Hoài nghi về nhà thầu Trung Quốc trên toàn cầu

Các nhà thầu xây dựng Trung Quốc nở rộ cùng Sáng kiến Vành đai và Con đường, nhưng chất lượng công trình hay nguồn vốn thường xuyên bị nghi ngờ.

Các nhà thầu xây dựng Trung Quốc đang nổi lên trên toàn cầu trong hơn một thập kỷ qua, một phần nhờ dựa vào Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) do Chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng. Chỉ tính riêng trong năm 2018, họ chiếm gần 1/4 tổng doanh thu ngành xây dựng quốc tế.

Công nhân Trung Quốc tại một công trường ở Lubango, Angola, hồi năm 2014. Ảnh: Reuters.

Trong nửa đầu năm 2019, họ đã ký được các hợp đồng trị giá 87 tỷ USD tại những khu vực có dự án thuộc khuôn khổ BRI. Họ cũng tham gia vào các dự án năng lượng, cơ sở hạ tầng và khai khoáng trị giá 6,7 tỷ USD tại châu Mỹ Latinh, nơi mới trở thành một phần của BRI từ năm 2017.

Nhà thầu Trung Quốc hiện liên quan tới rất nhiều dự án khác nhau, từ xây dựng cơ sở hạ tầng truyền thống tới bất động sản, công nghệ, giáo dục và y tế, hầu hết ở châu Á, châu Phi và Trung Đông.

Dù nhanh chóng tăng trưởng về quy mô, nhiều nhà thầu Trung Quốc lại đang bị dư luận quốc tế hoài nghi về chất lượng công trình cũng như năng lực thi công.

Tại Campuchia, Ủy ban Kiểm tra Chất lượng Công trình hồi giữa năm ngoái đã bày tỏ quan ngại về an toàn xây dựng ở tỉnh Preah Sihanouk, khi họ ra lệnh phá dỡ 23 tòa nhà, cải tạo 166 công trình và phát hiện 381 dự án xây dựng thiếu các giấy tờ cần thiết.

Động thái trên được thực hiện sau vụ sập tòa nhà 7 tầng ở thành phố Sihanoukville vào tháng 6/2019 khiến 28 công nhân thiệt mạng. Trong một báo cáo, ủy ban cho hay hầu hết các công trình trong tỉnh đều không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật và sử dụng vật liệu xây dựng kém chất lượng.

“Hầu hết chủ công trình là những nhà đầu tư Trung Quốc, không hiểu về thủ tục xin cấp phép xây dựng”, báo cáo lưu ý. “Một số người khởi công dự án trước cả khi giấy phép được phê duyệt do giá thuê đất cao”.

“Một số công ty xây dựng và nhà thầu không cung cấp đủ trang thiết bị bảo hộ cho công nhân, trong khi năng lực quản lý tại công trường còn yếu kém”, báo cáo nhấn mạnh. “Các kiến trúc sư, tư vấn giám sát thường không có bằng cấp chuyên môn”.

Theo nhà chức trách, tòa nhà bị sập hồi tháng 6 năm ngoái thuộc sở hữu của chủ đầu tư Trung Quốc và được xây dựng khi chưa đủ giấy phép. Chính quyền địa phương đã nhiều lần yêu cầu ngừng thi công nhưng nhà thầu phớt lờ.

Tại châu Phi, Trung Quốc là ông lớn có tiềm lực mạnh nhất trong ngành xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng. Các công ty Trung Quốc đang xây dựng hàng loạt con đường, bến cảng, sân bay cùng những cơ sở hạ tầng giao thông khác trên khắp châu lục, chiếm 62% thị phần ngành xây dựng của khu vực.

Nhà thầu Trung Quốc thường đưa ra giá chào thầu thấp hơn các đối thủ khoảng 20% nhờ hưởng lợi từ những khoản trợ cấp của Bắc Kinh và chế độ ưu đãi đặc biệt ở nhiều nước châu Phi, nơi họ thường được miễn một số quy định về thị thực và thuế, theo tổ chức quốc tế Các nhà thầu châu Âu (EIC), trụ sở ở Berlin.

