Đầu tư của Trung Quốc: Kẽ hở khiến động vật hoang dã bị săn lùng từ châu Phi đến Nam Mỹ

Theo NYT, các đầu tư của TQ vào Nam Mỹ đã tạo điều kiện có lợi cho những đối tượng săn bắn động vật hoang dã bất hợp pháp hoạt động.

Nạn săn trộm báo đốm tăng mạnh

Vào tháng 5/2019, một xác báo đốm không đầu xuất hiện trong một bãi rác ở miền Nam Belize. Đây là một trường hợp trong loạt các vụ việc tương tự, làm gia tăng sự tức giận của người dân địa phương, khiến chính quyền, người dân và doanh nghiệp có liên quan đưa ra tổng số tiền thưởng là 8.000 USD để tìm kiếm thông tin về những kẻ săn trộm.

Đây không chỉ vấn đề của một quốc gia. Vụ việc ở Belize dường như cho thấy, từ Mexico đến Argentina, nạn săn trộm động vật hoang dã trong khu vực này đang gia tăng.

Pauline Verheij, một chuyên gia về tội phạm động vật hoang dã độc lập cho biết, trong những năm gần đây, cô liên tục điều tra các hoạt động buôn bán báo đốm ở Suriname và Bolivia. “Gần đây, ở hầu hết các nước Mỹ Latinh (nếu không phải tất cả), chính sách ngăn chặn tội phạm săn bắn động vật hoang dã mới trở thành vấn đề ưu tiên“.

Trong nhiều năm qua, Verheij và những người khác đã cảnh báo rằng hoạt động buôn bán báo đốm dường như đang gia tăng. Đồng thời, loài mèo khổng lồ này đang trên bờ vực tuyệt chủng , chủ yếu là do mất môi trường sống và sự trả thù vì giết gia súc.

Theo The New York Times (Mỹ – NYT), các chuyên gia nghiên cứu nạn buôn lậu động vật hoang dã cũng đã phát hiện ra rằng nhiều trường hợp săn bắn báo đốm có liên quan đến công dân Trung Quốc hoặc các điểm đến ở Trung Quốc.

Ví dụ, ở Bolivia, chính quyền đã chặn các kiện hàng chuyển đến Trung Quốc khi bên trong chứa hàng trăm chiếc răng báo đốm đã được chế tác thành đồ trang sức. Tuy nhiên, bằng chứng liên quan không đủ.

Một cửa hàng thuốc ở Peru, có bán bộ phận cơ thể báo đốm. Ảnh: NYT

Mới đây, một bài báo nghiên cứu được công bố trong tháng này trên tạp chí Conservation Biology cung cấp một cái nhìn tổng quan đầy đủ hơn về nạn buôn bán bất hợp pháp loài báo đốm, tập hợp dữ liệu từ khắp Trung và Nam Mỹ. Kết quả nghiên cứu xác nhận rằng, các vụ săn bắn, buôn lậu bộ phận cơ thể báo đốm đã tăng đáng kể trên toàn khu vực, và có một mối tương quan đáng kể giữa đầu tư tư nhân Trung Quốc với nạn buôn bán bất hợp pháp loài này.

Thaís Morcatty, nghiên cứu sinh tiến sĩ nhân chủng học tại Đại học Oxford Brookes và là tác giả thứ nhất của bài báo, nói: “Đây là lần đầu tiên chúng tôi có sự hiểu biết toàn diện về tình hình buôn bán bộ phận cơ thể báo đốm ở Trung và Nam Mỹ“.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tương tự như mô hình săn bắn trộm ở Đông Nam Á và Châu Phi, sự gia tăng của các doanh nghiệp đầu tư Trung Quốc vào các dự án phát triển quy mô lớn có liên quan đến sự gia tăng các giao dịch buôn bán động vật hoang dã hợp pháp và bất hợp pháp (bao gồm cả loài mèo lớn).

