Chuyên gia: Trung Quốc không còn ‘bọc nhung nắm đấm’ ở Biển Đông

Trung Quốc đang gia tăng áp lực, gây nguy cơ xung đột trên Biển Đông trong khi “nắm đấm ngoại giao của họ không còn bọc nhung”, theo giới chuyên gia.

Tàu thăm dò Địa chất Hải dương 8 của Trung Quốc hồi tháng 4 tới khu vực phía nam Biển Đông khảo sát, gần vị trí hoạt động của tàu khoan West Capella do công ty dầu khí Petronas của Malaysia thuê. Ba nguồn tin an ninh cho biết Địa chất Hải dương 8 đã bám theo West Capella, tàu Trung Quốc có lúc được 10 tàu hộ tống gồm các tàu hải cảnh và lực lượng dân binh.

Dữ liệu định vị trong một tháng cho thấy con tàu di chuyển theo dạng đan chéo, kiểu di chuyển khi thực hiện hoạt động khảo sát, giống lần xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa Việt Nam ở phía nam Biển Đông năm ngoái.

Malaysia điều tàu hải quân hộ tống West Capella, trong khi hải quân Mỹ hôm 21/4 triển khai tàu đổ bộ tấn công USS America cùng tuần dương hạm USS Bunker Hill di chuyển gần Địa chất Hải dương 8.

Tàu chiến USS Gabrielle Giffords di chuyển gần tàu West Capella hôm 12/5. Ảnh: US Navy.

Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) có trụ sở tại Mỹ cho biết căng thẳng giữa Bắc Kinh và Kuala Lumpur đã diễn ra trong nhiều tháng, trong đó West Capella thường xuyên bị các tàu Trung Quốc quấy nhiễu. Tuy nhiên, Trung Quốc phủ nhận cáo buộc, nói rằng tàu Địa chất Hải dương 8 đang tiến hành “các hoạt động thông thường”.

Bắc Kinh gần đây thực hiện hàng loạt hoạt động gây hấn ở Biển Đông trong bối cảnh các nước tập trung đối phó với Covid-19. Giới chuyên gia cho rằng những chiến thuật ngày càng hung hăng của Trung Quốc có thể gây nguy cơ xung đột với các nước trong khu vực như Malaysia và Indonesia.

Giám đốc AMTI Greg Polling cho biết tàu Trung Quốc đang mở rộng tầm hoạt động trong khu vực nhờ các đảo nhân tạo mà nước này chiếm đóng và cải tạo trái phép trên Biển Đông. “Đảo nhân tạo đã trở thành căn cứ tiền phương cho tàu Trung Quốc, biến Malaysia và Indonesia thành những quốc gia ở tiền tuyến. Luôn có trên 10 tàu hải cảnh và khoảng 100 tàu cá hoạt động ở gần quần đảo Trường Sa, sẵn sàng xuất phát khi có lệnh”, Polling cho hay.

Biển Đông hiện là một trong những khu vực tranh chấp nóng nhất thế giới, trong đó Trung Quốc đưa ra tuyên bố chủ quyền phi lý bao trùm gần như toàn bộ khu vực từ đảo Hải Nam tới gần lãnh hải Indonesia. Tuyên bố này không có cơ sở pháp lý và bị tòa án quốc tế bác bỏ hồi năm 2016.

Bất chấp điều này, chính phủ Trung Quốc bắt đầu đẩy mạnh tham vọng bằng cách cải tạo trái phép các thực thể bị nước này chiếm đóng trái phép ở Biển Đông, sau đó quân sự hóa chúng bằng cách triển khai nhiều hệ thống cảnh giới và máy bay các loại.

