Chuyện lạ: Chống Covid-19 tại Mỹ gặp khó khăn vì người dân sợ tốn tiền

Mỹ và Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã phải khen Việt Nam về công tác phòng chống các đại dịch như Covid-19. Vậy tại sao nền kinh tế số 1 thế giới như Mỹ lại gặp nhiều thách thức trong việc chống dịch?

Đối với nền kinh tế số 1 thế giới như Mỹ, việc chống dịch Covid-19 là một trong những thách thức của năm 2020. Trong khi nhiều chuyên gia cho rằng với hệ thống y tế phát triển và công nghệ hàng đầu thế giới, Mỹ sẽ dễ dàng vượt qua được thử thách này nhưng câu chuyện lại phức tạp hơn nhiều.

Theo Washington Post, nỗi sợ hãi của người dân Mỹ về hóa đơn xét nghiệm, cũng như chi phí thuốc men khiến họ e dè trong công tác phòng chống dịch, bất chấp việc Covid-19 nguy hiểm đến mức nào. Những người có thu nhập trung bình hoặc thấp tại Mỹ thì không muốn xin nghỉ đi khám hay xét nghiệm vì sẽ bị mất thu nhập, qua đó khiến chính quyền Washington gặp nhiều khó khăn hơn trong công tác phòng dịch.

Tại Mỹ, dù y học phát triển nhưng tiền khám bệnh, thuốc men lại cao đến mức bất hợp lý. Người dân không thể dễ dàng mua thuốc nếu không có đơn kê của bác sĩ. Trong khi đó, bảo hiểm lại không chịu chi trả hoặc tìm những biện pháp để buộc người dân phải thanh toán những khoản phí khám cao khổng lồ.

Chuyện lạ: Chống Covid-19 tại Mỹ gặp khó khăn vì người dân sợ tốn tiền - Ảnh 1.

Với công nghệ phát triển, việc xét nghiệm xem có nhiễm Covid-19 hay không tại Mỹ là hoàn toàn khả thi nhưng các chuyên gia nhận định nhiều người có triệu chứng cảm cúm hay nhiễm bệnh sẽ không đi khám nhằm đỡ tốn tiền. Hệ quả là số lượng người nhiễm bệnh tại Mỹ sẽ tiềm tàng và ngày một tăng, qua đó gây nên rủi ro rất lớn cho sức khỏe cộng đồng.

Trong những ngày gần đây, việc có nhiều người nhiễm và bắt đầu có người tử vong vì Covid-19 đã khiến chính quyền Washington đẩy mạnh xây dựng những phòng xét nghiệm cũng như chiến dịch phòng bệnh. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại người dân Mỹ vẫn chưa nhận được một thông báo chính thức nào về việc họ sẽ phải đi đâu để xét nghiệm và liệu bảo hiểm có chi trả cho số tiền khổng lồ đó không.

Công tác phòng dịch không thực tế

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, những khuyến nghị của Trung tâm phòng chống và kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) không mang tính thực tế. Các quan chức đề nghị người dân tích trữ dược phẩm nhằm đề phòng trường hợp có thể bị cách ly nhưng các công ty bảo hiểm lại chẳng chịu đồng ý cấp phép chi trả tiền mua thuốc mới trừ khi thuốc cũ đã hết. Vậy là nếu người dân muốn tích trữ dược phẩm, họ sẽ phải tự bỏ tiền túi dù đã đóng rất nhiều tiền bảo hiểm.

Những cơ quan chức năng thì khuyến nghị người dân có triệu chứng hay đang ốm nên ở nhà, nhưng chẳng công ty nào chịu trả lương cho nhân viên cứ ở nhà suốt khi chưa có giấy xác nhận nhiễm bệnh hay lý do chính đáng.