Từ đó, chúng ta có thể thấy rằng, mô hình mà chúng ta thấy ở châu Á và châu Phi hiện đang bắt đầu xuất hiện ở Nam Mỹ“, Vincent Nijman, đồng tác giả của bài báo cho biết. “Chỉ cần có nhu cầu thì sẽ được thỏa mãn, dù cho có phải đến một lục địa khác ở phía bên kia của thế giới.

Loài báo đốm Nam Mỹ gần như đã tuyệt chủng trong quá khứ do nạn săn trộm. Vào thế kỷ 20, săn bắn lấy lông gần như dẫn đến sự biến mất của loài này. Mỹ chiếm phần lớn trong buôn bán báo đốm, nhập khẩu hơn 23.000 miếng da báo vào năm 1968 và 1969. Ngay cả ở những vùng xa xôi của Amazon, số lượng báo đốm đang giảm mạnh; năm 1975, các nhà hoạch định chính sách đã cấm buôn bán quốc tế loài mèo lớn này.

Trong quá khứ, vì áp lực săn bắn khổng lồ trong một khoảng thời gian ngắn, chúng ta gần như mất đi loài báo đốm“, Morcatty nói. “Công tác phục hồi số lượng báo đốm đã tiêu tốn nỗ lực và đầu tư trong hàng thập kỷ của rất nhiều quốc gia và tổ chức“.

Số lượng báo đốm vốn đang dần tăng lên với ước tính có khoảng 60.000 đến 170.000 cá thể . Nhưng hiện nay, chúng lại có nguy cơ giảm dần. Morcatty nói rằng, mặc dù nạn săn trộm do các giao dịch bất hợp pháp có thể không phải là nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm số lượng báo đốm, nhưng nó sẽ làm tăng áp lực lên các phương diện khác. Ví dụ, nếu chủ trang trại biết rằng họ có thể nhận được tiền để giết chúng, họ rất có thể giết chết báo đốm trên đất của mình.

Chúng ta không thể cho phép mối đe dọa mới này được kết hợp với các mối đe dọa hiện có“, cô nói.

Tình hình tương tự đã diễn ra ở miền Nam Nam Phi. Ở Nam Phi, việc buôn bán hợp pháp xương sư tử nuôi xuất khẩu sang Trung Quốc đang phát triển, điều này có thể tạo ra thị trường mới cho các sản phẩm sư tử bị săn trộm.

Vấn đề trả thù sát hại sư tử đã tấn công gia súc hoặc người vốn luôn tồn tại ở miền Nam châu Phi, và bây giờ “nó không chỉ là một xác chết sư tử đã từng gây họa, mà các bộ phận cơ thể của nó đã được xử lý để đưa vào chuỗi giao dịch”, Andrew Lemieux, một nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu về tội phạm và thực thi pháp luật Hà Lan, nói: “Như vậy có thể kiếm được rất nhiều tiền”.

Đầu tư của TQ vô hình trung đẩy nhanh giao dịch

Những dấu hiệu sớm nhất về các mối đe dọa ngày càng tăng ở Nam Mỹ, bao gồm một sự cố xảy ra vào năm 2003. Một người đàn ông Trung Quốc làm việc trong một siêu thị Trung Quốc ở Paramaribo, Suriname đã tiếp cận một kiểm lâm và hỏi liệu người này liệu có thể lấy cho anh ta một cá thể báo đốm không.

Người liên lạc của tôi nói với anh ta rằng việc giết cá thể báo đốm là bất hợp pháp“, Verheij nói. “Người đàn ông này lại có thể vô tư yêu cầu quan chức chính phủ làm những việc phi pháp, điều này khiến anh ta bị sốc”.

Da báo đốm bị thu giữ ở Brazil. Ảnh: NYT

Đối với quan chức này, cuộc đối thoại kết thúc ở đây. Nhưng vào năm 2005, những người thợ săn ở vùng nông thôn Suriname đã nhận được đơn đặt hàng cho răng và móng báo đốm – họ thường gửi toàn bộ đầu báo đốm cho khách hàng Trung Quốc ở thủ đô của Suriname.

