Khi đại dịch trở thành ‘giọt nước tràn ly’ cho cuộc đối đầu Mỹ – Trung

Đại dịch Covid-19 đang đào sâu những chia rẽ đã tồn tại dai dẳng trong quan hệ Mỹ – Trung suốt nhiều năm qua. Mỗi nước tìm cách vượt mặt đối thủ để định hình trật tự thế giới.

Quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc vốn đã căng thẳng trong nhiều năm, vài tháng qua lại tiếp tục trượt dốc với tốc độ chóng mặt. Danh sách những lợi ích cùng chia sẻ giữa hai nước càng thu hẹp, trong khi danh sách các vấn đề xung đột ngày một dài thêm.

Theo Wall Street Journal, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từ năm 2019 đã kêu gọi giới chức nước này phản kháng với bất kỳ động thái nào được cho là ngáng đường sự trỗi dậy của đất nước. Họ gia tăng hoạt động quân sự ở Biển Đông và liên tiếp đe dọa Đài Loan. Trong khi đó, truyền thông Trung Quốc công khai đăng tải những công kích nặng nề chưa từng có nhắm vào Ngoại trưởng Mike Pompeo.

Tổng thống Donald Trump huy động phần lớn bộ máy chính phủ cho chiến dịch đối phó Trung Quốc với nhiều cuộc điều tra, truy tố và hạn chế xuất nhập khẩu. Theo một phân tích chính sách, gần như mọi thành viên nội các và quan chức cơ quan ngang bộ đều mang lập trường đối đầu với Trung Quốc, hoặc từ bỏ những chương trình hợp tác trong quá khứ với nước này.

Những hằn học càng bị đào sâu trong đợt bùng phát đại dịch virus corona toàn cầu. Quan hệ hai nước rơi xuống điểm thấp nhất trong thời hiện đại. Cả hai chính phủ rũ bỏ hợp tác và tìm cách vượt mặt nhau để chi phối các sự kiện trong trật tự thế giới hậu đại dịch.

Ông Tập Cận Bình phát biểu vào tháng 9/2019 tại trường đào tạo chính trị cấp cao, kêu gọi cán bộ Trung Quốc phải dám đấu tranh và đấu cũng phải giỏi. Ảnh: Tân Hoa Xã.

Nghi ngờ lên đỉnh điểm, quan hệ chạm đáy

Tổng thống Trump thời giai quan chỉ trích gay gắt cách Trung Quốc ứng phó đại dịch bùng phát. Ông đã công bố ý định sử dụng thuế quan và những cách khác để “đòi đền bù” từ Bắc Kinh. Dù vậy, một số quan chức cấp cao ở Washington tuần này đã bóng gió khả năng tạm hoãn trừng phạt Trung Quốc về mặt kinh tế.

Một báo cáo mới của Bộ Ngoại giao Mỹ kết luận Bắc Kinh và các đồng minh của họ đang xúc tiến chiến dịch sai lệch thông tin chống lại Mỹ liên quan đến dịch bệnh. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Triệu Lập Kiên, công khai đặt ra thuyết âm mưu rằng quân đội Mỹ phát tán virus chết người ở Trung Quốc. Phát ngôn này lại được khuếch đại bởi truyền thông nhà nước Trung Quốc, dù Lầu Năm Góc đã chính thức bác bỏ cáo buộc mà họ xem là “ngớ ngẩn”.

“Đó rõ ràng là phản công địa chính trị”, Matt Turpin, cựu giám đốc bộ phận các vấn đề Trung Quốc tại Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC), từng làm việc trong giai đoạn đầu của nhiệm kỳ Tổng thống Trump, nhận định.

Ông cho rằng nước Mỹ cần đối mặt với Trung Quốc vì “chui đầu vào cát trốn cũng không làm mọi việc khá hơn”. Giống như Turpin, những người ủng hộ chính sách cứng rắn với Bắc Kinh cho rằng Washington đang thu được kết quả. Hai nước đã đạt được thỏa thuận thương mại giai đoạn một, với Trung Quốc hứa hẹn mua thêm hàng hóa và dịch vụ Mỹ. Nhìn rộng hơn nữa, cách tiếp cận này răn đe Trung Quốc thông qua phô trương sức mạnh và khởi động lại những mối quan hệ trước kia quá lợi cho họ.