“Những đảo nhân tạo đó được trang bị đầy đủ hệ thống radar và trinh sát, cho phép họ theo dõi mọi biến động ở Biển Đông. Trước kia, Trung Quốc không thể biết các bạn đang khoan thăm dò ở đâu. Giờ đây họ chắc chắn nắm được thông tin đó”, Polling nói, thêm rằng Bắc Kinh cũng xây dựng đội tàu hải cảnh và tàu cá lớn để gây hấn với các nước láng giềng, cũng như hiện diện tại những khu vực nhạy cảm.

Cuộc đối đầu với tàu khoan Malaysia không phải hành động gây hấn đầu tiên của Trung Quốc trong năm nay. Đây được coi là một phần trong chiến lược “vùng xám” của Trung Quốc nhằm lợi dụng lực lượng tàu cá, dân quân biển củng cố yêu sách chủ quyền phi lý của Biển Đông.

Indonesia hôm 30/12/2019 thông báo khoảng 50 tàu cá Trung Quốc dưới sự bảo vệ của hai tàu hải cảnh cỡ lớn đã xâm nhập, hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Indonesia ngoài khơi quần đảo Natuna ở nam Biển Đông. Hai bên triển khai lực lượng đối đầu, nhưng không xảy ra xung đột.

Tổng thống Indonesia Joko Widodo đến thăm đến quần đảo Natuna và lên tàu chiến KRI Usman Harun tại căn cứ hải quân Lampa Strait hôm 8/1. Ngay sau đó, hải quân Indonesia đưa 8 chiến hạm đến quần đảo Natuna để “tuần tra và cứu nạn”. Không quân Indonesia cũng triển khai tiêm kích F-16 đến quần đảo Natuna để “tuần tra thường nhật”.

Tàu chiến Indonesia chạm mặt tàu hải cảnh Trung Quốc (màu trắng) ở bắc quần đảo Natuna hôm 12/1. Ảnh: Reuters.

Hôm 2/4, tàu cá QNg 90617 TS và 8 ngư dân Việt Nam đang hoạt động bình thường tại khu vực đảo Phú Lâm, vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam thì bị tàu hải cảnh Trung Quốc ngăn cản và đâm chìm. Khi nhận tin báo, ba tàu cá khác của ngư dân Việt Nam cùng đến ứng cứu nhưng bị phía Trung Quốc truy đuổi. Hai tàu bị bắt, lai dắt vào đảo Phú Lâm và được thả cùng 8 ngư dân trên tàu QNg 90617 TS vào tối 2/4.

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trao công hàm phản đối và yêu cầu Trung Quốc bồi thường, đồng thời nhắc lại Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế.

Trung Quốc từ lâu đã quấy rối tàu của các nước trên Biển Đông, chủ yếu là Việt Nam, Philippines, Malaysia và Indonesia. Trong quá khứ, các nhà ngoại giao Trung Quốc đã giúp giải tỏa căng thẳng giữa các bên, nhưng giới chuyên gia cho rằng đại dịch Covid-19 và chiến lược ngoại giao “chiến lang” của Bắc Kinh đã loại bỏ mọi cầu nối trong quan hệ với láng giềng khu vực.

“Điều thay đổi là nắm đấm ngoại giao của họ không còn bọc nhung. Mọi tuyên bố đều rất hung hăng và không giúp ích gì”, Polling nói, nhận định hành động gây hấn ngày càng tăng của Trung Quốc bắt nguồn một phần từ tình hình Covid-19, vốn gây thiệt hại nặng cho nền kinh tế đang phát triển và uy tín quốc tế của Bắc Kinh.

Phát biểu tại phiên khai mạc kỳ họp quốc hội thường niên ở Bắc Kinh hôm 22/5, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho biết thay vì đặt mục tiêu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) như những năm trước, nước này sẽ ưu tiên ổn định việc làm và đảm bảo mức sống sau Covid-19. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc không đặt mục tiêu GDP kể từ khi bắt đầu công bố những mục tiêu như vậy năm 1990.

