Hơn 100 triệu dân châu Âu dưới bức màn phong tỏa vì Covid-19

Chính phủ hàng loạt nước châu Âu đang tiến hành chính sách hạn chế xã hội với mức nghiêm ngặt chưa từng có tiền lệ trong thời bình, nhằm giảm tốc độ lây lan của virus corona và không để hệ thống y tế quốc gia sụp đổ.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cuối tuần qua chính thức xem châu Âu là tâm điểm mới của đại dịch Covid-19, căn bệnh gây nên bởi chủng virus corona mới (SARS-CoV-2). Hàng loạt quốc gia trên khắp châu lục bắt đầu tiến hành những biện pháp hạn chế tiếp xúc xã hội, từ tuyên bố đóng cửa các địa điểm tập trung đông người đến lệnh cách ly với quy mô cả nước.

Chính sách phong tỏa ở châu Âu chưa từng nghiêm ngặt đến vậy kể từ khi Thế chiến II kết thúc gần 3/4 thế kỷ qua. Số ca nhiễm và bệnh nhân tử vong vì nhiễm virus corona ở “lục địa già” đang cao hơn tất cả khu vực khác trên thế giới gộp lại, trừ Trung Quốc đại lục, theo tuyên bố của Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus.

Việc trở thành tâm dịch khiến châu Âu vô hình trung bị “cách ly” với phần còn lại của thế giới, tương tự những gì đã diễn ra với Trung Quốc đại lục vào thời gian đầu bùng phát đại dịch.

Mỹ cấm mọi di chuyển từ gần như tất cả quốc gia châu Âu, bao gồm 26 nước ký thỏa thuận miễn thị thực Schegen cùng Anh và Ireland. Đặc khu Hong Kong của Trung Quốc cùng một số quốc gia và vùng lãnh thổ khác cũng dự kiến nói gót, giữa lúc bức màn phong tỏa đang nhanh chóng phủ bóng lên khắp châu Âu.

Italy, “khu vực số 0” bùng phát dịch bệnh ở châu Âu, đã chính thức bước sang ngày thứ bảy trong tình trạng cách ly toàn quốc, được Thủ tướng Giuseppe Conte công bố vào đêm 9/3. Các biện pháp hạn chế đi lại và cấm gần như mọi hoạt động tụ tập đông người. Thủ tướng Conte nhấn mạnh mọi người dân cần ở trong nhà để giảm đà lây nhiễm của virus trong cộng đồng. Ông khẳng định sẽ “không chỉ có vùng đỏ” là 15 tỉnh miền Bắc mà toàn bộ Italy phải phong tỏa.

Đây là động thái chưa từng có tiền lệ ở Italy và cả châu lục kể từ sau Thế chiến II. Trong lịch sử hiện đại, chưa có nền dân chủ nào ở châu Âu trong thời bình phải tiến hành các biện pháp hạn chế đi lại và tụ tập đông người một cách toàn diện như vậy, kể cả trong nhiều biến cố nghiêm trọng như khủng hoảng giá dầu hay khủng bố, theo Wall Street Journal.

Liên minh Châu Âu (EU) khi đó đã ca ngợi “những biện pháp vô cùng dũng cảm” của Italy. Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Valdis Dombrovskis nhận định các bước đi này sẽ “đè nặng áp lực lên người dân Italy, nhưng thực hiện chúng vào lúc này vẫn tốt hơn nhằm bảo vệ càng nhiều người càng tốt”.

Dù vậy, cuộc khủng hoảng đã không dừng lại ở quốc gia Nam Âu. Chỉ vài ngày sau, nhiều quốc gia trong khu vực đồng loạt siết chặt những biện pháp hạn chế cứng rắn trong nỗ lực kiềm chế đà lây lan của dịch bệnh đang bùng phát.

Tây Ban Nha là quốc gia thứ hai sử dụng đến biện pháp phong tỏa và các lệnh giới hạn đi lại trên toàn quốc nhằm ứng phó Covid-19. Số ca nhiễm tăng vọt với hơn 1.200 bệnh nhân mới trong ngày 12/3, buộc chính quyền nước này tiến hành các biện pháp phong tỏa ngay trong đêm, bắt đầu từ 4 địa phương phía bắc Barcelona, thủ phủ vùng Catalonia trù phú, và đến sáng hôm sau là phong tỏa cả thủ đô Madrid.

Đất nước trên bán đảo Iberia của châu Âu ngày 14/3 tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn quốc trong vòng 15 ngày. Mọi cửa hàng không kinh doanh hàng hóa thiết yếu cùng các địa điểm tập trung đông người như nhà hàng, quá bar, quán cà phê, rạp chiếu phim và sân bóng đá phải dừng hoạt động. Người dân được yêu cầu ở nhà, chỉ được ra ngoài vì công việc, mua thực phẩm, thuốc men, đến ngân hàng hoặc bệnh viện.