Mặc dù Mỹ đã chi lượng lớn tiền cho công tác phòng dịch nhưng phần lớn chúng đổ vào các phòng nghiên cứu, xét nghiệm công trong khi những trung tâm khám bệnh tư hay phòng khám riêng lại chẳng được đoái hoài. Tuy được hỗ trợ chi phí nhưng với độ phủ sóng không rộng và tốn thời gian chờ đợi lâu, các bệnh viện công thường không phải sự lựa chọn hàng đầu của nhiều lao động Mỹ. Thế những những phòng khám tư lại chẳng được hỗ trợ mấy mà phải tùy thuộc vào bảo hiểm hoặc túi tiền của bệnh nhân.

Chuyện lạ: Chống Covid-19 tại Mỹ gặp khó khăn vì người dân sợ tốn tiền - Ảnh 2.

Hệ quả là khi người dân đi khám tại đây, bảo hiểm thường sẽ viện dẫn nhiều lý do để không thanh toán và buộc họ phải nghĩ ngợi khi chi 1 khoản tiền lớn chỉ để xét nghiệm xem mình có nhiễm Covid-19 hay không.

Khoảng 50% trong số 160 triệu lao động Mỹ đóng bảo hiểm qua lương nên việc khám chữa bệnh của họ phụ thuộc rất nhiều vào việc các công ty bảo hiểm này có đồng ý chi trả hay không.

“Bảo hiểm không hiệu quả là thứ khiến mọi người phải nghĩ lại khi muốn đi khám nếu cảm thấy không được khỏe. Trong một cuộc chiến chống đại dịch, điều tồi tệ nhất là khi mọi người phải ngập ngừng khi muốn đi khám”, chuyên gia Larry Levitt của Tổ chức nghiên cứu sức khỏe Kaiser Family Foundation ngán ngẩm nói.

Những tổ chức vận động hành lang của các công ty dược phẩm, bảo hiểm có quyền lực khá mạnh. Chính họ là những người duy trì sự độc tôn siêu lợi nhuận cho các doanh nghiệp, tập đoàn nhằm hưởng các chính sách có lợi, để người dân Mỹ phải khốn đốn khi muốn khám sức khỏe hay mua thuốc với giá cắt cổ.

Tổ chức vận động hành lang “America’s Health Insurance Plans” (AHIP) của ngành bảo hiểm Mỹ đã tung ra bản hướng dẫn mang tên “Giúp người Mỹ an toàn khỏi virus Corona”. Trong đó, tổ chức này tuyên bố sẽ cẩn thận điều phối hệ thống bảo hiểm và hợp tác với CDC để phòng chống dịch Covid-19.

Điều trớ trêu là dù tuyên bố như vậy nhưng AHIP lại không hề hối thúc các công ty bảo hiểm hỗ trợ tiền thanh toán xét nghiệm cho các bệnh nhân.

Giám đốc Trung tâm An ninh Y tế Thomas Inglesby thuộc Trường Y tế công Johns Hopkins Bloomberg cho rằng việc hỗ trợ chi phí xét nghiệm mới là ưu tiên cần thiết hàng đầu mà chính phủ Mỹ cần quan tâm hiện nay.

Xem thêm: Hoa Kỳ xác nhận trường hợp đầu tiên tử vong do COVID-19

Chuyện lạ: Chống Covid-19 tại Mỹ gặp khó khăn vì người dân sợ tốn tiền - Ảnh 3.

Một nền y tế thực dụng

Anh Osmel Martinez Azcue mới trở về Mỹ từ Trung Quốc. Anh cũng đã từng phải quá cảnh ở Italy vì công việc và về Mỹ vào ngày 27/1/2020. Sau khi nghe tin về Covid-19, mẹ của Osmel khuyến khích anh nên đi xét nghiệm bởi Osmel có những triệu chứng cảm cúm.

Khi Osmel gọi cho trung tâm y tế khẩn cấp tại Miami, anh được thông báo là chỉ có 2 bệnh viện công trong vùng làm xét nghiệm Covid-19 được. Sau khi đến bệnh viện Jackson Memorial, các bác sĩ ngay lập tức cảnh giác với triệu chứng của Osmel và cho cách ly ngay lập tức.

