COVID-19 đã lây lan ra 6/7 châu lục trên toàn cầu: 81.406 ca nhiễm; 2.772 ca tử vong tính đến sáng 27/2

Cho đến thời điểm hiện tại, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vẫn chưa công bố dịch COVID-19 là đại dịch, nhưng dịch bệnh này ngày càng tiến gần tới định nghĩa của WHO về “đại dịch”.

Tính đến 7h sáng ngày hôm nay (27/2), trên thế giới đã có 81.406 người nhiễm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm phổi cấp (COVID-19), theo số liệu cập nhật trên trang worldometers. Số người tử vong do COVID-19 trên toàn cầu tăng lên 2.772 người, trong khi số người đã hồi phục được ghi nhận là 30.382 người.

Trong đó, Trung Quốc đại lục vẫn là nơi có nhiều ca nhiễm và tử vong do COVID-19 nhất trên thế giới (78.064 ca nhiễm, 2.715 ca tử vong). Tuy nhiên, một tín hiệu tích cực trong vài ngày gần đây là giới chức y tế Trung Quốc và WHO đã ghi nhận có xu hướng giảm trong số liệu được ghi lại trong ngày về tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc đại lục.

Diễn biến của dịch virus COVID-19 đã gây chấn động trên các thị trường toàn cầu, và dấy lên những lo ngại về tác động kinh tế lâu dài của dịch bệnh này.

Trong khi các nhà đầu tư và các nhà kinh tế học đặc biệt quan ngại về việc các nhà máy tại Trung Quốc tiếp tục đóng cửa có thể ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu, thì sự bùng phát của COVID-19 tại 2 nền kinh tế lớn là Italy và Hàn Quốc lại tiếp tục khiến thị trường rung chuyển thêm, và dập tắt hy vọng về sự phục hồi nhanh chóng của kinh tế thế giới.

 COVID-19 đã lây lan ra 6/7 châu lục trên toàn cầu: 81.406 ca nhiễm; 2.772 ca tử vong tính đến sáng 27/2 - Ảnh 1.

Số liệu của worldometers tính đến 7h sáng ngày hôm nay (27/2).

COVID-19 đã lây lan ra 6/7 châu lục trên toàn cầu

Các quan chức y tế cộng đồng hôm thứ 4 (26/2) vừa qua đã cảnh báo rằng sự lây lan của virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm phổi cấp (COVID-19) đang ngày càng tiến gần hơn đến định nghĩa về đại dịch toàn cầu, do số trường hợp nhiễm bệnh ngoài lãnh thổ Trung Quốc tiếp tục gia tăng, trong đó bao gồm những “điểm nóng” mới đáng chú ý như Hàn Quốc, Nhật Bản, Iran, Italy…

Trong ngày 26/2, Brazil đã xác nhận ca nhiễm COVID-19 đầu tiên ở nước này – đây cũng là ca nhiễm COVID-19 đầu tiên được phát hiện ở Nam Mỹ. Như vậy, dịch COVID-19 đã chính thức lan ra 6/7 châu lục trên thế giới, ngoại trừ châu Nam Cực.

Trong khi đó, tại Mỹ, một quan chức cấp cao của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh (CDC) đã cảnh báo rằng về sự lây lan của COVID-19 trong lãnh thổ nước này.

“Câu hỏi hiện tại không còn là liệu điều đó có xảy ra hay không, mà chính xác là khi nào nó sẽ xảy ra, và bao nhiêu người dân Mỹ sẽ bị nhiễm bệnh nặng”, Tiến sĩ Nancy Messonnier, Giám đốc Trung tâm Quốc gia về các Bệnh Hô hấp và Miễn dịch thuộc CDC, cho biết.

Hiện Hàn Quốc là ổ dịch lớn nhất ngoài lãnh thổ Trung Quốc đại lục trên thế giới, với tổng số ca nhiễm bệnh đã lên đến hơn 1.200 người. Trong ngày 26/2 vừa qua, nước này đã ghi nhận trường hợp lính Mỹ đầu tiên nhiễm COVID-19, và tổng số ca tử vong tại Hàn Quốc đã tăng lên 12 người.