Thủ tướng Pedro Sanchez phải dùng đến quyền lực khẩn cấp để huy động các nguồn lực an ninh và y tế quốc gia. Sau cuộc đại đình công ngành hàng không năm 2000, đây là lần thứ hai quyền lực khẩn cấp được dùng đến ở Tây Ban Nha kể từ sau cái chết của nhà độc tài Francisco Franco vào năm 1975.

Dù không chính thức gọi là phong tỏa toàn quốc, những biện pháp hạn chế đi lại được Tây Ban Nha thực thi với gần 60 triệu dân ở mức độ khắt khe nhất kể từ Thế chiến II, với sự tham gia của cảnh sát và lực lượng vũ trang, theo New York Times.

Những biện pháp “bán phong tỏa” tương tự được Thủ tướng Pháp Edouard Philippe thông qua vào ngày 15/3. Chính phủ kêu gọi hơn 66 triệu dân hạn chế ra đường sau khi số ca nhiễm tăng gần gấp đôi chỉ sau 72 tiếng, lên khoảng 4.500 bệnh nhân với ít nhất 91 ca tử vong. Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire cảnh báo chính phủ sẵn sàng có những bước đi quyết liệt hơn để bảo vệ sức khỏe người dân cả nước.

Các quảng trường thường đông đúc tại Paris và Madrid trở nên vắng lặng sau những biện pháp mạnh tay của chính phủ hai nước. Thủ tướng Philippe nhấn mạnh ông buộc phải hành động quyết liệt sau khi những khuyến cáo hạn chế tụ tập đông người ban đầu không được người dân tuân thủ hiệu quả. Tâm lý chủ quan dẫn đến dịch bệnh bùng phát là bài học đắt giá mà Tây Ban Nha và Pháp rút ra được từ “khu vực số 0” Italy.

Italy đang là nước có số ca nhiễm và ca tử vong vì Covid-19 cao nhất bên ngoài Trung Quốc đại lục. Tuy nhiên, họ cũng là quốc gia có các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh quyết liệt sớm nhất ở châu Âu. Ngay sau khi phát hiện và cô lập hai ca nhiễm đầu tiên vào ngày 29/1, Thủ tướng Conte lập tức tuyên bố tình trạng khẩn cấp kéo dài 6 tháng và trở thành nước đầu tiên tại châu lục chặn các chuyến bay đến từ Trung Quốc.

Tình hình cỏ vẻ trong tầm kiểm soát của chính phủ Italy trong gần hết tháng 2, cho đến khi nước này bất ngờ ghi nhận hai ca tử vong đầu tiên vì nhiễm virus corona ở thị trấn Codogno, vùng Lombardy, ngày 23/2. Dịch bệnh bùng phát ở miền Bắc Italy dù chính quyền lập tức phong tỏa 50.000 người ở Codogno và 10 thị trấn lân cận.

Các biện pháp hạn chế đi lại được ban bố cho thành phố Milan, đầu tàu kinh tế của các nước, với lệnh đóng cửa trường học và lệnh giới nghiêm sau 18h mỗi ngày cho quán bar và nhà hàng.

Dù vậy, mọi nỗ lực hóa ra đã quá muộn màng. Bầu không khí an toàn của người dân Italy kéo dài gần một tháng trước đó thật ra là khoảng thời gian virus “âm thầm lây nhiễm” trên diện rộng.

Nhiều chuyên gia cho rằng các ca dương tính với virus corona, không được phát hiện do triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng, đã xuất hiện ở Italy từ giữa tháng 1. Vấn đề là những ca tử vong đã không đến với Italy đủ nhanh để gióng lên hồi chuông báo động kịp thời.

“Có vẻ dịch bệnh đã bùng phát từ đầu tháng 1, như vậy nó mới có thời gian để phát triển lên một quy mô đáng kể. Những ca nhiễm đầu tiên đã bị bỏ sót và virus lây lan không ai ngăn chặn”, Christian Althaus, chuyên gia tính toán về dịch tễ học, Đại học Bern (Thụy Sĩ), đánh giá.

Virus bắt đầu lộ diện trở lại vào ngày 18/2 ở Italy khi một người đàn ông 38 tuổi nhập viện tại Codogno với triệu chứng sốt cao. Dù vậy, cơ sở y tế địa phương không nghi ông nhiễm virus corona vì chưa từng đến Trung Quốc đại lục hay nơi có bùng phát dịch. Ông được cho về nhà, nhập viện trở lại hai ngày sau và được xét nghiệm dương tính với virus, trở thành ca nhiễm bản địa đầu tiên ở Italy. Chuỗi lây nhiễm khi đó đã mở rộng vượt khả năng kiểm soát.