Người mua chế tác móng và răng báo thành mặt dây chuyền, bán chúng tại các cửa hàng trang sức Trung Quốc ở bản địa, hoặc buôn lậu về Trung Quốc. Một số nhà hàng Trung Quốc ở Suriname cũng bắt đầu phục vụ thịt báo đốm trong thực đơn. Cuối cùng, tội phạm doanh nghiệp hóa đã phát triển đến mức tìm kiếm toàn bộ cơ thể báo đốm, nấu cao thành một sản phẩm tương tự như cao hổ truyền thống của Trung Quốc.

Để đánh giá mức độ nghiêm trọng của vấn đề, Morcatty và các đồng nghiệp đã thu thập các bài viết, báo cáo kỹ thuật và hồ sơ cảnh sát từ tất cả 19 quốc gia ở Trung và Nam Mỹ từ năm 2012 đến 2018 để tìm các bộ phận cơ thể của loài mèo lớn bị tịch thu. Kết quả là, họ đã tìm thấy hồ sơ của 489 vụ, liên quan đến khoảng 1.000 cá thể mèo lớn chủ yếu là báo đốm, ngoài ra còn có báo sư tử và mèo rừng Nam Mỹ. Họ ước tính chỉ trong 5 năm, số lượng báo đốm được thu giữ đã tăng gấp đôi.

Thật kinh ngạc“, Morcatty nói.

Trong số các trường hợp này, Brazil chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp theo là Bolivia, Colombia, Peru và Suriname. Hầu hết các hồ sơ thu giữ không cho thấy điểm đến cuối cùng và người mua tiềm năng nhưng 34% vụ án có liên quan rõ ràng đến Trung Quốc. Trung bình, số bộ phận cơ thể của báo đốm trong các vụ thu giữ liên quan đến Trung Quốc lớn gấp 13 so với số lượng lưu thông ở thị trường địa phương.

Tiến sĩ Lemieux, người không tham gia vào nghiên cứu, cho biết bài báo đã tiết lộ một khu vực thường bị các chuyên gia về buôn bán động vật hoang dã bỏ qua. “Trong lĩnh vực bảo tồn, Nam Mỹ – trong số tất cả các châu lục trừ Nam Cực – ít nhận được sự chú ý“, ông nói.

Tương tự, báo đốm thường không được đánh giá cao bằng hổ, sư tử và báo hoa, Tiến sĩ Lemieux nói, nhưng “giao dịch báo đốm quốc tế rõ ràng đang thay đổi”.

Trong thập kỷ qua, đầu tư tư nhân của Trung Quốc đã tăng gấp 10 lần ở Trung và Nam Mỹ, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực năng lượng, khoáng sản và cơ sở hạ tầng. “Nhìn chung, chúng tôi thấy rằng các quốc gia có dòng vốn mới của Trung Quốc dường như là các quốc gia gia tăng về giao dịch báo đốm bên ngoài“, Tiến sĩ Nijman nói.

Bản thân đầu tư của Trung Quốc không phải là một điều xấu. Trên thực tế, nó mang lại nhiều lợi ích cho Trung Quốc và Nam Mỹ, Sue Lieberman, Phó chủ tịch chính sách quốc tế tại Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã quốc tế nhận định. “Nhưng chúng ta nên làm mọi thứ có thể để đảm bảo rằng đầu tư của Trung Quốc có lợi cho môi trường và xã hội“, bà nhấn mạnh.

Ngoài việc người mua đưa các sản phẩm báo đốm về Trung Quốc thì chính sự gia tăng này, đặc biệt là việc xây dựng đường sá hoặc khai thác rừng ở khu vực nguyên sinh, chính là nơi động vật hoang dã và con người có thể tiếp xúc gần nhau hơn, thì những kẻ săn bắn bất hợp pháp càng được lợi.