Tuy nhiên, theo bình luận viên Andrew Alli từ Quartz Africa, những dự án do các nhà thầu Trung Quốc thi công thường đối mặt với hàng loạt chỉ trích liên quan đến chất lượng công trình. Ngoài ra, các dự án do nhà thầu Trung Quốc thi công thường đi kèm với những điều khoản có thể gây bất lợi lớn cho nước sở tại.

Năm ngoái, Kenya và Uganda, hai quốc gia ở Đông Phi, bất ngờ rơi vào thế trở tay không kịp khi Bắc Kinh ngừng giải ngân khoản vay trị giá 4,9 tỷ USD để xây dựng tuyến đường sắt kết nối hai nước.

Trung Quốc giờ đây là nhà tài trợ vốn vay xây dựng hạ tầng lớn nhất ở châu Phi. Với nhu cầu đầu tư phát triển hạ tầng lên đến 130-170 tỷ USD mỗi năm, các chính phủ ở châu Phi rất sẵn sàng tiếp nhận những khoản vay từ Trung Quốc để lấp khoảng trống vốn đầu tư. Dù vậy, giới chuyên gia cảnh báo các quốc gia châu Phi cần cảnh giác trước “bẫy nợ” từ Trung Quốc.

Hơn hai thập kỷ qua, Bắc Kinh đã đẩy mạnh chiến dịch cho vay toàn cầu, đổ vào các nước nghèo hàng trăm tỷ USD, nhằm mở rộng tầm ảnh hưởng và trở thành một siêu cường kinh tế – chính trị.

Chủ tịch Tập Cận Bình (trái) và Tổng thống Rwanda Paul Kagame tại Rwanda, hồi tháng 7/2018. Ảnh: Reuters.

Nhiều chuyên gia quốc tế đã gọi đây là “chiến lược bẫy nợ”, khi các nước để vay được tiền từ Trung Quốc cho các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn đã phải “thế chấp” bằng cảng biển, mỏ khoáng sản hoặc những tài sản có giá trị khác.

Đứng đầu trong chiến dịch cho vay nợ của Trung Quốc là BRI. Kể từ khi sáng kiến này bắt đầu năm 2013, Trung Quốc đã cho vay 350 tỷ USD, trong đó phần lớn nước đi vay được xem là “con nợ” có rủi ro cao.

Ở khu vực Trung Đông, đại diện các công ty, tập đoàn xây dựng Israel hồi đầu tháng đã đệ đơn lên Tòa án Tối cao cáo buộc những nhà thầu, công ty Trung Quốc hoạt động tại nước này đang lách luật chống độc quyền nhằm kiểm soát toàn bộ ngành.

Kiến nghị của Hiệp hội các Nhà xây dựng Israel (IBA) cho rằng chính phủ đã phớt lờ thực tế rằng các công ty xây dựng cơ sở hạ tầng Trung Quốc đang hoạt động tại Israel đều thuộc sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp của chính phủ Trung Quốc. Bên kiến nghị cáo buộc hơn 100 tập đoàn Trung Quốc tại Israel tạo nên một “mô hình đa cấp phức tạp” cần được giám sát, kiểm soát chặt chẽ.

“Chúng tôi đã có vài trải nghiệm không hay với các công ty Trung Quốc”, Ian Khama, tổng thống Botswana, nói trong cuộc phỏng vấn năm 2013. “Có thể bạn không muốn làm mếch lòng một cường quốc, nhưng để một cường quốc đầu tư vào nước mình chẳng có nghĩa lý gì nếu các khoản đầu tư đó không mang lại điều tốt đẹp nào”.

Theo Vnexpress

Thông tin liên hệ

Họ và tên: Dịch vụ đăng bài Chợ Úc

Địa chỉ email: [email protected]

Thông tin bài viết

Lưu ý: Khi bạn gọi điện liên hệ với người đăng tin này, xin vui lòng nói cho họ biết bạn biết được thông tin này trên Chợ Úc nhé. Họ sẽ sẵn sàng hỗ trợ bạn 

Chợ Úc cho phép người sử dụng ĐĂNG TIN MIỄN PHÍ về Việc Làm - Nhà ỞDịch Vụ cho Người Việt tại Úc.

Xin Chân Thành Cảm Ơn!

Đang tải...