Stefano Rusconi, phó giáo sư về bệnh truyền nhiễm tại DIBIC Luigi Sacco, Đại học Milan, cho rằng cuối cùng virus vẫn “tìm ra” đường vòng để lây lan đến đất nước Nam Âu. Những nghiên cứu gần đây về thông tin di truyền của chủng virus ở Italy cho thấy mầm bệnh có thể đã đến từ Đức.

Rusconi cho biết trong khi Italy quyết liệt tiến hành các xét nghiệm virus corona, những nước khác trong khu vực không hành động đủ hiệu quả trong việc phát hiện ca nhiễm. Điểm sơ hở này khiến việc chặn chuyến bay từ Trung Quốc bị vô hiệu hóa.

“Điều duy nhất chúng tôi đáng lẽ nên làm khác đi là phong tỏa ngay từ ngày 30/1, một quyết định vào thời điểm đó vốn bất khả thi và ngoài sức tưởng tượng”, Rusconi trả lời Wired.

Nini Cartabellotta, Chủ tịch Quỹ Y học Thực chứng Italy (GIMBE), thì cho rằng có 3 khả năng dẫn đến bùng phát dịch diện rộng mà hệ thống y tế nước này không kịp trở tay.

“Thứ nhất, có thể một số ca nghi viêm phổi đã không được xét nghiệm. Thứ hai, có thể đã không xuất hiện ca bệnh nào nghiêm trọng, chỉ dừng ở những triệu chứng lâm sàng mức độ vừa. Và khả năng thứ ba nằm ở mức độ tập trung của chính sách y tế trong việc truy tìm virus corona”, nhà cố vấn hàng đầu cho cơ quan y tế Italy nhận định.

Sự thiếu tập trung mà Cartabellotta đề cập chính là tâm lý xem nhẹ dịch virus corona thể hiện trong phát biểu và hành động của một số giới chức Italy. Ngày 25/2, gần 4 ngày trước khi nước này ghi nhận hai ca tử vong đầu tiên vì Covid-19, Thống đốc vùng Lombardy vẫn tự tin tuyên bố trước cơ quan lập pháp vùng rằng chủng virus corona mới “chỉ hơn cúm mùa thông thường một chút”. Một ngày sau, chính quyền Lombardy nới lỏng các biện pháp hạn chế với quán bar và nhà hàng, chưa đầy 3 ngày sau khi lệnh có hiệu lực và ít hơn nhiều so với thời gian ủ bệnh 14 ngày của chủng virus bí ẩn.

Lãnh đạo đảng Dân chủ (PD) theo lập trường trung tả, Nicola Zingaretti trong tuần đó còn đến Milan với thông điệp Italy cần cảnh giác nhưng phải tránh “phá hủy cuộc sống bình thường và lan tỏa hoảng loạn”, “phát đi những tín hiệu hồi phục” cho nền kinh tế Italy đang cố thoát khỏi suy thoái.

Thị trưởng Milan Giuseppe Sala, một nhân vật khác trong đảng Dân chủ, mở chiến dịch vận động: “Milan không dừng lại”. Những thông điệp từ giới chính khách khiến người dân giảm cảnh giác.

Khi số ca nhiễm bắt đầu tăng nhanh ở miền Bắc Italy, đạt đến con số 1.577 ca nhiễm vào ngày 1/3, chính phủ của Thủ tướng Conte đã hối hả áp lệnh hạn chế đi lại và tiếp xúc xã hội ở khu vực. Ba ngày sau, trường học các cấp phổ thông và trường đại học trên toàn quốc phải đóng cửa. Dù vậy, những động thái này được đánh giá là chưa đủ nhanh và quyết liệt.

“Chiến lược chờ đợi luôn có lợi cho sự lây lan của virus”, Cartabellotta nhận định.

Vị chuyên gia cho rằng đáng lẽ Italy cần có những biện pháp cứng rắn hơn nữa, cụ thể là mở rộng quy mô hạn chế tiếp xúc xã hội trên toàn quốc hoặc phong tỏa mạnh tay cả một vùng như những gì Trung Quốc đã làm ở tỉnh Hồ Bắc. Roberto Burioni, chuyên gia virus học tại Đại học San Raffaele ở Milan, nhận định cuộc khủng hoảng virus corona không diễn ra theo kiểu “thiên thạch đâm thẳng từ trên trời xuống”.

“Nó giống hơn với kịch bản chúng ta ngồi trên một chiếc xe đang lao thẳng vào tường, chỉ cần đạp thắng là mọi người sẽ an toàn. Nhưng phải là toàn bộ 60 triệu người Italy cùng đạp thắng”, ông mô tả tầm quan trọng của biện pháp phong tỏa.