Trong khi đó, một số quan chức và chuyên gia chính sách đối ngoại lo sợ nếu hai cường quốc cứ mãi nghi ngờ lẫn nhau thì những lợi ích chung còn sót lại sẽ bị phá bỏ. Chuyên gia Trung Quốc Wang Jisi, chủ tịch Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (IISS) của Đại học Bắc Kinh, chia sẻ: “Tâm lý chung ở Trung Quốc là Mỹ không muốn Trung Quốc trỗi dậy thành cường quốc toàn cầu”.

Ở chiều ngược lại, người dân Mỹ cũng thiếu tin tưởng Trung Quốc. Khảo sát vào tháng 3 của Trung tâm Nghiên cứu Pew (PRC) phát hiện trong 1.000 người tham gia thì khoảng 2/3 mang cái nhìn thiếu thiện cảm về Trung Quốc. Đây là mức tiêu cực nghiêm trọng nhất kể từ khi PRC bắt đầu khảo sát về vấn đề này vào năm 2005. Thái độ hoài nghi Trung Quốc tăng gần 20 điểm phần trăm kể từ khi ông Trump nhậm chức. Đánh giá tích cực về ông Tập cũng ở mức thấp kỷ lục.

Mỹ cáo buộc Trung Quốc thiếu minh bạch về nguồn gốc đại dịch, nghi ngờ khởi phát dịch có liên quan đến cơ sở thí nghiệm tại Vũ Hán. Ảnh: AFP.

Bước ngoặt đại dịch

Một vài thành viên quản lý chiến dịch tái tranh cử của ông Trump muốn đặt chính sách cứng rắn với Trung quốc làm trọng tâm. Tuy nhiên, bản thân tổng thống Mỹ không mấy mặn mà với chiến thuật này và chưa duyệt tung quảng cáo chính trị liên hệ giữa Trung Quốc và ứng viên chủ lực của đảng Dân chủ, cựu phó tổng thống Joe Biden.

Trong một lần trả lời phỏng vấn gần đây với Wall Street Journal, Tổng thống Trump nói ông chiến thắng cuộc bầu cử năm 2016 nhờ chỉ trích hệ thống lãnh đạo chính trị Mỹ đã để cho Trung Quốc qua mặt, chứ không chủ đích công kích trực tiếp Trung Quốc. Ông đánh giá cách tiếp cận này góp phần đưa Trung Quốc đến bàn ký kết thỏa thuận thương mại vào tháng 1.

Dù theo đuổi chính sách cứng rắn nhất trong gần 40 năm qua với Trung Quốc, ông Trump vẫn thường dành lời khen cho cá nhân ông Tập và nói về tình bạn giữa hai người. Theo một số quan chức ở Washington, đây là chiến thuật để mở đường cho giới lãnh đạo Trung Quốc chấp nhận các yêu sách đàm phán phía Mỹ.

Đầu năm nay, một số cố vấn chính trị của Tổng thống Trump, cả trong và ngoài chiến dịch tái tranh cử, đã đề nghị ông đối đầu Trung Quốc một cách trực diện hơn. Họ tự tin ý tưởng sẽ nhận được sự ủng hộ từ cả hai đảng. Một trong các đề xuất là thành lập ủy ban đặc biệt để điều tra nguồn gốc virus và liệu Bắc Kinh có nỗ lực khống chế dịch.

Theo tiết lộ của giới chức Nhà Trắng, Tổng thống Trump vào tháng 1 đã có hai lần từ chối đề xuất từ nhóm cố vấn. Họ muốn Washington tăng sức ép để ông Tập minh bạch hơn về nguyên nhân bùng phát dịch và triệu chứng ở người nhiễm virus. Tổng thống Mỹ lo ngại chỉ trích chỉ khiến Trung Quốc thêm thiếu hợp tác.

Đại dịch và những hệ lụy của nó đã khiến ông Trump đổi ý. Ông nói mình rất phẫn nộ trước Trung Quốc khi dịch bệnh “đáng lẽ đã có thể được ngăn chặn”. Ông kêu gọi ông Tập Cận Bình “làm những gì chúng tôi đang làm – tìm hiểu nguồn gốc đại dịch”.