Bài viết liên quan

Thủ tướng Úc: Trung Quốc ‘làm xấu’ quan hệ

Thủ tướng Úc chỉ trích Trung Quốc làm quan hệ hai nước xấu đi một cách “không cần thiết” và khẳng định không muốn chọn phe Bắc Kinh – Washington. Trong bài phát biểu trực tuyến tại diễn đàn Trao đổi Chính sách Anh hôm 23/11, Thủ tướng Scott Morrison đã chỉ trích Trung Quốc…

Làm ăn ở Trung Quốc: ‘Ông lớn’ được chia phần chính là Joe Biden

Tony Bobulinski, một người tự nhận là “đối tác làm ăn cũ” của nhà Biden, ngày 22-10 đã lên tiếng khẳng định “ông lớn” được nhắc trong các email chia chác lợi nhuận ở Trung Quốc chính là Joe Biden – ứng viên tổng thống của Đảng Dân chủ. Trong tuyên bố được gởi tới…

Trung Quốc tố cáo Mỹ: ‘Các ông mới là đế quốc tin tặc’

Phản ứng sau việc Mỹ công bố hàng chục lỗ hổng an ninh mạng mà “tin tặc Trung Quốc có thể lợi dụng”, phát ngôn viên Triệu Lập Kiên của Trung Quốc đã tố ngược lại Mỹ và chỉ ra các chương trình do thám của Washington trên khắp thế giới. Cơ quan an ninh…

Trung Quốc: Tiêm vắc-xin Covid-19 thử nghiệm cũng phải trả tiền

Một thành phố ở tỉnh Chiết Giang – Trung Quốc sẽ cung cấp vắc-xin Covid-19 thử nghiệm cho cư dân của mình với giá 400 nhân dân tệ (60 USD). Reuters hôm 21-10 đưa tin thành phố kể trên là Thiệu Hưng. Cư dân thành phố này khi muốn tiêm vắc-xin Covid-19 thử nghiệm cần…

Trung Quốc cảnh báo sẽ bắt người Mỹ để trả đũa

Quan chức chính phủ Trung Quốc đang cảnh báo những người đồng cấp Mỹ rằng họ có thể sẽ giam giữ công dân Mỹ ở Trung Quốc để đáp trả việc Bộ Tư pháp Mỹ truy tố các học giả nước này. Trung Quốc đã cảnh báo các đại diện của chính phủ Mỹ nhiều lần và qua nhiều…

New York Times: ‘Phép màu’ mới của châu Á mang tên Việt Nam

Theo báo New York Times, Việt Nam đã trở thành một điểm đến ưa thích đối với các nhà sản xuất xuất khẩu. Thu nhập bình quân đầu người hàng năm ở Việt Nam đã tăng gấp 5 lần kể từ cuối những năm 1980 lên mức gần 3.000 USD/người. Báo New York Times hôm…

Úc yêu cầu Trung Quốc làm rõ nghi vấn cấm nhập than

Úc đã yêu cầu Trung Quốc làm rõ về nghi vấn Bắc Kinh được cho đã chỉ thị ngừng nhập than của Canberra trong lúc căng thẳng giữa 2 nước leo thang. Bloomberg dẫn nguồn thạo tin hôm 12/10 cho hay, các nhà máy điện và nhà máy thép Trung Quốc dường như đã nhận…

Bộ Tứ – Từ yên ắng đến hồi sinh (kỳ 1)

Sự trỗi dậy mạnh mẽ đầy tham vọng, cùng những hành động kiên quyết của Trung Quốc không chỉ đe dọa vị thế số một, lợi ích chiến lược của Mỹ mà còn gây lo ngại cho các thành viên khác của Bộ Tứ… Có một dòng chảy khác với xu thế toàn cầu hóa…

Trung Quốc nhắc Mỹ: Nước lớn thì chớ nên bắt nạt!