Ứng phó đồng bộ đã không diễn ra trong xã hội Italy. Với lệnh phong tỏa diễn ra nửa vời, người dân Italy vẫn vô tư ra đường. Cho đến trước ngày 10/3, những khu nghỉ dưỡng trượt tuyết, sự kiện văn hóa tham gia tự do và các địa điểm vui chơi giải trí trên khắp đất nước vẫn đông người.

“Cứ như thể mọi người nghĩ họ đang ở trên con tàu Titanic, rồi quyết định dành thời gian để uống rượu và nhảy điệu waltz cuối trước khi con tàu đắm”, Rusconi chia sẻ.

Khi chính phủ đặt Lombardy rồi cả nước bước vào tình trạng phong tỏa không chính thức ngày 8/3, số ca nhiễm và sức ép lên hệ thống y tế Italy đã tăng theo cấp số nhân. Tỷ lệ tử vong ở Lombardy lên đến 8%, cao hơn nhiều con số 2-4% được ghi nhận ở tâm dịch Hồ Bắc. Ngày 15/3, số ca tử vong vì nhiễm virus corona ở Italy nhảy vọt lên 1.809 trường hợp, tăng 368 người chỉ trong một ngày. Con số này còn cao hơn cả ngày chết chóc nhất ở Hồ Bắc của Trung Quốc trong giai đoạn đỉnh dịch là 254 ca tử vong ghi nhận trong ngày 12/2.

“Trong tuần trước, hệ thống y tế cộng đồng Italy vẫn còn đủ năng lực chăm sóc cho toàn dân. Đất nước chúng tôi có chính sách chăm sóc y tế phổ thông, vì vậy bệnh nhân không bị bệnh viện từ chối. Nhưng chỉ qua vài ngày, hệ thống này đã sụp đổ vì một chủng virus mà tôi, cũng như nhiều người Italy khác, không nghĩ là nghiêm trọng”, Mattia Ferraresi, cây viết của Il Foglio, chia sẻ trên tờ Boston Globe ngày 13/2.

Theo nhà phân tích dữ liệu Silvia Merler, trưởng bộ phận nghiên cứu của Diễn đàn Chính sách và Nghiên cứu Đại số (APR Forum) và chuyên gia thuộc Trường Nghiên cứu Quốc tế Cao cấp Paul H. Nitze thuộc Đại học Johns Hopkins, dịch bệnh ở Italy bùng phát sớm hơn Tây Ban Nha, Đức và Pháp khoảng 10 ngày, trước Anh và Mỹ 13-16 ngày. Mô hình lây nhiễm của Italy có khả năng tái diễn ở các nước trong thời gian tới.

Dường như các nước này đang rút ra được bài học xương máu từ Italy: Tránh để hệ thống y tế trở nên quá tải. Nhu cầu cấp thiết được đặt ra, như nhiều chuyên gia và giới chức y tế đã cảnh báo, là kéo phẳng đường cong phát triển của dịch bệnh, qua đó tránh để cho quá nhiều ca bệnh nặng xuất hiện cùng một lúc.

“Các nước khác vẫn còn cơ hội thực hiện những biện pháp dù có vẻ thái quá và không cân xứng với tình hình hiện nay, nhưng từ “tương lai” mà tôi đang sống, chúng hoàn toàn duy lý trí để tránh dẫn đến sụp đổ hệ thống chăm sóc y tế”, Ferraresi chia sẻ.

Đức trong ngày 15/3 đã tuyên bố những biện pháp cách ly mình với các nước bùng phát dịch một cách quyết liệt. Chính phủ của Thủ tướng Angela Merkel cho đóng cửa phần lớn biên giới trên bộ tiếp giáp với Pháp, Thụy Sĩ, Áo, Đan Mạch và Luxembourg. Viện Robert Koch, cơ quan kiểm soát dịch bệnh của Đức, đã ghi nhận hơn 4.500 ca nhiễm và 9 trường hợp tử vong vì Covid-19. Ba nước láng giềng của Đức gồm Đan Mạch, Cộng hòa Czech và Ba Lan cũng tiến hành cấm biên với khách du lịch.

Áo cấm mọi hoạt động tụ tập trên 5 người, biện pháp hạn chế tiếp xúc xã hội nghiêm ngặt nhất của nước này trong thời bình. Mọi nhà hàng, quán bar, khu vui chơi và thể thao đều dừng hoạt động trong vài tuần tới, theo sắc lệnh được Thủ tướng Sebastian Kurz công bố. Nước này đã phát hiện hơn 800 ca nhiễm và ít nhất 8 bệnh nhân tử vong vì Covid-19.

Giới chức các nước châu Âu không thể tiếp tục trông chờ vào sự tự giác của người dân chỉ với những khuyến cáo bằng lời. Với chính sách hạn chế đi lại ở Tây Ban Nha và Pháp, gần 100 triệu dân ở châu Âu đã được đặt dưới tình trạng phong tỏa, cả chính thức lẫn không chính thức.