Ví dụ, một nghiên cứu được công bố vào tháng 3 cho thấy, cải tạo đất nông nghiệp ở Amazon gây ra sự phát triển của nạn săn trộm báo đốm . Khi các công ty Trung Quốc đầu tư khai thác ở đây, tỷ suất săn bắn trộm và giao dịch bất hợp pháp động vật hoang dã tăng mạnh.

Đầu tư của Trung Quốc vào việc khai thác rừng đã đẩy nhanh giao dịch – điều này có liên quan đến nhau“, Morcatty nói.

Mô hình này có thể giống với tình hình ở lục địa châu Phi. Trong một báo cáo được công bố năm ngoái, Alfan Rija, một nhà khoa học bảo tồn sinh thái tại Đại học Nông nghiệp Sokoine ở Tanzania, đã phát hiện ra rằng người Đông Phi thường săn lùng động vật hoang dã nhằm đáp ứng nhu cầu của Trung Quốc, và 45 loài đã bị săn bắn, từ voi, tê giác đến cá ngựa và linh cẩu – hầu hết người mua là công dân Trung Quốc.

Hầu hết những người Trung Quốc ở đây do các công ty cử đến và chúng tôi đã thấy những tình huống tương tự ở Nam và Trung Mỹ. Có nhiều công ty Trung Quốc đang tiến hành khai thác“, Tiến sĩ Rija nói.” Những cơ hội khai thác này cung cấp các kênh giao dịch bất hợp pháp“.

Bản thân việc buôn lậu cơ thể báo đốm là nghiêm trọng nhất, không phải là xương để thay thế xương hổ, mà là răng để làm đồ trang sức“, cô nói.

NYT cho rằng, Trung Quốc là quốc gia tiêu dùng chính của sản phẩm từ các giống mèo lớn khác, đặc biệt là hổ. Từ trước đến nay, họ ưa chuộng điều này vì xương hổ và một số bộ phận cơ thể được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc. Gần đây, răng hổ và móng hổ đã xuất hiện và được bán dưới dạng trang sức. Nhưng khi số lượng hổ giảm xuống dưới 4.000 cá thể trong tự nhiên, các thương nhân đành chuyển sự chú ý sang các nguồn khác để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Báo đốm có thể đáp ứng một bộ phận trong số họ.

Angela Nuñez, một nhà sinh vật học từng làm việc trong Bộ Môi trường Bolivia nói rằng do quy mô của vấn đề lớn hơn so với tiết lộ trong nghiên cứu mới của nhóm Morcatty và do thiếu nguồn lực nên các cuộc điều tra đang phải đối mặt với nhiều thách thức.

Theo Soha

Thông tin liên hệ

Họ và tên: Dịch vụ đăng bài Chợ Úc

Địa chỉ email: [email protected]

Thông tin bài viết

Lưu ý: Khi bạn gọi điện liên hệ với người đăng tin này, xin vui lòng nói cho họ biết bạn biết được thông tin này trên Chợ Úc nhé. Họ sẽ sẵn sàng hỗ trợ bạn 

Chợ Úc cho phép người sử dụng ĐĂNG TIN MIỄN PHÍ về Việc Làm - Nhà ỞDịch Vụ cho Người Việt tại Úc.

Xin Chân Thành Cảm Ơn!

Đang tải...

Bài viết liên quan

Thủ tướng Úc: Trung Quốc ‘làm xấu’ quan hệ

Thủ tướng Úc chỉ trích Trung Quốc làm quan hệ hai nước xấu đi một cách “không cần thiết” và khẳng định không muốn chọn phe Bắc Kinh – Washington. Trong bài phát biểu trực tuyến tại diễn đàn Trao đổi Chính sách Anh hôm 23/11, Thủ tướng Scott Morrison đã chỉ trích Trung Quốc…