Các chuyên gia đề nghị anh Osmel thực hiện quét CT, nhưng phía bảo hiểm cho biết anh phải trả trước 5.000 USD chi phí rồi sau đó mới được phép hoàn lại một phần. Khá lo lắng về vấn đề chi phí, Osmel đề nghị được xét nghiệm cúm thường với chi phí rẻ hơn chứ không làm xét nghiệm Covid-19.

Chỉ 2 giờ sau đó, anh Osmel ra về với kết quả xét nghiệm cúm thường và được kê đơn Tamiflu.

Dẫu vậy vào ngày 14/2/2020, Osmel tá hỏa khi nhận được hóa đơn 3.270,75 USD từ hãng bảo hiểm. Họ cho biết anh phải chứng minh mình không bị tiền sử bệnh cúm bằng cách cung cấp hồ sơ bệnh án trong 3 tháng trước đó, bằng không hãng sẽ không thanh toán hóa đơn.

Sau khi câu chuyện của Osmel lên báo, hãng bảo hiểm đã chấp nhận hỗ trợ một phần và anh Osmel phải thanh toán 1.400 USD (33 triệu đồng) cho xét nghiệm cúm thường và một đơn thuốc Tamiflu.

Những trường hợp như của anh Osmel khiến nhiều người Mỹ chẳng muốn xét nghiệm hay phải dính dáng nhiều đến bệnh viện hoặc hãng bảo hiểm.

“Xã hội sẽ được hưởng lợi chung khi chúng ta miễn phí xét nghiệm cho mọi người, không chỉ riêng phí xét nghiệm mà là toàn bộ các công đoạn xét nghiệm”, Giám đốc Inglesby nói.

Tại Mỹ, dù các cơ quan chức năng đã khuyến cáo người dân nên thông báo bác sĩ nếu họ có triệu chứng nhiễm bệnh và từng đi qua các vùng dịch nhưng chẳng mấy ai muốn phiền phức tốn thêm tiền. Chủ tịch Robert McLean của liên hiệp bác sĩ Connecticut cho biết, họ chẳng nhận được mấy cuộc gọi kiểu này.

Bên cạnh đó, Giáo sư Sabrina Corlette của trường đại học Georgetown cho biết gần 1/3 tổng số lao động Mỹ và hơn 2/3 số người có thu nhập thấp tại nước này không được trả lương nếu nghỉ ốm. Bởi vậy việc tự giác thú nhận mình có triệu chứng bệnh hay đi xét nghiệm là điều khá khó khăn cho người Mỹ.

Theo Cafebiz.

Thông tin liên hệ

Họ và tên: Dịch vụ đăng bài Chợ Úc

Địa chỉ email: [email protected]

Thông tin bài viết

Lưu ý: Khi bạn gọi điện liên hệ với người đăng tin này, xin vui lòng nói cho họ biết bạn biết được thông tin này trên Chợ Úc nhé. Họ sẽ sẵn sàng hỗ trợ bạn 

Chợ Úc cho phép người sử dụng ĐĂNG TIN MIỄN PHÍ về Việc Làm - Nhà ỞDịch Vụ cho Người Việt tại Úc.

Xin Chân Thành Cảm Ơn!

Đang tải...

Bài viết liên quan

Đến Trung Quốc điều tra dịch Covid-19, chuyên gia WHO im ắng

Một nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đến thủ đô Trung Quốc vào cuối tuần qua để điều tra dịch Covid-19 nhưng lại có rất ít chi tiết được tiết lộ. WHO trước đó cho biết hai chuyên gia gồm một chuyên gia về sức khỏe động vật và…

WHO cử chuyên gia tới Trung Quốc điều tra nguồn gốc COVID-19

Mất đến 6 tháng kể từ lúc dịch COVID-19 bùng phát, Tổ chức Y tế thế giới mới thông báo sẽ gửi một đội chuyên gia tới Trung Quốc để điều tra nguồn gốc của dịch bệnh này. Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus dự một cuộc họp…

Đã có bằng chứng chứng minh virus SARS-CoV-2 đang suy yếu?