Thủ tướng Edouard Philippe nhấn mạnh chính phủ Pháp không còn lựa chọn nào khác ngoài hành động quyết liệt khi vẫn còn quá nhiều người dân Pháp chủ quan ra đường, không giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc với nhau như khuyến cáo. Điều này chỉ khiến virus lây lan nhanh hơn.

“Đến nay, nhiều người Pháp dù nam hay nữ vẫn chưa đủ nhận thức về tầm quan trọng của cá nhân họ khi chúng ta đối mặt với virus. Đây là vấn đề cấp bách. Giờ là lúc chúng ta thay đổi cách hành xử. Chúng ta phải làm mọi thứ, không chần chừ, để giảm và chặn đứng đường cong phát triển của dịch bệnh này”, ông nhấn mạnh trên sóng truyền hình quốc gia.

“Tôi hiểu được chính phủ đang yêu cầu nỗ lực và hy sinh lớn đến mức nào, nhưng tôi cũng có niềm tin rằng nhân dân Pháp sẽ đủ khả năng thấu hiểu tính nghiêm trọng của thời khắc này”, ông khẳng định.

Theo Zing.

Thông tin liên hệ

Họ và tên: Dịch vụ đăng bài Chợ Úc

Địa chỉ email: [email protected]

Thông tin bài viết

Lưu ý: Khi bạn gọi điện liên hệ với người đăng tin này, xin vui lòng nói cho họ biết bạn biết được thông tin này trên Chợ Úc nhé. Họ sẽ sẵn sàng hỗ trợ bạn 

Chợ Úc cho phép người sử dụng ĐĂNG TIN MIỄN PHÍ về Việc Làm - Nhà ỞDịch Vụ cho Người Việt tại Úc.

Xin Chân Thành Cảm Ơn!

Đang tải...

Bài viết liên quan

Bác sĩ Mỹ: Yêu cầu công khai tác dụng phụ của vắcxin COVID-19

Vắcxin COVID-19 có thể gây ra tác dụng phụ từ nhẹ đến nặng tùy cơ địa mỗi người, cần lưu ý điều này trước khi tiêm chủng, các thầy thuốc Mỹ khuyến cáo. Theo Đài CNBC, trong bối cảnh các tiểu bang ở Mỹ chuẩn bị phân phối những liều vắcxin COVID-19 đầu tiên trong tháng 12,…

Ngôi làng Italy trả tiền cho người đến ở

Làng Santo Stefano di Sessanio hy vọng khoản trợ cấp lên tới 44.000 euro (hơn 52.000 USD) sẽ thu hút nhiều cư dân trẻ đến đây sống và khởi nghiệp. Ngôi làng nằm tại vùng Abruzzo phía Đông Nam Italy này tuần trước đã đăng tải chi tiết kế hoạch lên website của hội đồng…

Công ty Mỹ muốn phát triển vắc xin COVID-19 đông khô

Công ty công nghệ sinh học Arcturus Therapeutics có trụ sở tại Mỹ, phối hợp với Trường Y Duke – NUS của Singapore phát triển vắc xin COVID-19 mang tên Lunar-Cov19, đang tìm kiếm phiên bản đông khô. Phiên bản đông khô vắc xin COVID-19 của Công ty công nghệ sinh học Arcturus và Trường…

Nga ‘đấu’ vaccine Covid-19 với phương Tây

Sau khi bị phương Tây cáo buộc đánh cắp thông tin nghiên cứu vaccine Covid-19, Nga tuyên bố có thể tung ra vaccine ngay trong tháng 9. “Nga có lẽ sẽ là một trong những nước đầu tiên sản xuất vaccine, dù hàng tỷ USD đã được đầu tư vào Mỹ và tất cả công…

Trung Quốc nhắc Mỹ: Nước lớn thì chớ nên bắt nạt!

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị mới đây khẳng định với người đồng cấp Nga Sergey Lavrov rằng Mỹ đã “mất trí, đạo đức và sự tín nhiệm”. “Mỹ công khai theo đuổi chính sách “Nước Mỹ trên hết”, nâng cái tôi, chủ nghĩa đơn phương và bắt nạt lên mức tối đa. Đây…

Chuyên gia y tế Mỹ nói Tổng thống Trump ‘không thể dạy nổi’

Một chuyên gia đầu ngành y của Mỹ ngày 18-7 tuyên bố Tổng thống Mỹ Donald Trump “không thể dạy nổi” và tỏ ra nghi ngờ khả năng điều hành của ông trong dịch COVID-19. Bác sĩ Jonathan Reiner thuộc Trường Y khoa, ĐH George Washington – Ảnh: CNN Trong bài phỏng vấn thực hiện…