Trong khi đó, tại điểm nóng Iran, giới chức y tế đã xác nhận ít nhất 139 ca nhiễm và 19 ca tử vong do COVID-19. Italy đã có ít nhất 374 người nhiễm, 12 người tử vong do loại virus này. Algeria, Croatia, Tây Ban Nha và Thụy Điển cũng đã có ca nhiễm COVID-19 đầu tiên.

Cho đến thời điểm hiện tại, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vẫn chưa công bố dịch COVID-19 là đại dịch, nhưng dịch bệnh này ngày càng có những dấu hiệu giống với định nghĩa của WHO về “đại dịch”.

Tiến sĩ Messonnier của CDC cho biết hôm 26/2 vừa qua rằng dịch COVID-19 đã đạt 2 trong số các tiêu chí đánh giá đại dịch: “Thứ nhất là virus mới này gây bệnh cho người và gây ra tử vong, và thứ hai là việc nó có khả năng lây nhiễm từ người sang người. Khi sự lây lan của COVID-19 trong cộng đồng được phát hiện ở ngày càng nhiều quốc gia trên thế giới, nó sắp sửa đạt đến tiêu chí thứ 3: sự lây lan trên quy mô toàn cầu”.

Thêm 7 quốc gia châu Âu xác nhận có ca nhiễm COVID-19, châu Âu trở thành “điểm nóng” mới

Ngoài Italy, 7 quốc gia khác tại châu Âu là Áo, Croatia, Pháp, Đức, Hy Lạp, Tây Ban Nha và Thụy Sĩ cũng đã ghi nhận các trường hợp nhiễm COVID-19, theo New York Times. Trong ngày hôm qua (26/2), Pháp đã ghi nhận ca tử vong đầu tiên do COVID-19.

Tính đến thời điểm hiện tại, Italy vẫn là quốc gia có số người nhiễm COVID-19 cao nhất tại châu Âu. Hầu hết các trường hợp mới được xác nhận ở châu Âu đều có liên quan tới các ca bệnh ở Italy.

Trước diễn biến của dịch bệnh, Ủy ban Y tế của Liên minh Châu Âu (EU) cho biết “tình hình quả thực đáng lo ngại, nhưng mọi người không nên hoảng loạn”, đồng thời cảnh báo các công dân châu Âu nên cảnh giác trước những thông tin sai lệch, tin giả và các tuyên bố bài ngoại.

Theo Cafebiz.

Thông tin liên hệ

Họ và tên: Dịch vụ đăng bài Chợ Úc

Địa chỉ email: [email protected]

Thông tin bài viết

Lưu ý: Khi bạn gọi điện liên hệ với người đăng tin này, xin vui lòng nói cho họ biết bạn biết được thông tin này trên Chợ Úc nhé. Họ sẽ sẵn sàng hỗ trợ bạn 

Chợ Úc cho phép người sử dụng ĐĂNG TIN MIỄN PHÍ về Việc Làm - Nhà ỞDịch Vụ cho Người Việt tại Úc.

Xin Chân Thành Cảm Ơn!

Đang tải...

Bài viết liên quan

Đến Trung Quốc điều tra dịch Covid-19, chuyên gia WHO im ắng

Một nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đến thủ đô Trung Quốc vào cuối tuần qua để điều tra dịch Covid-19 nhưng lại có rất ít chi tiết được tiết lộ. WHO trước đó cho biết hai chuyên gia gồm một chuyên gia về sức khỏe động vật và…

WHO cử chuyên gia tới Trung Quốc điều tra nguồn gốc COVID-19

Mất đến 6 tháng kể từ lúc dịch COVID-19 bùng phát, Tổ chức Y tế thế giới mới thông báo sẽ gửi một đội chuyên gia tới Trung Quốc để điều tra nguồn gốc của dịch bệnh này. Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus dự một cuộc họp…

Đã có bằng chứng chứng minh virus SARS-CoV-2 đang suy yếu?

