nhiều trường hợp nhiễm nặng, thậm chí dẫn đến 2 ca tử vong.

Chính vì thế, quá trình chế tạo vắcxin thành công và được phê duyệt đầy đủ có thể kéo dài hơn 10 năm. Điều này lý giải cho tuyên bố của Tổng thống Trump hôm 2/3 rằng vắcxin phòng Covid-19 hoàn thành vào cuối năm nay là điều không thể.

Annelies Wilder-Smith, giáo sư tại Trường Y học Nhiệt đới và Vệ sinh Luân Đôn, thẳng thắn cho hay loại vắcxin đang được thử nghiệm sẽ không thể sẵn sàng trước thời hạn 1 năm rưỡi.

Vẫn còn đó một chặng đường dài

Sau khi được phê duyệt, sản xuất được vắcxin với số lượng lớn cũng là một vấn đề khá nan giải do các nhà sản xuất hiện không đủ nguồn lực để thực thi điều này. Quá trình phát triển vắcxin vốn đã tiềm ẩn rủi ro cao về mặt tài chính nên hiếm có đơn vị nào sản xuất số lượng lớn khi chưa chắc chắn về độ hiệu quả của chế phẩm mới.

Hiện CEPI và các tổ chức tương tự đang tích cực hoạt động nhằm hỗ trợ các đơn vị điều chế vắcxin trong vấn đề này. Cụ thể, CEPI lên kế hoạch vừa phát triển vắcxin ngừa COVID-19 vừa thúc đẩy khả năng sản xuất thông qua hành động quyên góp 2 tỷ USD.

Tuy nhiên, giai đoạn hậu phê duyệt vẫn còn đầy rẫy thách thức. Jonathan Quick thuộc Đại học Duke, Bắc Carolina – tác giả cuốn “Cái kết của đại dịch” (2018) cho biết: “Sản xuất ra một loại vắcxin được chứng nhận là an toàn và hiệu quả thì mới chỉ là 1/3 chặng đường của dự án tiêm chủng toàn cầu mà thôi. Thách thức về nghiên cứu sinh học và công nghệ sản xuất chỉ là những khó khăn bước đầu. Thể chế chính trị và hệ thống kinh tế mới là những rào cản to lớn hơn”.

Việc mọi người dân trên thế giới được tiếp cận với vắcxin là thách thức lớn đối với các quốc gia, nhất là khi nhiều nước còn đang “chật vật” xây dựng quy trình xử lý. Ví dụ, Anh sẽ ưu tiên tiêm phòng cho các nhân viên y tế, nhân viên chăm sóc xã hội và những nhóm đối tượng dễ nhiễm bệnh trong trường hợp đại dịch bùng phát. Tuy nhiên, nếu đại dịch xảy ra và các nước tranh nhau nguồn cung khan hiếm, Anh sẽ thực hiện những mong muốn đó như thế nào?

Xây dựng chiến lược phân phối công bằng

Đại dịch thường tấn công những quốc gia dễ bị tổn thương có hệ thống y tế yếu kém. Chính vì vậy, sự mất cân bằng giữa nhu cầu sử dụng mà sức mua hoàn toàn có thể xảy ra khi vắcxin được sản xuất rộng rãi.

WHO đã kêu gọi các chính phủ, tổ chức từ thiện, nhà sản xuất vắcxin chung tay xây dựng chiến lược phân phối công bằng. Nhiều tổ chức như GAVI, Liên minh Vắcxin cũng đưa ra các sáng kiến để quyên góp, hỗ trợ cho các nước đang phát triển.

Tuy nhiên, mỗi đại dịch đều là một biến số và WHO không thể ràng buộc tất cả các quốc gia cam kết vào những ẩn số trong tương lai.