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị mới đây khẳng định với người đồng cấp Nga Sergey Lavrov rằng Mỹ đã “mất trí, đạo đức và sự tín nhiệm”. “Mỹ công khai theo đuổi chính sách “Nước Mỹ trên hết”, nâng cái tôi, chủ nghĩa đơn phương và bắt nạt lên mức tối đa. Đây…

Thần đồng Trung Quốc được bố làm hộ nghiên cứu ung thư

Một học sinh tiểu học Trung Quốc, người được coi là thần đồng vì thực hiện nghiên cứu khoa học cấp cao đạt giải quốc gia, hoá ra là được bố mình làm hộ. Theo South China Morning Post, một nhóm các phụ huynh đầy tham vọng của Trung Quốc mới đây phải nhận chỉ trích từ cộng…

‘Nỗi oan Thị Mầu’ TikTok trong mắt Mỹ

TikTok luôn một mực khẳng định không chia sẻ dữ liệu với chính quyền Bắc Kinh. Nhưng trong mắt của các chính trị gia ở Washington, những lời giải thích đó chẳng khác gì ‘nỗi oan Thị Mầu’ – tức sự việc đã rành rành mà vẫn cứ kêu oan. Nhiều người trẻ Mỹ đã…

Bộ trưởng Mỹ chỉ trích Hollywood, Apple ‘khúm núm’ trước Trung Quốc

Bộ trưởng Tư pháp Mỹ chỉ trích gay gắt Trung Quốc và các công ty Mỹ, cáo buộc những công ty này đã nhượng bộ trước sức ép từ Bắc Kinh vì lợi ích ngắn hạn. “Kiểm duyệt của chính phủ Trung Quốc chẳng cần nói lời nào vì Hollywood làm hết phần việc của họ rồi”,…

Mưa lũ ở Trung Quốc: Thiên tai hay nhân tai?

Mưa lũ hoành hành ở Trung Quốc từ hơn một tháng nay, đến ngày 12-7 đã khiến ít nhất 141 người chết hoặc mất tích, khoảng 34 triệu người bị ảnh hưởng, thiệt hại kinh tế ước tính lên tới 3 tỉ đôla. Một công viên ở thành phố Vũ Hán đã bị ngập nước…

Nỗ lực chung kìm Trung Quốc ở Biển Đông

Một số nước đã bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của việc duy trì luật pháp quốc tế ở Biển Đông với niềm tin rằng nếu trật tự dựa trên luật lệ bị phá vỡ, họ có thể trở thành nạn nhân kế tiếp. Tàu chiến Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản tham dự…

Úc có thể tham gia tập trận ‘Bộ Tứ’ để răn đe Trung Quốc

Chính phủ Ấn Độ được cho sẽ cho phép Australia tham gia cuộc tập trận hải quân Malabar cùng với Mỹ, Nhật Bản nhằm củng cố hợp tác quân sự trước sự trỗi dậy của Trung Quốc. ABC News cho biết chính phủ Australia đã nhiều lần ngỏ ý muốn tham gia tập trận Malabar, nhưng bị Ấn…

Lũ lớn lịch sử kéo theo nghi vấn về con đập Tam Hiệp 37 tỷ USD

Giữa lúc nhiều địa phương của Trung Quốc chìm trong biển nước, giới chuyên gia tỏ ra hoài nghi về vai trò của đập Tam Hiệp, công trình có chi phí xây dựng lên đến 37 tỷ USD. Trung Quốc đang trải qua đợt mưa lũ lịch sử kéo dài từ tháng 5 tới nay. Lượng…

Trung Quốc nâng cấp cảnh báo du lịch đối với Úc

Trung Quốc nói rằng người dân của họ có nguy cơ bị khám xét “vô cớ” khi đến Úc, cũng như cáo buộc truyền thông Úc khích động thái độ chống Trung Quốc. Thông báo mới nhất của Bộ Ngoại giao Trung Quốc được đưa ra chỉ một tháng sau khi Bắc Kinh cảnh báo…

Thực hư tin đồn Trung Quốc mua hết nguồn nước của Úc

Khi quan hệ Úc và Trung Quốc xấu đi, sự hoài nghi đối với nền kinh tế thứ hai thế giới và những lo ngại về tình trạng hạn hán cũng như thiếu nước tại Úc đã làm dấy lên đồn đoán Bắc Kinh đang muốn kiểm soát nguồn nước của Canberra. Nước trở thành…

Covid-19 và câu chuyện của 38 bộ não, 87 lá phổi và 42 trái tim

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, những nghiên cứu trên người chết thắp lên hy vọng có thể cứu được những người sống. Khi nhà bệnh lý học Amy Rapkiewicz khám nghiệm tử thi những nạn nhân nhiễm virus corona, bà phát hiện ra những thương tổn đối với các cơ quan…