Số ca mắc Covid-19 trên toàn cầu hiện đang gia tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ khi đại dịch bùng phát, tuy nhiên, tỉ lệ tử vong đã giảm xuống. Điều này cung cấp thêm bằng chứng cho thấy virus SARS-CoV-2 đang có dấu hiệu suy yếu. Hôm 5-6, thế giới ghi nhận…

Trung Quốc nói Mỹ ‘ích kỷ, trốn trách nhiệm’

Trung Quốc chỉ trích Mỹ cắt quan hệ với Tổ chức Y tế Thế giới, cho rằng hành động này cản trở nỗ lực đối phó đại dịch toàn cầu. “Phần lớn cộng đồng quốc tế không đồng tình với hành động ích kỷ, trốn tránh trách nhiệm và cản trở nỗ lực hợp tác…

Tham vọng vắc-xin Covid-19 của Mỹ

Khoảng 100.000 – 150.000 người tình nguyện dự kiến tham gia các cuộc thử nghiệm của khoảng 6 loại vắc-xin hứa hẹn nhất tại Mỹ trong thời gian tới. Chính phủ Mỹ đang lên kế hoạch thử nghiệm vắc-xin phòng bệnh Covid-19 quy mô lớn trong nỗ lực có được một sản phẩm hiệu quả…

Covid-19: Tin giả, thuyết âm mưu bủa vây tỉ phú Bill Gates

Một nghị sĩ Ý đang muốn tỉ phú Bill Gates bị bắt vì “những tội ác chống lại nhân loại”, qua đó nâng các thuyết âm mưu xoay quanh nhà sáng lập hãng công nghệ Microsoft (Mỹ) lên một tầm cao mới. Tỉ phú Bill Gates đã trở thành mục tiêu của không ít thuyết…

Trump gửi tối hậu thư cho WHO

Trump vừa công bố thư gửi Tổng giám đốc WHO Tedros, dọa cắt vĩnh viễn ngân sách nếu cơ quan này không “cải thiện đáng kể” trong 30 ngày tới. “Chúng tôi không có thời gian để lãng phí”, Tổng thống Mỹ Donald Trump viết trong bức thư gửi Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế…

WHO: Phun thuốc diệt Covid-19 tưởng lợi hóa ra hại không ngờ

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 16-5 cảnh báo việc phun thuốc khử trùng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới (Covid-19) trên đường phố hoặc không gian trong nhà để cố diệt virus này có thể gây hại nhiều hơn là lợi. Trong khuyến cáo cập nhật…

Tổng giám đốc WHO kẹt giữa 2 “làn đạn”

Khi người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trở về từ chuyến thăm Bắc Kinh – Trung Quốc chớp nhoáng hồi cuối tháng 1, ông muốn công khai khen ngợi phản ứng ban đầu với virus của lãnh đạo Trung Quốc. Sau những cuộc gặp với Chủ tịch Tập Cận Bình và…

Mỹ ngăn thông qua lệnh ngừng bắn toàn cầu vì WHO

Mỹ ngăn cản Hội đồng Bảo an bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết kêu gọi ngừng bắn toàn cầu do có nội dung ủng hộ WHO. Nghị quyết kêu gọi ngừng bắn toàn cầu do Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres đề xuất hôm 23/3, kêu gọi chấm dứt chiến sự tại các khu…

WHO: Tái dương tính COVID-19 là một phần của hồi phục

Tổ chức Y tế thế giới nói rằng các bệnh nhân đã khỏi bệnh COVID-19 nhưng xét nghiệm dương tính với bệnh là do phổi đang đào thải các tế bào chết chứ không phải là tái nhiễm. Một bệnh nhân đang hồi phục khỏi COVID-19 tại bệnh viện ở Cambridge, Anh – Ảnh: REUTERS…

Covid-19: EU gây quỹ phát triển vắc-xin, Mỹ-Nga-Trung “lạnh lùng”

Tại Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến do Liên minh châu Âu (EU) tổ chức hôm 4-5, các nhà lãnh đạo, tổ chức và ngân hàng thế giới cam kết dành 8 tỉ USD cho hoạt động nghiên cứu để tìm ra vắc-xin ngừa Covid-19. Trung Quốc không chỉ đưa quan chức cấp thấp nhất tới…