Giáo sư Wilder-Smith đưa ra cái nhìn lạc quan: “Đại dịch này có thể đạt đỉnh và suy giảm trước khi chúng ta sản xuất ra vắcxin”. Viễn cảnh về cách giải quyết cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng này vẫn còn khá mơ hồ. Cho tới khi mọi chuyện kết thúc, tất cả những gì chúng ta nên làm là thực hiện trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng nhằm hạn chế tối đa sự lây lan của virus.

Theo Zing.

Thông tin liên hệ

Họ và tên: Dịch vụ đăng bài Chợ Úc

Địa chỉ email: [email protected]

Thông tin bài viết

Lưu ý: Khi bạn gọi điện liên hệ với người đăng tin này, xin vui lòng nói cho họ biết bạn biết được thông tin này trên Chợ Úc nhé. Họ sẽ sẵn sàng hỗ trợ bạn 

Chợ Úc cho phép người sử dụng ĐĂNG TIN MIỄN PHÍ về Việc Làm - Nhà ỞDịch Vụ cho Người Việt tại Úc.

Xin Chân Thành Cảm Ơn!

Đang tải...

Bài viết liên quan

Bác sĩ Mỹ: Yêu cầu công khai tác dụng phụ của vắcxin COVID-19

Vắcxin COVID-19 có thể gây ra tác dụng phụ từ nhẹ đến nặng tùy cơ địa mỗi người, cần lưu ý điều này trước khi tiêm chủng, các thầy thuốc Mỹ khuyến cáo. Theo Đài CNBC, trong bối cảnh các tiểu bang ở Mỹ chuẩn bị phân phối những liều vắcxin COVID-19 đầu tiên trong tháng 12,…

Thủ tướng Úc: Trung Quốc ‘làm xấu’ quan hệ

Thủ tướng Úc chỉ trích Trung Quốc làm quan hệ hai nước xấu đi một cách “không cần thiết” và khẳng định không muốn chọn phe Bắc Kinh – Washington. Trong bài phát biểu trực tuyến tại diễn đàn Trao đổi Chính sách Anh hôm 23/11, Thủ tướng Scott Morrison đã chỉ trích Trung Quốc…

Melbourne sắp kết thúc đợt phong tỏa lâu nhất thế giới

Thành phố Melbourne sẽ kết thúc đợt phong tỏa dài 112 ngày sau khi lần đầu tiên không ghi nhận ca nhiễm nCoV mới kể từ tháng 7. “0 ca nhiễm nào. Lần cuối cùng bang Victoria ghi nhận 0 ca nhiễm ngày 9/6, cách đây 139 ngày. Điều đáng kinh ngạc hơn là chúng…

Làm ăn ở Trung Quốc: ‘Ông lớn’ được chia phần chính là Joe Biden

Tony Bobulinski, một người tự nhận là “đối tác làm ăn cũ” của nhà Biden, ngày 22-10 đã lên tiếng khẳng định “ông lớn” được nhắc trong các email chia chác lợi nhuận ở Trung Quốc chính là Joe Biden – ứng viên tổng thống của Đảng Dân chủ. Trong tuyên bố được gởi tới…

Trung Quốc tố cáo Mỹ: ‘Các ông mới là đế quốc tin tặc’

Phản ứng sau việc Mỹ công bố hàng chục lỗ hổng an ninh mạng mà “tin tặc Trung Quốc có thể lợi dụng”, phát ngôn viên Triệu Lập Kiên của Trung Quốc đã tố ngược lại Mỹ và chỉ ra các chương trình do thám của Washington trên khắp thế giới. Cơ quan an ninh…

Trung Quốc: Tiêm vắc-xin Covid-19 thử nghiệm cũng phải trả tiền

Một thành phố ở tỉnh Chiết Giang – Trung Quốc sẽ cung cấp vắc-xin Covid-19 thử nghiệm cho cư dân của mình với giá 400 nhân dân tệ (60 USD). Reuters hôm 21-10 đưa tin thành phố kể trên là Thiệu Hưng. Cư dân thành phố này khi muốn tiêm vắc-xin Covid-19 thử nghiệm cần…