Đến Trung Quốc điều tra dịch Covid-19, chuyên gia WHO im ắng

Một nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đến thủ đô Trung Quốc vào cuối tuần qua để điều tra dịch Covid-19 nhưng lại có rất ít chi tiết được tiết lộ. WHO trước đó cho biết hai chuyên gia gồm một chuyên gia về sức khỏe động vật và…

Đằng sau “cái bắt tay” âm thầm giữa Bắc Kinh và Tehran

Iran và Trung Quốc đang âm thầm phác thảo thỏa thuận về thiết lập quan hệ đối tác kinh tế và an ninh sâu rộng, dọn đường cho các kế hoạch đầu tư trị giá nhiều tỉ USD của Bắc Kinh vào nhiều lĩnh vực của Tehran. Đề xuất dài 18 trang mà tờ The…

Trung Quốc thả giáo sư chỉ trích ông Tập Cận Bình

Hứa Chương Nhuận, giáo sư luật từng dạy tại Đại học Thanh Hoa, đã được thả vào ngày 12-7 sau một tuần bị giam giữ với cáo buộc mua dâm. Ông Hứa từng chỉ trích ông Tập và bị đình chỉ công tác từ năm ngoái. Ông Hứa Chương Nhuận từng viết nhiều bài thể…

Sợ nhiễm Covid-19, người Trung Quốc từ bỏ cá hồi Chile

Sau khi Bắc Kinh công khai lo ngại nguy cơ lây nhiễm Covid-19 từ hải sản nhập khẩu, nhu cầu tiêu thụ cá hồi Chile của Trung Quốc giảm mạnh, thậm chí “trên thực tế là bằng 0”. Dù các quan chức Trung Quốc không đưa ra lệnh cấm tiêu thụ chính thức nào đối với cá…

Chuyên gia Úc: Trung Quốc đụng Mỹ là “phá sản”

Giấc mơ siêu cường của Trung Quốc có thể không trở thành hiện thực khi nước này đang đối đầu với một cường quốc toàn cầu, đó là Mỹ. Đó là nhận định của chuyên gia Salvatore Babones được báo EurAsian Times ngày 10-7 trích dẫn. Ông Salvatore Babones, một học giả tại Trung tâm…

Trung Quốc dịu giọng, Mỹ vẫn áp đòn trừng phạt mới

Mỹ hôm 9-7 áp lệnh trừng phạt lên các quan chức cấp cao Trung Quốc tại Tân Cương, với cáo buộc vi phạm nhân quyền đối với người Duy Ngô Nhĩ. Washington đã áp lệnh trừng phạt nhằm vào Bí thư khu tự trị Tân Cương Trần Toàn Quốc, một thành viên của Bộ Chính…

“Moi” tiền tài trợ của Mỹ, nhà nghiên cứu Trung Quốc sa lưới

Một nhà nghiên cứu Trung Quốc làm việc tại các trường đại học Mỹ bị cáo buộc lừa đảo tiền tài trợ để phát triển chuyên môn khoa học cho chính phủ quê nhà. Thông báo trên được đưa ra vào ngày 9-7 trong bối cảnh các quan chức hàng đầu của Mỹ, bao gồm…

Phát hiện t.hi t.hể đông lạnh của ngư dân Indonesia trên tàu cá Trung Quốc

Giới chức Indonesia đang điều tra hàng chục thủy thủ sau khi tìm thấy thi thể công dân nước này trong tình trạng đông lạnh trên một tàu cá Trung Quốc. Theo AFP, lực lượng chấp pháp Indonesia chặn 2 tàu cá Trung Quốc tại eo biển Malacca vào tuần này. Trước đó, họ nhận được tin báo một trong…

Mời chào dân Hồng Kông, Úc không ngại chọc giận Trung Quốc

Ngày 9-7, Thủ tướng Úc Scott Morrison thông báo sẽ giúp đỡ các công dân Hồng Kông bắt đầu cuộc sống mới tại Úc bằng cách gia hạn visa thêm 5 năm. Ông Morrinson còn tuyên số sẽ đình chỉ một thỏa thuận dẫn độ với Hồng Kông. Động thái diễn ra sau khi Bắc…