Cùng lúc đó, căng thẳng giữa Bắc Kinh với Washington và châu Âu cũng leo thang, xoay quanh vai trò của Trung Quốc trong kiểm soát đại dịch khiến hơn 400.000 người chết. Lo ngại vai trò quyền lực đang suy giảm có thể thúc đẩy Bắc Kinh gia tăng những phát biểu cứng rắn và chủ nghĩa dân tộc, trong đó có tham vọng kiểm soát Biển Đông.

“Trung Quốc muốn các nước Đông Nam Á thấy rằng sức mạnh quân sự và cam kết của Mỹ với khu vực đang suy giảm. Họ cũng muốn thể hiện rằng vấn đề kinh tế sẽ không ảnh hưởng tới chính sách Biển Đông”, Ian Storey, nhà nghiên cứu tại Viện ISEAS-Yusof Ishak có trụ sở tại Singapore, nêu quan điểm.

Malaysia và Indonesia vẫn tránh để vấn đề Biển Đông quyết định quan hệ với Trung Quốc, nhưng các động thái của Bắc Kinh gần đây có thể buộc họ chấm dứt giai đoạn ngoại giao thầm lặng. “Mức độ hung hăng nào sẽ buộc họ không thể phớt lờ? Liệu bao giờ họ mới lên tiếng phản đối giống như Việt Nam và Philippines suốt những năm qua”, Polling nói.

Đây dường như là thời điểm để các nước Đông Nam Á kết hợp nhằm đối phó hoạt động của Trung Quốc, nhưng các vấn đề kinh tế xã hội, cũng như đối phó Covid-19 khiến ASEAN gặp khó khăn.

Kuala Lumpur luôn tìm cách cân bằng giữa lợi ích trong quan hệ thân thiết với Bắc Kinh và chính sách đối ngoại độc lập. Đó là lý do các cuộc đối đầu với tàu Trung Quốc trong vùng biển Malaysia thường được giữ kín trên truyền thông, theo giám đốc AMTI.

Chiến hạm Indonesia (trái) và tàu hải cảnh Trung Quốc gần quần đảo Natuna hồi năm 2016. Ảnh: Reuters.

Tàu chiến Indonesia hồi năm 2016 từng bắn cảnh cáo làm ngư dân Trung Quốc bị thương, gây ra sự cố ngoại giao giữa hai nước. Lực lượng chức năng Indonesia đã rút kinh nghiệm và ưu tiên giải quyết tình hình ngoài khơi Natuna đầu năm nay bằng biện pháp ngoại giao hòa bình. Jakarta coi đối phó một cách quyết liệt và tương xứng là chìa khóa để giải quyết vấn đề.

Nhiều khả năng điều này sẽ không thay đổi được tham vọng của Trung Quốc. “Bắc Kinh tin rằng họ có thể làm xói mòn sự phản đối từ Jakarta, khiến Indonesia dần nhận ra rằng họ không có lựa chọn nào ngoài chấp nhận sự hiện diện của Trung Quốc, cũng giống như Malaysia trước đó”, nhà nghiên cứ Felix Chang của Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại tại Mỹ nhận định.

Dù vậy, chính phủ Trung Quốc cũng đối mặt với nhiều nguy cơ. Mỹ đã tăng cường hoạt động tuần tra tự do hàng hải trên Biển Đông, với số lần hiện diện trong 5 tháng đầu năm 2020 bằng một nửa nhiệm vụ trong cả năm 2019. Tàu tác chiến ven biển USS Gabrielle Giffords của Mỹ hôm 12/5 cũng xuất hiện gần tàu khoan West Capella.

“Mỹ ủng hộ nỗ lực theo đuổi lợi ích kinh tế hợp pháp của các đồng minh và đối tác”, phó đô đốc Bill Merz, tư lệnh Hạm đội 7 hải quân Mỹ, cho biết.

James Holmes, giáo sư tại Cao đẳng Chiến tranh Hải quân Mỹ, cho biết nhiều nước có thể ngả về Washington nếu Bắc Kinh tiếp tục gây hấn trên Biển Đông.