Số ca mắc Covid-19 trên toàn cầu hiện đang gia tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ khi đại dịch bùng phát, tuy nhiên, tỉ lệ tử vong đã giảm xuống. Điều này cung cấp thêm bằng chứng cho thấy virus SARS-CoV-2 đang có dấu hiệu suy yếu. Hôm 5-6, thế giới ghi nhận…

Trung Quốc nói Mỹ ‘ích kỷ, trốn trách nhiệm’

Trung Quốc chỉ trích Mỹ cắt quan hệ với Tổ chức Y tế Thế giới, cho rằng hành động này cản trở nỗ lực đối phó đại dịch toàn cầu. “Phần lớn cộng đồng quốc tế không đồng tình với hành động ích kỷ, trốn tránh trách nhiệm và cản trở nỗ lực hợp tác…

Trump gửi tối hậu thư cho WHO

Trump vừa công bố thư gửi Tổng giám đốc WHO Tedros, dọa cắt vĩnh viễn ngân sách nếu cơ quan này không “cải thiện đáng kể” trong 30 ngày tới. “Chúng tôi không có thời gian để lãng phí”, Tổng thống Mỹ Donald Trump viết trong bức thư gửi Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế…

WHO: Phun thuốc diệt Covid-19 tưởng lợi hóa ra hại không ngờ

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 16-5 cảnh báo việc phun thuốc khử trùng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới (Covid-19) trên đường phố hoặc không gian trong nhà để cố diệt virus này có thể gây hại nhiều hơn là lợi. Trong khuyến cáo cập nhật…

Tổng giám đốc WHO kẹt giữa 2 “làn đạn”

Khi người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trở về từ chuyến thăm Bắc Kinh – Trung Quốc chớp nhoáng hồi cuối tháng 1, ông muốn công khai khen ngợi phản ứng ban đầu với virus của lãnh đạo Trung Quốc. Sau những cuộc gặp với Chủ tịch Tập Cận Bình và…

Mỹ ngăn thông qua lệnh ngừng bắn toàn cầu vì WHO

Mỹ ngăn cản Hội đồng Bảo an bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết kêu gọi ngừng bắn toàn cầu do có nội dung ủng hộ WHO. Nghị quyết kêu gọi ngừng bắn toàn cầu do Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres đề xuất hôm 23/3, kêu gọi chấm dứt chiến sự tại các khu…

WHO: Tái dương tính COVID-19 là một phần của hồi phục

Tổ chức Y tế thế giới nói rằng các bệnh nhân đã khỏi bệnh COVID-19 nhưng xét nghiệm dương tính với bệnh là do phổi đang đào thải các tế bào chết chứ không phải là tái nhiễm. Một bệnh nhân đang hồi phục khỏi COVID-19 tại bệnh viện ở Cambridge, Anh – Ảnh: REUTERS…

Covid-19: EU gây quỹ phát triển vắc-xin, Mỹ-Nga-Trung “lạnh lùng”

Tại Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến do Liên minh châu Âu (EU) tổ chức hôm 4-5, các nhà lãnh đạo, tổ chức và ngân hàng thế giới cam kết dành 8 tỉ USD cho hoạt động nghiên cứu để tìm ra vắc-xin ngừa Covid-19. Trung Quốc không chỉ đưa quan chức cấp thấp nhất tới…

WHO lên tiếng về nguồn gốc của virus gây đại dịch Covid-19

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 1-5 nói họ có thể khẳng định rằng virus SARS-CoV-2 có “nguồn gốc tự nhiên”. “Chúng tôi đã liên tục lắng nghe nhiều nhà khoa học xem xét hệ quả, nghiên cứu virus và chúng tôi có thể khẳng định rằng con virus này có nguồn gốc…

Nối gót Úc, Thụy Điển muốn EU điều tra nguồn gốc Covid-19

Thụy Điển dự định đề nghị Liên minh châu Âu (EU) điều tra nguồn gốc dịch Covid-19, trong một động thái có thể khiến mối quan hệ giữa nước này và Trung Quốc thêm căng thẳng. Bộ trưởng Y tế Thụy Điển Lena Hallegren cho biết trong báo cáo trình quốc hội hôm 29-4: “Khi…