Đến Trung Quốc điều tra dịch Covid-19, chuyên gia WHO im ắng

Một nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đến thủ đô Trung Quốc vào cuối tuần qua để điều tra dịch Covid-19 nhưng lại có rất ít chi tiết được tiết lộ. WHO trước đó cho biết hai chuyên gia gồm một chuyên gia về sức khỏe động vật và…

Sốc với cảnh chở t.hi t.hể bệnh nhân COVID-19 bằng xe tuk tuk

Không thể để dọc theo chiều dài xe, người nhà bệnh nhân đành để thi thể nằm ngang khiến đầu và hai chân ló ra hai bên. Dù thi thể đã được bó kín trong túi nhựa, cảnh tượng vẫn gây sốc và khiến nhiều người xót xa trước số phận con người. Thi thể…

Quan chức ngoại giao Trung Quốc đồng loạt dịu giọng với Mỹ

Hai quan chức ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc mới đây bất ngờ dịu dọng khi nói về các mối quan hệ với Mỹ, giữa lúc quan hệ 2 nước leo thang căng thẳng vì nhiều vấn đề. “Chính sách của Trung Quốc về Mỹ vẫn không thay đổi. Chúng tôi vẫn sẵn sàng…

Ông Trump nói 99% ca bệnh COVID-19 ở Mỹ là vô hại

Trong bài phát biểu ngày Quốc khánh Mỹ 4-7, Tổng thống Trump cho biết chiến lược ứng phó với COVID-19 của Mỹ “đang đi đúng hướng”. Ông Trump phát biểu tại Nhà Trắng nhân ngày Quốc khánh Mỹ 4-7 – Ảnh: Getty Images Theo báo Guardian, ông Trump đã kỷ niệm ngày Quốc khánh với…

Thông tin khẩn cấp về 10 mã vùng bị phong tỏa

Trong khi tình hình dịch bệnh virus corona đang leo thang ở các địa điểm cụ thể, một số mã vùng sẽ bị phong tỏa cục bộ. Photo: sbs.com.au Từ 11:59pm ngày 1/7, lệnh phong tỏa được áp dụng cho các mã vùng sau: 3012 (Brooklyn, Kingsville, Maidstone, Tottenham, West Footscray) 3021 (Albanvale, Kealba, Kings…

Mỹ có thể ghi nhận 100.000 ca COVID-19 mỗi ngày

Chuyên gia bệnh truyền nhiễm hàng đầu của chính phủ Mỹ Anthony Fauci cảnh báo số ca nhiễm COVID-19 mới ở Mỹ có thể tăng gấp đôi lên đến 100.000 ca mỗi ngày nếu đà tăng đột biến hiện nay vượt ngoài tầm kiểm soát. Bác sĩ Anthony Fauci phát biểu trước một ủy ban…

WHO cử chuyên gia tới Trung Quốc điều tra nguồn gốc COVID-19

Mất đến 6 tháng kể từ lúc dịch COVID-19 bùng phát, Tổ chức Y tế thế giới mới thông báo sẽ gửi một đội chuyên gia tới Trung Quốc để điều tra nguồn gốc của dịch bệnh này. Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus dự một cuộc họp…

Chủ tiệm nail gốc Việt so sánh George Floyd với nCoV

MỸ – Tiệm nail của Hanh Phan ở bang California bị phản đối và kêu gọi đóng cửa, sau khi bà so sánh người da màu George Floyd với nCoV. Người biểu tình da màu tập trung bên ngoài tiệm nail “Tips&Toes” của bà Hanh (Hannah) Phan ở thành phố Carson, quận Los Angeles, bang California, hôm 27/6…

Úc triển khai 1.000 binh lính đến Melbourne dập ổ dịch COVID-19 mới

Quân đội Úc ngày 25-6 thông báo sẽ triển khai khoảng 1.000 binh sĩ quân đội đến thành phố Melbourne, bang Victoria trong nỗ lực dập ổ dịch COVID-19 nghiêm trọng nhất ở nước này. Một điểm xét nghiệm COVID-19 tạm thời tại bãi đậu xe một trung tâm mua sắm ở thành phố Melbourne,…

Trump tiếp tục cáo buộc Trung Quốc làm bùng phát dịch

Trump tiếp tục đổ lỗi cho Bắc Kinh về sự lây lan toàn cầu của nCoV, gọi virus này là “Kung Flu”, gần giống “Kung Fu”, chỉ võ thuật Trung Quốc. “Tôi có thế đặt tên nó là Kung flu. Tôi có thể đặt 19 phiên bản tên gọi khác nhau của nó. Nhiều người gọi…

Ông Trump: Xét nghiệm COVID-19 là ‘con dao hai lưỡi’