“Tôi nghĩ Trung Quốc đã đánh giá quá cao bản thân khi uy hiếp các nước láng giềng và thể hiện sự hung hăng quá mức. Bắc Kinh càng chèn ép thì họ càng dễ đoàn kết để chống lại tham vọng của Trung Quốc”, ông nói trong một buổi diễn thuyết hồi tháng 5.

Mọi động thái chống lại sẽ khiến Trung Quốc chịu thiệt hại kinh tế. Nước này có quan hệ thương mại chặt chẽ với Philippines, Malaysia và Indonesia, cũng như cần họ để thực hiện những mục tiêu quốc tế như sáng kiến Vành đai và Con đường.

“Tôi nghĩ đã có nhiều lo ngại trong khu vực về việc Trung Quốc lợi dụng Covid-19 để thực hiện yêu sách chủ quyền phi lý trên Biển Đông. Họ sẽ không muốn phá hủy hoàn toàn quan hệ với Đông Nam Á bằng cách chèn ép quá mức”, Storey cảnh báo.

Theo Vnexpress

Thông tin liên hệ

Họ và tên: Dịch vụ đăng bài Chợ Úc

Địa chỉ email: [email protected]

Thông tin bài viết

Lưu ý: Khi bạn gọi điện liên hệ với người đăng tin này, xin vui lòng nói cho họ biết bạn biết được thông tin này trên Chợ Úc nhé. Họ sẽ sẵn sàng hỗ trợ bạn 

Chợ Úc cho phép người sử dụng ĐĂNG TIN MIỄN PHÍ về Việc Làm - Nhà ỞDịch Vụ cho Người Việt tại Úc.

Xin Chân Thành Cảm Ơn!

Đang tải...

Bài viết liên quan

Thủ tướng Úc: Trung Quốc ‘làm xấu’ quan hệ

Thủ tướng Úc chỉ trích Trung Quốc làm quan hệ hai nước xấu đi một cách “không cần thiết” và khẳng định không muốn chọn phe Bắc Kinh – Washington. Trong bài phát biểu trực tuyến tại diễn đàn Trao đổi Chính sách Anh hôm 23/11, Thủ tướng Scott Morrison đã chỉ trích Trung Quốc…

Làm ăn ở Trung Quốc: ‘Ông lớn’ được chia phần chính là Joe Biden

Tony Bobulinski, một người tự nhận là “đối tác làm ăn cũ” của nhà Biden, ngày 22-10 đã lên tiếng khẳng định “ông lớn” được nhắc trong các email chia chác lợi nhuận ở Trung Quốc chính là Joe Biden – ứng viên tổng thống của Đảng Dân chủ. Trong tuyên bố được gởi tới…

Trung Quốc tố cáo Mỹ: ‘Các ông mới là đế quốc tin tặc’

Phản ứng sau việc Mỹ công bố hàng chục lỗ hổng an ninh mạng mà “tin tặc Trung Quốc có thể lợi dụng”, phát ngôn viên Triệu Lập Kiên của Trung Quốc đã tố ngược lại Mỹ và chỉ ra các chương trình do thám của Washington trên khắp thế giới. Cơ quan an ninh…

Trung Quốc: Tiêm vắc-xin Covid-19 thử nghiệm cũng phải trả tiền

Một thành phố ở tỉnh Chiết Giang – Trung Quốc sẽ cung cấp vắc-xin Covid-19 thử nghiệm cho cư dân của mình với giá 400 nhân dân tệ (60 USD). Reuters hôm 21-10 đưa tin thành phố kể trên là Thiệu Hưng. Cư dân thành phố này khi muốn tiêm vắc-xin Covid-19 thử nghiệm cần…