WHO nói các nước ‘tự chịu trách nhiệm về Covid-19’

Tổng giám đốc WHO Tedros cho biết tổ chức này chỉ có thể đưa ra lời khuyên còn mỗi quốc gia phải tự chịu trách nhiệm về cách ứng phó. “Chúng tôi chỉ có thể đưa ra lời khuyên, nhưng cần làm rõ một điều là chúng tôi không có nghĩa vụ buộc các nước…

Cắt viện trợ WHO, Tổng thống Trump bị Hạ viện Mỹ điều tra

Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ (HFAC) hôm 27-4 mở một cuộc điều tra nhằm vào quyết định cắt tiền viện trợ dành cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ca của Tổng thống Donald Trump. Theo đó, Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ có một tuần để cung cấp thông tin về quyết…

WHO công nhận kit xét nghiệm nCoV của Việt Nam

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận chất lượng kit xét nghiệm nCoV của Việt Nam, cấp mã số danh sách sử dụng khẩn cấp (EUL). Thông tin được đại diện Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á cho biết hôm 26/4. WHO đánh giá “kit LightPower iVA SARS-CoV-2 1st RT-rPCR Kit do công ty…

WHO phát động tìm vắcxin và thuốc trị COVID-19, Mỹ nói không tham gia

Mỹ tuyên bố không tham gia phát động một sáng kiến toàn cầu cùng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhằm tăng tốc phát triển, sản xuất và phân phát thuốc cũng như vắcxin đối phó COVID-19. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (phải) phát biểu trước Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus và…

Covid-19: Mỹ ngừng tài trợ WHO, Trung Quốc rót ngay 30 triệu USD

Trung Quốc hôm 23-4 cho hay sẽ đóng góp thêm 30 triệu USD cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để ủng hộ cuộc chiến chống dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới (Covid-19). Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết trên mạng Twitter:…

WHO hy vọng Mỹ cấp lại ngân sách

Tổng giám đốc WHO Tedros kêu gọi chính quyền Trump tiếp tục ủng hộ tổ chức và xem xét nối lại đóng góp tài chính. “Tôi hy vọng việc đóng băng tài trợ sẽ được xem xét lại và Mỹ sẽ một lần nữa ủng hộ công việc của Tổ chức Y tế Thế giới…

Tổng giám đốc WHO: Không gì giấu được Mỹ

Tổng giám đốc WHO Tedros khẳng định nhiều quan chức chính phủ Mỹ làm việc tại trụ sở tổ chức này, đồng nghĩa không gì bị che giấu khỏi Washington. “Chúng tôi đã cảnh báo ngay từ đầu rằng Covid-19 là một con quỷ mà mọi người nên chiến đấu”, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế…

Choáng khi người nghèo Kenya được tặng rượu để chống dịch Covid-19

Ông Mike Sonko, cựu lãnh đạo thủ đô Nairobi – Kenya, tuyên bố cuộc họp báo ngày 14-4 rằng các gói hàng cứu trợ sẽ có rượu để người dân “giết virus SARS-CoV-2”, điều này đi ngược với khuyến nghị của WHO. Chúng tôi để một vài chai rượu nhỏ trong gói thực phẩm tặng…

Covid-19: Tổng thống Trump hứng chỉ trích vì đóng băng tài trợ WHO

Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi phản đối quyết định của Tổng thống Donald Trump về việc hoãn tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), động thái bị chỉ trích là nguy hiểm trong bối cảnh Covid-19 bùng phát. Bà Pelosi cho rằng: “Việc Tổng thống Trump hoãn tài trợ cho…

Trung Quốc nói Đài Loan tấn công WHO ‘nham hiểm’, mưu cầu độc lập

Bắc Kinh cáo buộc Đài Loan tấn công WHO một cách “nham hiểm” nhằm mưu cầu độc lập, sau khi lãnh đạo WHO nói nhiều bình luận phân biệt chủng tộc bôi nhọ ông đến từ hòn đảo. Trong thông cáo được phát đi cuối ngày 9/4, Văn phòng Đài Loan sự vụ thuộc Quốc vụ viện Trung…