Làm ăn ở Trung Quốc: ‘Ông lớn’ được chia phần chính là Joe Biden

Tony Bobulinski, một người tự nhận là “đối tác làm ăn cũ” của nhà Biden, ngày 22-10 đã lên tiếng khẳng định “ông lớn” được nhắc trong các email chia chác lợi nhuận ở Trung Quốc chính là Joe Biden – ứng viên tổng thống của Đảng Dân chủ. Trong tuyên bố được gởi tới…

Trung Quốc tố cáo Mỹ: ‘Các ông mới là đế quốc tin tặc’

Phản ứng sau việc Mỹ công bố hàng chục lỗ hổng an ninh mạng mà “tin tặc Trung Quốc có thể lợi dụng”, phát ngôn viên Triệu Lập Kiên của Trung Quốc đã tố ngược lại Mỹ và chỉ ra các chương trình do thám của Washington trên khắp thế giới. Cơ quan an ninh…

Trung Quốc: Tiêm vắc-xin Covid-19 thử nghiệm cũng phải trả tiền

Một thành phố ở tỉnh Chiết Giang – Trung Quốc sẽ cung cấp vắc-xin Covid-19 thử nghiệm cho cư dân của mình với giá 400 nhân dân tệ (60 USD). Reuters hôm 21-10 đưa tin thành phố kể trên là Thiệu Hưng. Cư dân thành phố này khi muốn tiêm vắc-xin Covid-19 thử nghiệm cần…

Trung Quốc cảnh báo sẽ bắt người Mỹ để trả đũa

Quan chức chính phủ Trung Quốc đang cảnh báo những người đồng cấp Mỹ rằng họ có thể sẽ giam giữ công dân Mỹ ở Trung Quốc để đáp trả việc Bộ Tư pháp Mỹ truy tố các học giả nước này. Trung Quốc đã cảnh báo các đại diện của chính phủ Mỹ nhiều lần và qua nhiều…

Úc yêu cầu Trung Quốc làm rõ nghi vấn cấm nhập than

Úc đã yêu cầu Trung Quốc làm rõ về nghi vấn Bắc Kinh được cho đã chỉ thị ngừng nhập than của Canberra trong lúc căng thẳng giữa 2 nước leo thang. Bloomberg dẫn nguồn thạo tin hôm 12/10 cho hay, các nhà máy điện và nhà máy thép Trung Quốc dường như đã nhận…

Bộ Tứ – Từ yên ắng đến hồi sinh (kỳ 1)

Sự trỗi dậy mạnh mẽ đầy tham vọng, cùng những hành động kiên quyết của Trung Quốc không chỉ đe dọa vị thế số một, lợi ích chiến lược của Mỹ mà còn gây lo ngại cho các thành viên khác của Bộ Tứ… Có một dòng chảy khác với xu thế toàn cầu hóa…

Trung Quốc nhắc Mỹ: Nước lớn thì chớ nên bắt nạt!

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị mới đây khẳng định với người đồng cấp Nga Sergey Lavrov rằng Mỹ đã “mất trí, đạo đức và sự tín nhiệm”. “Mỹ công khai theo đuổi chính sách “Nước Mỹ trên hết”, nâng cái tôi, chủ nghĩa đơn phương và bắt nạt lên mức tối đa. Đây…

Thần đồng Trung Quốc được bố làm hộ nghiên cứu ung thư

Một học sinh tiểu học Trung Quốc, người được coi là thần đồng vì thực hiện nghiên cứu khoa học cấp cao đạt giải quốc gia, hoá ra là được bố mình làm hộ. Theo South China Morning Post, một nhóm các phụ huynh đầy tham vọng của Trung Quốc mới đây phải nhận chỉ trích từ cộng…

‘Nỗi oan Thị Mầu’ TikTok trong mắt Mỹ

TikTok luôn một mực khẳng định không chia sẻ dữ liệu với chính quyền Bắc Kinh. Nhưng trong mắt của các chính trị gia ở Washington, những lời giải thích đó chẳng khác gì ‘nỗi oan Thị Mầu’ – tức sự việc đã rành rành mà vẫn cứ kêu oan. Nhiều người trẻ Mỹ đã…