Trung Quốc cảnh báo sẽ bắt người Mỹ để trả đũa

Quan chức chính phủ Trung Quốc đang cảnh báo những người đồng cấp Mỹ rằng họ có thể sẽ giam giữ công dân Mỹ ở Trung Quốc để đáp trả việc Bộ Tư pháp Mỹ truy tố các học giả nước này. Trung Quốc đã cảnh báo các đại diện của chính phủ Mỹ nhiều lần và qua nhiều…

Úc yêu cầu Trung Quốc làm rõ nghi vấn cấm nhập than

Úc đã yêu cầu Trung Quốc làm rõ về nghi vấn Bắc Kinh được cho đã chỉ thị ngừng nhập than của Canberra trong lúc căng thẳng giữa 2 nước leo thang. Bloomberg dẫn nguồn thạo tin hôm 12/10 cho hay, các nhà máy điện và nhà máy thép Trung Quốc dường như đã nhận…

Bộ Tứ – Từ yên ắng đến hồi sinh (kỳ 1)

Sự trỗi dậy mạnh mẽ đầy tham vọng, cùng những hành động kiên quyết của Trung Quốc không chỉ đe dọa vị thế số một, lợi ích chiến lược của Mỹ mà còn gây lo ngại cho các thành viên khác của Bộ Tứ… Có một dòng chảy khác với xu thế toàn cầu hóa…

Trung Quốc nhắc Mỹ: Nước lớn thì chớ nên bắt nạt!

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị mới đây khẳng định với người đồng cấp Nga Sergey Lavrov rằng Mỹ đã “mất trí, đạo đức và sự tín nhiệm”. “Mỹ công khai theo đuổi chính sách “Nước Mỹ trên hết”, nâng cái tôi, chủ nghĩa đơn phương và bắt nạt lên mức tối đa. Đây…

Thần đồng Trung Quốc được bố làm hộ nghiên cứu ung thư

Một học sinh tiểu học Trung Quốc, người được coi là thần đồng vì thực hiện nghiên cứu khoa học cấp cao đạt giải quốc gia, hoá ra là được bố mình làm hộ. Theo South China Morning Post, một nhóm các phụ huynh đầy tham vọng của Trung Quốc mới đây phải nhận chỉ trích từ cộng…

‘Nỗi oan Thị Mầu’ TikTok trong mắt Mỹ

TikTok luôn một mực khẳng định không chia sẻ dữ liệu với chính quyền Bắc Kinh. Nhưng trong mắt của các chính trị gia ở Washington, những lời giải thích đó chẳng khác gì ‘nỗi oan Thị Mầu’ – tức sự việc đã rành rành mà vẫn cứ kêu oan. Nhiều người trẻ Mỹ đã…

Bộ trưởng Mỹ chỉ trích Hollywood, Apple ‘khúm núm’ trước Trung Quốc

Bộ trưởng Tư pháp Mỹ chỉ trích gay gắt Trung Quốc và các công ty Mỹ, cáo buộc những công ty này đã nhượng bộ trước sức ép từ Bắc Kinh vì lợi ích ngắn hạn. “Kiểm duyệt của chính phủ Trung Quốc chẳng cần nói lời nào vì Hollywood làm hết phần việc của họ rồi”,…

Mưa lũ ở Trung Quốc: Thiên tai hay nhân tai?

Mưa lũ hoành hành ở Trung Quốc từ hơn một tháng nay, đến ngày 12-7 đã khiến ít nhất 141 người chết hoặc mất tích, khoảng 34 triệu người bị ảnh hưởng, thiệt hại kinh tế ước tính lên tới 3 tỉ đôla. Một công viên ở thành phố Vũ Hán đã bị ngập nước…

Nỗ lực chung kìm Trung Quốc ở Biển Đông

Một số nước đã bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của việc duy trì luật pháp quốc tế ở Biển Đông với niềm tin rằng nếu trật tự dựa trên luật lệ bị phá vỡ, họ có thể trở thành nạn nhân kế tiếp. Tàu chiến Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản tham dự…