WHO lên tiếng về nguồn gốc của virus gây đại dịch Covid-19

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 1-5 nói họ có thể khẳng định rằng virus SARS-CoV-2 có “nguồn gốc tự nhiên”. “Chúng tôi đã liên tục lắng nghe nhiều nhà khoa học xem xét hệ quả, nghiên cứu virus và chúng tôi có thể khẳng định rằng con virus này có nguồn gốc…

Nối gót Úc, Thụy Điển muốn EU điều tra nguồn gốc Covid-19

Thụy Điển dự định đề nghị Liên minh châu Âu (EU) điều tra nguồn gốc dịch Covid-19, trong một động thái có thể khiến mối quan hệ giữa nước này và Trung Quốc thêm căng thẳng. Bộ trưởng Y tế Thụy Điển Lena Hallegren cho biết trong báo cáo trình quốc hội hôm 29-4: “Khi…

WHO nói các nước ‘tự chịu trách nhiệm về Covid-19’

Tổng giám đốc WHO Tedros cho biết tổ chức này chỉ có thể đưa ra lời khuyên còn mỗi quốc gia phải tự chịu trách nhiệm về cách ứng phó. “Chúng tôi chỉ có thể đưa ra lời khuyên, nhưng cần làm rõ một điều là chúng tôi không có nghĩa vụ buộc các nước…

Cắt viện trợ WHO, Tổng thống Trump bị Hạ viện Mỹ điều tra

Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ (HFAC) hôm 27-4 mở một cuộc điều tra nhằm vào quyết định cắt tiền viện trợ dành cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ca của Tổng thống Donald Trump. Theo đó, Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ có một tuần để cung cấp thông tin về quyết…

WHO công nhận kit xét nghiệm nCoV của Việt Nam

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận chất lượng kit xét nghiệm nCoV của Việt Nam, cấp mã số danh sách sử dụng khẩn cấp (EUL). Thông tin được đại diện Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á cho biết hôm 26/4. WHO đánh giá “kit LightPower iVA SARS-CoV-2 1st RT-rPCR Kit do công ty…

WHO phát động tìm vắcxin và thuốc trị COVID-19, Mỹ nói không tham gia

Mỹ tuyên bố không tham gia phát động một sáng kiến toàn cầu cùng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhằm tăng tốc phát triển, sản xuất và phân phát thuốc cũng như vắcxin đối phó COVID-19. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (phải) phát biểu trước Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus và…

Covid-19: Mỹ ngừng tài trợ WHO, Trung Quốc rót ngay 30 triệu USD

Trung Quốc hôm 23-4 cho hay sẽ đóng góp thêm 30 triệu USD cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để ủng hộ cuộc chiến chống dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới (Covid-19). Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết trên mạng Twitter:…

WHO hy vọng Mỹ cấp lại ngân sách

Tổng giám đốc WHO Tedros kêu gọi chính quyền Trump tiếp tục ủng hộ tổ chức và xem xét nối lại đóng góp tài chính. “Tôi hy vọng việc đóng băng tài trợ sẽ được xem xét lại và Mỹ sẽ một lần nữa ủng hộ công việc của Tổ chức Y tế Thế giới…

Tổng giám đốc WHO: Không gì giấu được Mỹ

Tổng giám đốc WHO Tedros khẳng định nhiều quan chức chính phủ Mỹ làm việc tại trụ sở tổ chức này, đồng nghĩa không gì bị che giấu khỏi Washington. “Chúng tôi đã cảnh báo ngay từ đầu rằng Covid-19 là một con quỷ mà mọi người nên chiến đấu”, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế…

Choáng khi người nghèo Kenya được tặng rượu để chống dịch Covid-19

Ông Mike Sonko, cựu lãnh đạo thủ đô Nairobi – Kenya, tuyên bố cuộc họp báo ngày 14-4 rằng các gói hàng cứu trợ sẽ có rượu để người dân “giết virus SARS-CoV-2”, điều này đi ngược với khuyến nghị của WHO. Chúng tôi để một vài chai rượu nhỏ trong gói thực phẩm tặng…