Phía sau huyền thoại ‘người gốc Á luôn giàu có’ ở Mỹ

Không ít người xem San Francisco là một thiên đường thịnh vượng của người Mỹ gốc Á. Có ai ngờ huyền thoại về những con người vóc dáng nhỏ nhắn, giỏi tiết kiệm và thành công đã trở thành định kiến, ngăn những người khó khăn nhận được hỗ trợ. Việc được xem là hình…

Queensland đưa ra cảnh báo về COVID-19 sau khi tìm thấy dấu vết virus trong nước thải

Thử nghiệm nước thải đã xác định được các trường hợp nhiễm COVID-19 tiềm năng chưa được phát hiện ở Queensland. Thử nghiệm nước thải đã xác định được các trường hợp nhiễm Covid-19 tiềm năng chưa được phát hiện ở Queensland. Tiểu bang vào thứ Bảy không báo cáo trường hợp nhiễm COVID-19 nào mới và…

Tổng hợp chi tiết các thay đổi mới về hạn chế COVID-19 tại Victoria

Chính quyền tiểu bang đã vạch ra một lộ trình mới cho vùng đô thị Melbourne và vùng quê Victoria phụ thuộc số trường hợp nhiễm COVID-19 trong cộng đồng mà không rõ nguồn lây. Chính quyền tiểu bang đã vạch ra một lộ trình mới cho vùng đô thị Melbourne và vùng quê Victoria phụ thuộc…

Trung Quốc cảnh báo sẽ bắt người Mỹ để trả đũa

Quan chức chính phủ Trung Quốc đang cảnh báo những người đồng cấp Mỹ rằng họ có thể sẽ giam giữ công dân Mỹ ở Trung Quốc để đáp trả việc Bộ Tư pháp Mỹ truy tố các học giả nước này. Trung Quốc đã cảnh báo các đại diện của chính phủ Mỹ nhiều lần và qua nhiều…

Mỹ hỗ trợ miền Trung Việt Nam 100.000 USD

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink hôm nay công bố khoản viện trợ trị giá 100.000 USD để giúp Việt Nam ứng phó thiên tai tại miền Trung. Khoản hỗ trợ này sẽ được Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) trao cho Hội Chữ thập đỏ Việt Nam nhằm giúp người…

Úc đón những chuyến bay “không kiểm dịch” đầu tiên

Hàng trăm hành khách đi chuyến bay từ New Zealand đến Sydney hôm nay – 16/10 đã không phải cách ly – một nỗ lực khôi phục du lịch của đảo quốc này trong bối cảnh dịch Covid-19 ở hai nước bắt đầu lắng xuống. Các nhà chức trách cho biết, trong kế hoạch mở…

Úc cân nhắc nới lỏng hạn chế đi lại với một số nước

Trong bối cảnh tình hình đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trong nước đã có dấu hiệu cải thiện, Úc đang cân nhắc việc nới lỏng hạn chế đi lại với một số nước, còn Hàn Quốc cũng nới lỏng quy định giãn cách xã hội. Thủ tướng Úc Scott Morrison cho biết…

Úc yêu cầu Trung Quốc làm rõ nghi vấn cấm nhập than

Úc đã yêu cầu Trung Quốc làm rõ về nghi vấn Bắc Kinh được cho đã chỉ thị ngừng nhập than của Canberra trong lúc căng thẳng giữa 2 nước leo thang. Bloomberg dẫn nguồn thạo tin hôm 12/10 cho hay, các nhà máy điện và nhà máy thép Trung Quốc dường như đã nhận…

Victoria gia hạn tình trạng khẩn cấp và thảm họa đến ngày 8/11

Những người liên hệ gần với các ca nhiễm COVID-19 từ chối xét nghiệm ở Victoria sẽ trải qua 21 ngày cách ly theo quy định mới có hiệu lực từ 11 giờ 59 phút tối Chủ Nhật ngày 11/10. Những người liên hệ gần với các ca nhiễm COVID-19 từ chối xét nghiệm ở…