Úc có thể tham gia tập trận ‘Bộ Tứ’ để răn đe Trung Quốc

Chính phủ Ấn Độ được cho sẽ cho phép Australia tham gia cuộc tập trận hải quân Malabar cùng với Mỹ, Nhật Bản nhằm củng cố hợp tác quân sự trước sự trỗi dậy của Trung Quốc. ABC News cho biết chính phủ Australia đã nhiều lần ngỏ ý muốn tham gia tập trận Malabar, nhưng bị Ấn…

Lũ lớn lịch sử kéo theo nghi vấn về con đập Tam Hiệp 37 tỷ USD

Giữa lúc nhiều địa phương của Trung Quốc chìm trong biển nước, giới chuyên gia tỏ ra hoài nghi về vai trò của đập Tam Hiệp, công trình có chi phí xây dựng lên đến 37 tỷ USD. Trung Quốc đang trải qua đợt mưa lũ lịch sử kéo dài từ tháng 5 tới nay. Lượng…

Thông điệp cho Trung Quốc: Mỹ không nói suông ở biển Đông!

Trước khi Bộ Ngoại giao Mỹ ra tuyên bố đầy sức nặng hôm 13-7 về việc bác bỏ hầu hết yêu sách của Trung Quốc trên biển Đông, Mỹ đã sớm có sự chuẩn bị và không ngại thể hiện sức mạnh. Trong lúc Trung Quốc tập trận ở biển Đông gần đây, hai nhóm…

Trung Quốc nâng cấp cảnh báo du lịch đối với Úc

Trung Quốc nói rằng người dân của họ có nguy cơ bị khám xét “vô cớ” khi đến Úc, cũng như cáo buộc truyền thông Úc khích động thái độ chống Trung Quốc. Thông báo mới nhất của Bộ Ngoại giao Trung Quốc được đưa ra chỉ một tháng sau khi Bắc Kinh cảnh báo…

Mỹ bác hầu hết yêu sách của Trung Quốc về Biển Đông

Chính quyền Mỹ bác bỏ gần như toàn bộ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc về Biển Đông, đánh dấu leo thang căng thẳng song phương. “Thế giới sẽ không cho phép Bắc Kinh coi Biển Đông là đế chế trên biển của mình. Mỹ sát cánh cùng các đồng minh và đối tác…

Thực hư tin đồn Trung Quốc mua hết nguồn nước của Úc

Khi quan hệ Úc và Trung Quốc xấu đi, sự hoài nghi đối với nền kinh tế thứ hai thế giới và những lo ngại về tình trạng hạn hán cũng như thiếu nước tại Úc đã làm dấy lên đồn đoán Bắc Kinh đang muốn kiểm soát nguồn nước của Canberra. Nước trở thành…

Covid-19 và câu chuyện của 38 bộ não, 87 lá phổi và 42 trái tim

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, những nghiên cứu trên người chết thắp lên hy vọng có thể cứu được những người sống. Khi nhà bệnh lý học Amy Rapkiewicz khám nghiệm tử thi những nạn nhân nhiễm virus corona, bà phát hiện ra những thương tổn đối với các cơ quan…

Đến Trung Quốc điều tra dịch Covid-19, chuyên gia WHO im ắng

Một nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đến thủ đô Trung Quốc vào cuối tuần qua để điều tra dịch Covid-19 nhưng lại có rất ít chi tiết được tiết lộ. WHO trước đó cho biết hai chuyên gia gồm một chuyên gia về sức khỏe động vật và…

Đằng sau “cái bắt tay” âm thầm giữa Bắc Kinh và Tehran

Iran và Trung Quốc đang âm thầm phác thảo thỏa thuận về thiết lập quan hệ đối tác kinh tế và an ninh sâu rộng, dọn đường cho các kế hoạch đầu tư trị giá nhiều tỉ USD của Bắc Kinh vào nhiều lĩnh vực của Tehran. Đề xuất dài 18 trang mà tờ The…