Tổng thống Trump không ngại che giấu chuyện đã thúc giục các bang bớt xét nghiệm COVID-19, bởi theo ông càng xét nghiệm lại càng phát hiện thêm nhiều người bệnh và điều có thể ảnh hưởng tới kế hoạch đưa nền kinh tế trở lại bình thường của ông. Các báo đài không ưa…

Sau 24 ngày không ca nhiễm, New Zealand phải truy lùng hàng trăm người

Nhà chức trách New Zealand phải truy tìm hàng trăm người tiếp xúc gần với 2 công dân Anh, sau khi phát hiện cặp đôi này nhiễm virus corona. Guardian hôm 17/6 cho biết nhà chức trách New Zealand đã phải truy tìm 320 người có tiếp xúc gần với 2 người phụ nữ nhiễm virus…

Cảnh báo xu hướng nguy hiểm giữa Mỹ – Trung trên biển Đông

Trung Quốc và Mỹ đang tiến đến rủi ro xung đột và cần đề ra một cơ chế giải quyết khủng hoảng hiệu quả khi tàu chiến 2 nước tiếp xúc gần ở biển Đông, giới chuyên gia chiến lược hàng hải khẳng định. Theo một nguồn tin mật từ quân đội Trung Quốc, trong…

Trung Quốc phong tỏa một phần Bắc Kinh vì phát hiện ổ dịch mới

Thủ đô Bắc Kinh phải đóng cửa một phần sau khi phát hiện ít nhất 6 ca lây nhiễm virus corona trong cộng đồng có liên quan tới một chợ nông sản lớn. Theo AFP, chính quyền Trung Quốc hôm 13/6 đã phong tỏa một phần Bắc Kinh sau khi phát hiện một ổ dịch mới tại thành…

PNAS: Khẩu trang ‘cứu’ thế giới hơn giãn cách xã hội

Một nghiên cứu công bố trên Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ (PNAS) chỉ ra rằng đeo khẩu trang thậm chí quan trọng hơn cả thực hiện giãn cách xã hội và ở yên tại nhà trong việc ngăn cản hàng ngàn người chết vì COVID-19 trên toàn thế giới. Bộ Giao…

Covid-19 có thể xuất hiện ở Vũ Hán từ tháng 8/2019

Nghiên cứu của Trường Y, Đại học Harvard, sử dụng ảnh vệ tinh và xu hướng tìm kiếm trên mạng cho thấy Covid-19 có thể đã lây lan ở Trung Quốc từ tháng 8/2019. Nghiên cứu mới chỉ ra số lượng ôtô trong bãi đậu xe 5 bệnh viện ở Vũ Hán từ đầu tháng 8/2019 cao…

Trung Quốc quyết ‘chiến đến cùng’ trên mọi mặt trận

Những gì Trung Quốc đã làm với cáo buộc về Covid-19 và dự luật an ninh Hong Kong cho thấy họ sẵn sàng “quyết chiến” để duy trì quyền kiểm soát. Khi nhiều nước trên thế giới vẫn quay cuồng vì Covid-19, chính quyền Trung Quốc không chỉ tìm cách vực dậy đất nước sau đại dịch, mà còn nhắm…

Sự khác biệt của người đàn ông trước và sau khi nhiễm COVID-19

Hồi tháng Ba, một nam hộ lý ở San Francisco (Mỹ) tên là Schultz (Mike Schultz) không may nhiễm viêm phổi Vũ Hán khi tham dự một hoạt động tập thể. Trải qua 6 tuần điều trị anh đã được xuất viện, nhưng cơ thể cường tráng ban đầu đã hao mất 23 kg, tạo…

Sốc vì chữa Covid-19 hơn 800.000 USD

MỸ – Robert Dennis, giáo viên cấp ba tại thành phố Denver, bang Colorado, nhận hóa đơn điều trị sau khi khỏi Covid-19 với số tiền lên tới 840.386 USD.  “Sau khi nhìn thấy con số trong hóa đơn đầu tiên vào hôm qua, tôi lại cảm giác khó thở một lần nữa”, Suzanne, vợ của…

Tránh Trung Quốc, Anh hối Mỹ lập “Liên minh 5G” không có Huawei

Anh hôm 29-5 cho biết đang thúc giục Mỹ thành lập một nhóm gồm 10 quốc gia có thể phát triển công nghệ mạng 5G của riêng mình nhằm giảm sự phụ thuộc vào Tập đoàn công nghệ viễn thông Huawei của Trung Quốc. Anh đề xuất thành lập nhóm “D10” gồm 7 quốc gia…

Bác sĩ lo ngại số ca COVID-19 ở Mỹ có thể lên tới 3,5 triệu

Một kỹ thuật test với độ chính xác 90% vẫn sẽ bỏ sót 50% số ca nhiễm, một bác sĩ người Mỹ dẫn chứng. Do đó, giới chuyên gia cho rằng số người Mỹ thật sự nhiễm virus corona ít nhất gấp đôi con số báo cáo hiện nay, tức khoảng 3,5 triệu ca. Thống…