Bộ Tứ – Từ yên ắng đến hồi sinh (kỳ 1)

Sự trỗi dậy mạnh mẽ đầy tham vọng, cùng những hành động kiên quyết của Trung Quốc không chỉ đe dọa vị thế số một, lợi ích chiến lược của Mỹ mà còn gây lo ngại cho các thành viên khác của Bộ Tứ… Có một dòng chảy khác với xu thế toàn cầu hóa…

Melbourne khó có thể dỡ bỏ phong tỏa vào ngày 19/10

Thủ hiến Victoria Daniel Andrews nói rằng Melbourne khó có thể nới lỏng phong tỏa như dự kiến vào Chủ nhật tuần tới, do số ca nhiễm COVID-19 mới không giảm xuống nhanh chóng như kỳ vọng. Ông Andrews kêu gọi người dân không từ bỏ hy vọng, nhưng cũng không nên giả vờ rằng…

Công ty Mỹ muốn phát triển vắc xin COVID-19 đông khô

Công ty công nghệ sinh học Arcturus Therapeutics có trụ sở tại Mỹ, phối hợp với Trường Y Duke – NUS của Singapore phát triển vắc xin COVID-19 mang tên Lunar-Cov19, đang tìm kiếm phiên bản đông khô. Phiên bản đông khô vắc xin COVID-19 của Công ty công nghệ sinh học Arcturus và Trường…

Tiểu bang New South Wales ghi nhận 8 ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng

Tiểu bang NSW ghi nhận 8 ca nhiễm trong cộng đồng một ngày trước đó. Queensland vẫn đóng cửa biên giới cho đến khi nào NSW không ghi nhận ca nhiễm Covid-19 nào trong cộng đồng trong vòng 28 ngày, một đòi hỏi mà thủ hiến tiểu bang này nói là không thực tế. Thủ…

Victoria: Quy tắc phạm vi 5km có thể sẽ được gia hạn sau ngày 19/10

Trưởng Nhân viên Y tế Victoria không loại trừ khả năng sẽ gia hạn thời gian áp dụng hạn chế cho phép người dân di chuyển cách nhà không quá 5km sau ngày 19/10. Trưởng Nhân viên Y tế Victoria, Brett Sutton, mới đây cho biết, ông không loại trừ khả năng sẽ gia hạn…

Trump lại dọa bắt Trung Quốc ‘trả giá’ vì Covid-19

Tổng thống Trump cho biết ông cam kết sẽ “bắt Trung Quốc phải trả giá” cho những thiệt hại do đại dịch Covid-19 gây ra. “Điều này (Covid-19) xảy ra không phải lỗi của bạn, đó là lỗi của Trung Quốc và Trung Quốc sẽ phải trả giá đắt cho những điều họ gây ra…

Một người về từ Úc nhiễm Covid-19

Bộ Y tế chiều 7/10 ghi nhận thêm một ca dương tính nCoV, là người về từ Úc được cách ly ngay tại Cần Thơ. Ca bệnh được ghi nhận là “bệnh nhân 1099”, nữ, 28 tuổi, ở phường An Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Ngày 23/9, cô từ Australia về sân…

Michelle Obama lại công kích Donald Trump

Bà Obama cho rằng Tổng thống Trump hành động sai trái về đạo đức, phân biệt đối xử với người da màu, kêu gọi cử tri bỏ phiếu cho Biden. Cựu đệ nhất phu nhân Mỹ Michelle Obama chỉ trích Tổng thống Mỹ Donald Trump “gây ra nỗi sợ hãi về người Mỹ da màu,…

Ai đã lây Covid-19 cho ông Trump?