Bộ trưởng Mỹ chỉ trích Hollywood, Apple ‘khúm núm’ trước Trung Quốc

Bộ trưởng Tư pháp Mỹ chỉ trích gay gắt Trung Quốc và các công ty Mỹ, cáo buộc những công ty này đã nhượng bộ trước sức ép từ Bắc Kinh vì lợi ích ngắn hạn. “Kiểm duyệt của chính phủ Trung Quốc chẳng cần nói lời nào vì Hollywood làm hết phần việc của họ rồi”,…

Mưa lũ ở Trung Quốc: Thiên tai hay nhân tai?

Mưa lũ hoành hành ở Trung Quốc từ hơn một tháng nay, đến ngày 12-7 đã khiến ít nhất 141 người chết hoặc mất tích, khoảng 34 triệu người bị ảnh hưởng, thiệt hại kinh tế ước tính lên tới 3 tỉ đôla. Một công viên ở thành phố Vũ Hán đã bị ngập nước…

Nỗ lực chung kìm Trung Quốc ở Biển Đông

Một số nước đã bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của việc duy trì luật pháp quốc tế ở Biển Đông với niềm tin rằng nếu trật tự dựa trên luật lệ bị phá vỡ, họ có thể trở thành nạn nhân kế tiếp. Tàu chiến Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản tham dự…

Úc có thể tham gia tập trận ‘Bộ Tứ’ để răn đe Trung Quốc

Chính phủ Ấn Độ được cho sẽ cho phép Australia tham gia cuộc tập trận hải quân Malabar cùng với Mỹ, Nhật Bản nhằm củng cố hợp tác quân sự trước sự trỗi dậy của Trung Quốc. ABC News cho biết chính phủ Australia đã nhiều lần ngỏ ý muốn tham gia tập trận Malabar, nhưng bị Ấn…

Lũ lớn lịch sử kéo theo nghi vấn về con đập Tam Hiệp 37 tỷ USD

Giữa lúc nhiều địa phương của Trung Quốc chìm trong biển nước, giới chuyên gia tỏ ra hoài nghi về vai trò của đập Tam Hiệp, công trình có chi phí xây dựng lên đến 37 tỷ USD. Trung Quốc đang trải qua đợt mưa lũ lịch sử kéo dài từ tháng 5 tới nay. Lượng…

Trung Quốc nâng cấp cảnh báo du lịch đối với Úc

Trung Quốc nói rằng người dân của họ có nguy cơ bị khám xét “vô cớ” khi đến Úc, cũng như cáo buộc truyền thông Úc khích động thái độ chống Trung Quốc. Thông báo mới nhất của Bộ Ngoại giao Trung Quốc được đưa ra chỉ một tháng sau khi Bắc Kinh cảnh báo…

Thực hư tin đồn Trung Quốc mua hết nguồn nước của Úc

Khi quan hệ Úc và Trung Quốc xấu đi, sự hoài nghi đối với nền kinh tế thứ hai thế giới và những lo ngại về tình trạng hạn hán cũng như thiếu nước tại Úc đã làm dấy lên đồn đoán Bắc Kinh đang muốn kiểm soát nguồn nước của Canberra. Nước trở thành…

Covid-19 và câu chuyện của 38 bộ não, 87 lá phổi và 42 trái tim

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, những nghiên cứu trên người chết thắp lên hy vọng có thể cứu được những người sống. Khi nhà bệnh lý học Amy Rapkiewicz khám nghiệm tử thi những nạn nhân nhiễm virus corona, bà phát hiện ra những thương tổn đối với các cơ quan…

Đến Trung Quốc điều tra dịch Covid-19, chuyên gia WHO im ắng

Một nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đến thủ đô Trung Quốc vào cuối tuần qua để điều tra dịch Covid-19 nhưng lại có rất ít chi tiết được tiết lộ. WHO trước đó cho biết hai chuyên gia gồm một chuyên gia về sức khỏe động vật và…