Khẩu trang Việt Nam tỏa ra thế giới

Các nỗ lực của Việt Nam nhằm hỗ trợ khẩu trang và các trang thiết bị y tế trong cuộc chiến chống dịch bệnh COVID-19 trên thế giới đã nhận được nhiều phản hồi tích cực. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng trao hàng hỗ trợ phòng chống dịch COVID-19 cho đại diện…

Người Úc nháo nhào mua thuốc trị chấy rận để nhà phòng Covid-19

Các nhà chức trách ngành y tế Úc đã cảnh báo việc tự chữa bệnh dịch Covid-19 tại nhà, sau khi các cửa hàng thuốc báo cáo về hiện tượng dân chúng vội vàng gom mua thuốc chống ký sinh trùng Ivermectin (thuốc trị chấy rận). Câu chuyện bắt nguồn từ nghiên cứu của các…

Ông Trump tố WHO ăn tiền Mỹ nhưng nghiêng về phía Trung Quốc

Tổng thống Mỹ Donald Trump dành những lời chỉ trích nặng nề cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cáo buộc tổ chức này nghiêng về phía Trung Quốc và đưa ra những lời khuyên hỏng bét về dịch COVID-19. Tổng thống Mỹ đổ cho WHO đã đưa ra lời khuyên sai lầm về…

WHO: Việc phát triển vaccine Covid-19 sẽ cần ít nhất 12 tháng

Ngày 27/3, Giám đốc WHO cho biết việc phát triển một loại vaccine đặc trị dành cho dịch bệnh Covid-19 sẽ cần khoảng thời gian từ 12 đến 18 tháng. Phát biểu trong một cuộc họp báo thường kỳ tại Geneva, Thụy Sỹ, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom…

Điều gì sẽ xảy ra sau khi COVID-19 đạt tới đỉnh dịch?

Như một cơn sóng thủy triều, COVID-19 đang tác động mạnh đến hệ thống y tế của nhiều quốc gia, khiến các nhà nghiên cứu chạy đua trong việc tìm ra thời điểm COVID-19 đạt đỉnh và rồi kết thúc. Những nhân viên y tế của Ý đã ví dịch bệnh COVID-19 như một “cơn…

Việt Nam lên kế hoạch cung ứng thuốc cho 10.000 người mắc Covid-19

Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị sản xuất, nhập khẩu thuốc về đảm bảo cung ứng thuốc chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 cho tình huống 10.000 người mắc bệnh. Cục quản lý dược (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi các đơn vị sản xuất, nhập khẩu thuốc…

Bác sĩ Ý trong dịch Covid-19: ‘Ai sống, ai chết sẽ được quyết định bởi tuổi tác và tình trạng sức khỏe, đó là cách mọi thứ diễn ra trong một cuộc chiến’

Một bác sĩ cho biết: “Ai sống sót và ai không sẽ được quyết định bởi tuổi tác và tình trạng sức khỏe của người đó”. Hôm qua, theo tài liệu do một nhóm quản lý khủng hoảng ở Torino (Ý), những người trên 80 tuổi nhiễm Covid-19 có thể bị từ chối điều trị…

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu lãnh đạo thế giới mắc COVID-19?

COVID-19 đã trở thành đại dịch toàn cầu và bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh. Các chuyên gia đã xây dựng kịch bản trong trường hợp chẳng may một lãnh đạo thế giới mắc COVID-19 thì điều gì sẽ xảy ra. Theo tờ Business Insider (Mỹ), bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19…

Làm thế nào để phòng tránh lây nhiễm virus corona khi đi máy bay?

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), những người ngồi trong phạm vi hai hàng ghế so với người nhiễm bệnh được coi là đã tiếp xúc với họ và có nguy cơ lây nhiễm cao. Khi một dịch bệnh bùng phát trong thời đại toàn cầu hóa, máy bay sẽ…