Không rõ làm thế nào mà Tổng thống Trump, 74 tuổi, bị nhiễm Covid-19. Tuy nhiên, “đối tượng tình nghi số một” lây Covid-19 cho Tổng thống Mỹ đã được xác định. Hope Hicks – cố vấn đáng tin cậy nhất của ông Trump – được cho là “nghi phạm” hàng đầu lây Covid-19 cho…

Trung Quốc lo bị ‘đổ vạ’ khi Trump nhiễm nCoV

Trong buổi tranh luận tổng thống đầu tiên với Biden, Trump đã chỉ đích danh bên chịu trách nhiệm cho đại dịch Covid-19 là Trung Quốc. “Đây là lỗi của Trung Quốc và chuyện này đáng lẽ không bao giờ nên xảy ra”, Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu trong buổi tranh luận trực…

Nga ‘đấu’ vaccine Covid-19 với phương Tây

Sau khi bị phương Tây cáo buộc đánh cắp thông tin nghiên cứu vaccine Covid-19, Nga tuyên bố có thể tung ra vaccine ngay trong tháng 9. “Nga có lẽ sẽ là một trong những nước đầu tiên sản xuất vaccine, dù hàng tỷ USD đã được đầu tư vào Mỹ và tất cả công…

Úc lo ngại Covid-19 lây lan rộng tại bang New South Wales

Dịch Covid-19 tại bang Victoria của Australia có dấu hiệu lan nhanh hơn sang bang New South Wales khi số ca bệnh mới tại đây liên tục tăng. Ngày 20/7, bang New South Wales của Australia ghi nhận 20 ca Covid-19 mới trong 24 giờ qua. Mặc dù con số này chưa phải là nhiều…

Trung Quốc nhắc Mỹ: Nước lớn thì chớ nên bắt nạt!

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị mới đây khẳng định với người đồng cấp Nga Sergey Lavrov rằng Mỹ đã “mất trí, đạo đức và sự tín nhiệm”. “Mỹ công khai theo đuổi chính sách “Nước Mỹ trên hết”, nâng cái tôi, chủ nghĩa đơn phương và bắt nạt lên mức tối đa. Đây…

Thần đồng Trung Quốc được bố làm hộ nghiên cứu ung thư

Một học sinh tiểu học Trung Quốc, người được coi là thần đồng vì thực hiện nghiên cứu khoa học cấp cao đạt giải quốc gia, hoá ra là được bố mình làm hộ. Theo South China Morning Post, một nhóm các phụ huynh đầy tham vọng của Trung Quốc mới đây phải nhận chỉ trích từ cộng…

Nga sẽ có vắcxin phòng COVID-19 vào tháng 9?

Theo Hãng tin Bloomberg, tuyên bố từ Nga cho biết Matxcơva sẽ có được vắcxin phòng COVID-19 sớm nhất là vào tháng 9 tới. Nhưng giới chuyên gia tỏ ra nghi ngờ. Nghiên cứu vắcxin ở Nga – Ảnh: TTXVN Hãng tin Bloomberg ngày 19-7 dẫn lời ông Kirill Dmitriev – người đứng đầu Quỹ…

Chuyên gia y tế Mỹ nói Tổng thống Trump ‘không thể dạy nổi’

Một chuyên gia đầu ngành y của Mỹ ngày 18-7 tuyên bố Tổng thống Mỹ Donald Trump “không thể dạy nổi” và tỏ ra nghi ngờ khả năng điều hành của ông trong dịch COVID-19. Bác sĩ Jonathan Reiner thuộc Trường Y khoa, ĐH George Washington – Ảnh: CNN Trong bài phỏng vấn thực hiện…

‘Nỗi oan Thị Mầu’ TikTok trong mắt Mỹ

TikTok luôn một mực khẳng định không chia sẻ dữ liệu với chính quyền Bắc Kinh. Nhưng trong mắt của các chính trị gia ở Washington, những lời giải thích đó chẳng khác gì ‘nỗi oan Thị Mầu’ – tức sự việc đã rành rành mà vẫn cứ kêu oan. Nhiều người trẻ Mỹ đã…