Covid-19: Tổng thống Trump hứng chỉ trích vì đóng băng tài trợ WHO

Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi phản đối quyết định của Tổng thống Donald Trump về việc hoãn tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), động thái bị chỉ trích là nguy hiểm trong bối cảnh Covid-19 bùng phát. Bà Pelosi cho rằng: “Việc Tổng thống Trump hoãn tài trợ cho…

Covid-19: Quyết định quan trọng nhất của ông Donald Trump

Ở thời điểm Mỹ vượt qua Ý trở thành quốc gia có số người tử vong nhiều nhất thế giới vì đại dịch Covid-19, người dân Mỹ muốn Tổng thống Donald Trump tập trung vào vấn đề sức khỏe người dân thay vì kinh tế. Mỹ hôm 11-4 vượt qua Ý trở thành quốc gia…

Trung Quốc nói Đài Loan tấn công WHO ‘nham hiểm’, mưu cầu độc lập

Bắc Kinh cáo buộc Đài Loan tấn công WHO một cách “nham hiểm” nhằm mưu cầu độc lập, sau khi lãnh đạo WHO nói nhiều bình luận phân biệt chủng tộc bôi nhọ ông đến từ hòn đảo. Trong thông cáo được phát đi cuối ngày 9/4, Văn phòng Đài Loan sự vụ thuộc Quốc vụ viện Trung…

Người Úc nháo nhào mua thuốc trị chấy rận để nhà phòng Covid-19

Các nhà chức trách ngành y tế Úc đã cảnh báo việc tự chữa bệnh dịch Covid-19 tại nhà, sau khi các cửa hàng thuốc báo cáo về hiện tượng dân chúng vội vàng gom mua thuốc chống ký sinh trùng Ivermectin (thuốc trị chấy rận). Câu chuyện bắt nguồn từ nghiên cứu của các…

Ông Trump tố WHO ăn tiền Mỹ nhưng nghiêng về phía Trung Quốc

Tổng thống Mỹ Donald Trump dành những lời chỉ trích nặng nề cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cáo buộc tổ chức này nghiêng về phía Trung Quốc và đưa ra những lời khuyên hỏng bét về dịch COVID-19. Tổng thống Mỹ đổ cho WHO đã đưa ra lời khuyên sai lầm về…

WHO: Việc phát triển vaccine Covid-19 sẽ cần ít nhất 12 tháng

Ngày 27/3, Giám đốc WHO cho biết việc phát triển một loại vaccine đặc trị dành cho dịch bệnh Covid-19 sẽ cần khoảng thời gian từ 12 đến 18 tháng. Phát biểu trong một cuộc họp báo thường kỳ tại Geneva, Thụy Sỹ, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom…

Covid-19 ngày 24/3: Thế giới ghi nhận gần 380.000 ca nhiễm với hơn 16.400 người tử vong, số ca mới ở Mỹ tăng đột biến thêm gần 10.000 trong 1 ngày

Tính đến ngày 24/3, tổng số ca nhiễm Covid-19 trên toàn thế giới là 378.492, với 16.495 trường hợp tử vong và trong đó có 101.608 người đã hồi phục. Cho đến nay, dịch bệnh đã lây lan và ảnh hưởng đến 195 quốc gia, vùng lãnh thổ. Ngày 23/3, Italy ghi nhận thêm 4.789…

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu lãnh đạo thế giới mắc COVID-19?

COVID-19 đã trở thành đại dịch toàn cầu và bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh. Các chuyên gia đã xây dựng kịch bản trong trường hợp chẳng may một lãnh đạo thế giới mắc COVID-19 thì điều gì sẽ xảy ra. Theo tờ Business Insider (Mỹ), bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19…

‘Hãy ngồi yên khi Tổ quốc cần’

Những bàn tay được sát khuẩn, những nụ cười dù giấu dưới khẩu trang, nhất định sẽ làm nên những vòng tròn an toàn lớn dần, lan rộng. Mà muốn thế, hãy đừng tháo chạy và hãy ngồi yên lại khi Tổ Quốc cần! Những ngày gần đây, ca nhiễm Covid-19 tăng lên khiến cảm…