Ông Trump lại gọi ‘Virus Trung Quốc’ trên mạng xã hội

Trong những dòng chỉ trích nhắm vào ứng viên tổng thống Đảng Dân chủ Joe Biden, Tổng thống Trump đã dùng ‘Virus Trung Quốc’ để nói về virus corona chủng mới gây ra bệnh COVID-19. Tổng thống Mỹ Donald Trump dùng cụm “Virus Trung Quốc” trong bài đăng trên Twitter ngày 26-5 – Ảnh chụp…

Thông điệp đằng sau họp quốc hội Trung Quốc

Kỳ họp quốc hội cho giới lãnh đạo Trung Quốc cơ hội thể hiện rằng họ có thể chịu hệ quả về kinh tế bởi Covid-19 nhưng vẫn vững vàng về mặt chính trị. Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (NPC), tức quốc hội Trung Quốc, bắt đầu họp từ 22/5. Phát biểu tại phiên khai…

Cạn túi thời COVID-19, phải đổi tình dục lấy tiền thuê nhà

Khảo sát tại Mỹ phát hiện số trường hợp chủ nhà quấy rối tình dục người thuê, bao gồm cả đòi hỏi quan hệ tình dục đổi tiền trọ, đã tăng cao trong mùa dịch. Thất nghiệp, mất thu nhập là lý do dẫn đến tình trạng này. Phụ nữ dễ trở thành nạn nhân…

Covid-19 ‘xóa sổ’ một thế hệ ở Italy

Các nghĩa trang khắp Italy san sát mộ mới đào, đa phần người chết là bệnh nhân Covid-19 lớn tuổi trong viện dưỡng lão. Tại lô đất 87 nằm trong góc nghĩa trang ở Milan, Italy, tổng cộng 120 ngôi mộ vừa xuất hiện. Mỗi ngôi mộ được đánh dấu đơn giản bằng cây thánh giá nhựa màu trắng.…

Trung Quốc có thể thắng ngược trong cuộc điều tra Covid-19

Trước khi ông Tập phát biểu tại Đại hội đồng Y tế Thế giới, Trung Quốc dường như yếu thế khi gần 120 nước ủng hộ điều tra Covid-19. Nghị quyết do Liên minh châu Âu (EU) soạn thảo, trong đó kêu gọi đánh giá “độc lập, công bằng và toàn diện” về phản ứng…

Ông Trump nói Trung Quốc ‘bất tài’ gây ‘thảm sát toàn cầu’

Tổng thống Mỹ tiếp tục chỉ trích cách xử lý dịch COVID-19 ban đầu của Trung Quốc đã gây ra hậu quả lớn, trong lúc truyền thông nhà nước Trung Quốc cho rằng các nỗ lực cảnh báo của Bắc Kinh đã bị phương Tây phớt lờ. Tổng thống Trump thoạt đầu ca ngợi Trung…

Báo Trung Quốc gọi Úc là tay sai của Mỹ

Tờ báo thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc nói đây là ý kiến của dân mạng nhưng báo Úc nói đây là từ ngữ của Hoàn Cầu Thời báo chứ chẳng có dân mạng nào cả. Thủ tướng Úc Scott Morrison có thái độ cứng rắn với Trung Quốc hơn người tiền nhiệm – Ảnh:…

Phát hiện người nhiễm virus SARS-CoV-2 từ chồn

Một nông dân làm việc tại một trại nuôi chồn lấy lông xuất khẩu ở Hà Lan được thông báo nhiễm virus SARS-CoV-2 và nguồn lây là chồn. Chồn nuôi ở Hà Lan – Ảnh: AFP Bộ trưởng Nông nghiệp Hà Lan Carola Schouten gửi thư lên quốc hội nước này ngày 20-5 thông báo…

Nga cáo buộc Mỹ nỗ lực phá hoại WHO

Nga chỉ trích việc Trump đe dọa rút Mỹ khỏi WHO và phản đối những hành vi phá hoại tổ chức này.  “Có những cơ hội để cải thiện tổ chức và cũng như trước đây, chúng tôi đã sẵn sàng đóng vai trò tích cực trong công việc này”, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei…

Trump coi ca nCoV ở Mỹ cao là ‘chuyện tốt’

Trump xem tỷ lệ nhiễm nCoV ngày càng tăng ở Mỹ là “huân chương danh dự” vì đó là dấu hiệu cho thấy khả năng xét nghiệm của đất nước. “Khi chúng ta ghi nhận nhiều ca nhiễm, tôi không xem đó là chuyện xấu. Ở một khía cạnh nào đó, tôi xem đó như chuyện…