Đằng sau “cái bắt tay” âm thầm giữa Bắc Kinh và Tehran

Iran và Trung Quốc đang âm thầm phác thảo thỏa thuận về thiết lập quan hệ đối tác kinh tế và an ninh sâu rộng, dọn đường cho các kế hoạch đầu tư trị giá nhiều tỉ USD của Bắc Kinh vào nhiều lĩnh vực của Tehran. Đề xuất dài 18 trang mà tờ The…

Trung Quốc thả giáo sư chỉ trích ông Tập Cận Bình

Hứa Chương Nhuận, giáo sư luật từng dạy tại Đại học Thanh Hoa, đã được thả vào ngày 12-7 sau một tuần bị giam giữ với cáo buộc mua dâm. Ông Hứa từng chỉ trích ông Tập và bị đình chỉ công tác từ năm ngoái. Ông Hứa Chương Nhuận từng viết nhiều bài thể…

Sợ nhiễm Covid-19, người Trung Quốc từ bỏ cá hồi Chile

Sau khi Bắc Kinh công khai lo ngại nguy cơ lây nhiễm Covid-19 từ hải sản nhập khẩu, nhu cầu tiêu thụ cá hồi Chile của Trung Quốc giảm mạnh, thậm chí “trên thực tế là bằng 0”. Dù các quan chức Trung Quốc không đưa ra lệnh cấm tiêu thụ chính thức nào đối với cá…

Chuyên gia Úc: Trung Quốc đụng Mỹ là “phá sản”

Giấc mơ siêu cường của Trung Quốc có thể không trở thành hiện thực khi nước này đang đối đầu với một cường quốc toàn cầu, đó là Mỹ. Đó là nhận định của chuyên gia Salvatore Babones được báo EurAsian Times ngày 10-7 trích dẫn. Ông Salvatore Babones, một học giả tại Trung tâm…

Trung Quốc dịu giọng, Mỹ vẫn áp đòn trừng phạt mới

Mỹ hôm 9-7 áp lệnh trừng phạt lên các quan chức cấp cao Trung Quốc tại Tân Cương, với cáo buộc vi phạm nhân quyền đối với người Duy Ngô Nhĩ. Washington đã áp lệnh trừng phạt nhằm vào Bí thư khu tự trị Tân Cương Trần Toàn Quốc, một thành viên của Bộ Chính…

“Moi” tiền tài trợ của Mỹ, nhà nghiên cứu Trung Quốc sa lưới

Một nhà nghiên cứu Trung Quốc làm việc tại các trường đại học Mỹ bị cáo buộc lừa đảo tiền tài trợ để phát triển chuyên môn khoa học cho chính phủ quê nhà. Thông báo trên được đưa ra vào ngày 9-7 trong bối cảnh các quan chức hàng đầu của Mỹ, bao gồm…

Phát hiện t.hi t.hể đông lạnh của ngư dân Indonesia trên tàu cá Trung Quốc

Giới chức Indonesia đang điều tra hàng chục thủy thủ sau khi tìm thấy thi thể công dân nước này trong tình trạng đông lạnh trên một tàu cá Trung Quốc. Theo AFP, lực lượng chấp pháp Indonesia chặn 2 tàu cá Trung Quốc tại eo biển Malacca vào tuần này. Trước đó, họ nhận được tin báo một trong…

Mời chào dân Hồng Kông, Úc không ngại chọc giận Trung Quốc

Ngày 9-7, Thủ tướng Úc Scott Morrison thông báo sẽ giúp đỡ các công dân Hồng Kông bắt đầu cuộc sống mới tại Úc bằng cách gia hạn visa thêm 5 năm. Ông Morrinson còn tuyên số sẽ đình chỉ một thỏa thuận dẫn độ với Hồng Kông. Động thái diễn ra sau khi Bắc…