Trung Quốc thả giáo sư chỉ trích ông Tập Cận Bình

Hứa Chương Nhuận, giáo sư luật từng dạy tại Đại học Thanh Hoa, đã được thả vào ngày 12-7 sau một tuần bị giam giữ với cáo buộc mua dâm. Ông Hứa từng chỉ trích ông Tập và bị đình chỉ công tác từ năm ngoái. Ông Hứa Chương Nhuận từng viết nhiều bài thể…

Sợ nhiễm Covid-19, người Trung Quốc từ bỏ cá hồi Chile

Sau khi Bắc Kinh công khai lo ngại nguy cơ lây nhiễm Covid-19 từ hải sản nhập khẩu, nhu cầu tiêu thụ cá hồi Chile của Trung Quốc giảm mạnh, thậm chí “trên thực tế là bằng 0”. Dù các quan chức Trung Quốc không đưa ra lệnh cấm tiêu thụ chính thức nào đối với cá…

Chuyên gia Úc: Trung Quốc đụng Mỹ là “phá sản”

Giấc mơ siêu cường của Trung Quốc có thể không trở thành hiện thực khi nước này đang đối đầu với một cường quốc toàn cầu, đó là Mỹ. Đó là nhận định của chuyên gia Salvatore Babones được báo EurAsian Times ngày 10-7 trích dẫn. Ông Salvatore Babones, một học giả tại Trung tâm…

Đông Nam Á trước nguy cơ “dịch chồng dịch”

Trong bối cảnh hệ thống y tế quá tải vì đại dịch Covid-19, một số quốc gia ở Đông Nam Á, như Singapore, Malaysia và Thái Lan đang chật vật với một dịch bệnh khác: sốt xuất huyết (SXH). “Chúng ta đang chứng kiến sự bùng nổ của số ca nhiễm SXH ở Đông Nam…

Trung Quốc dịu giọng, Mỹ vẫn áp đòn trừng phạt mới

Mỹ hôm 9-7 áp lệnh trừng phạt lên các quan chức cấp cao Trung Quốc tại Tân Cương, với cáo buộc vi phạm nhân quyền đối với người Duy Ngô Nhĩ. Washington đã áp lệnh trừng phạt nhằm vào Bí thư khu tự trị Tân Cương Trần Toàn Quốc, một thành viên của Bộ Chính…

“Moi” tiền tài trợ của Mỹ, nhà nghiên cứu Trung Quốc sa lưới

Một nhà nghiên cứu Trung Quốc làm việc tại các trường đại học Mỹ bị cáo buộc lừa đảo tiền tài trợ để phát triển chuyên môn khoa học cho chính phủ quê nhà. Thông báo trên được đưa ra vào ngày 9-7 trong bối cảnh các quan chức hàng đầu của Mỹ, bao gồm…

Phát hiện t.hi t.hể đông lạnh của ngư dân Indonesia trên tàu cá Trung Quốc

Giới chức Indonesia đang điều tra hàng chục thủy thủ sau khi tìm thấy thi thể công dân nước này trong tình trạng đông lạnh trên một tàu cá Trung Quốc. Theo AFP, lực lượng chấp pháp Indonesia chặn 2 tàu cá Trung Quốc tại eo biển Malacca vào tuần này. Trước đó, họ nhận được tin báo một trong…

Mời chào dân Hồng Kông, Úc không ngại chọc giận Trung Quốc

Ngày 9-7, Thủ tướng Úc Scott Morrison thông báo sẽ giúp đỡ các công dân Hồng Kông bắt đầu cuộc sống mới tại Úc bằng cách gia hạn visa thêm 5 năm. Ông Morrinson còn tuyên số sẽ đình chỉ một thỏa thuận dẫn độ với Hồng Kông. Động thái diễn ra sau khi Bắc…