Chính phủ Mỹ lẫn Trung Quốc đều đang đối diện những sức ép trong nước liên quan đến đại dịch. Điều này có khả năng khiến quan hệ song phương đang chia rẽ lại càng căng thẳng hơn. Bản thân ông Trump đang vấp phải những quảng cáo chính trị tấn công chính sách tập trung vào vấn đề Trung Quốc.

Trong khi đó, ông Tập cũng đối diện nhiều thách thức, từ hồi phục nền kinh tế chững lại vì đại dịch, kiểm soát tỷ lệ thất nghiệp và các bất ổn dai dẳng ở Hong Kong. Những vấn đề nội tại thúc đẩy ông Tập sử dụng căng thẳng quan hệ với Mỹ như một công cụ để thể hiện hình ảnh nhà lãnh đạo mạnh mẽ.

Thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 giữa Mỹ và Trung Quốc đứng trước nguy cơ vì căng thẳng song phương tiếp tục gia tăng. Ảnh: Reuters.

Từ “lớn mạnh cùng nhau” đến đối đầu

Quan hệ Mỹ – Trung đã rơi vào tình trạng bất ổn trong gần một thập kỷ qua, với những căng thẳng dai dẳng về thương mại, các cáo buộc Trung Quốc đánh cắp công nghệ, cùng quan ngại về chính sách quân sự và ngoại giao quyết liệt của Bắc Kinh.

“Chúng ta đã đánh giá thấp mức độ hệ tư tưởng thúc đẩy (hành động) của Trung Quốc. Hệ quả là chúng ta qua nhiều năm vẫn tự tin có khả năng thay đổi Trung Quốc bằng cách chào đón họ tham gia trật tự quốc tế. Đến năm 2017, đã khá rõ ràng điều này không thành công”, tướng H.R. McMaster, cố vấn an ninh quốc gia thứ hai trong nhiệm kỳ Tổng thống Trump, nhận định.

Sau khi nhìn nhận nước Mỹ đã yếu đi vì cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, Bắc Kinh bắt đầu mở rộng sức ảnh hưởng của mình một cách quyết liệt và giành phần của Mỹ, theo Wall Street Journal.

Bắc Kinh duy trì các biện pháp ép công ty Mỹ chuyển giao công nghệ và hạn chế quyền tiếp cận của công ty nước ngoài vào thị trường nước này. Ông Tập đẩy mạnh sự can thiệp của nhà nước như đưa ra quy định mới về an ninh công nghệ và thúc đẩy luật chống độc quyền.

Các chính sách khiến doanh nghiệp Mỹ, vốn là tác nhân bền bỉ thúc đẩy quan hệ song phương, từ chỗ lạc quan về chính sách “lớn mạnh cùng nhau” với Trung Quốc chuyển sang luôn hoài nghi. Trong khi đó, theo một đánh giá về các chính sách Trung Quốc của 23 quan chức trong nội các và quan chức cấp nội các, hầu hết có lập trường đối đầu với Trung Quốc hoặc cản trở hợp tác với nước này.

Bộ Tư pháp Mỹ đã khởi động “Sáng kiến Trung Quốc”, khuyến khích công tố viên tìm các vụ án gián điệp, đánh cắp bí mật và tấn công mạng có liên quan đến Trung Quốc nước này. Bộ Giáo dục Mỹ năm 2019 bắt đầu điều tra tài trợ nước ngoài tại các trường đại học. Các cơ quan độc lập như Ủy ban Truyền thông liên lạc Liên bang (FCC) cũng hành động quyết liệt, giảm quyền tiếp cận của Trung Quốc đối với cơ sở hạ tầng liên lạc viễn thông Mỹ.

Ngoại trưởng Mike Pompeo thậm chí đã kêu gọi người dân “nhìn nhận Trung Quốc đúng bản chất, chứ không theo cách chúng ta mong ước”. Trong phát biểu tháng 10/2019, ông còn nhấn mạnh nước Mỹ “cuối cùng đã nhận ra mức độ thù địch thật sự” của Trung Quốc “đối với Mỹ và các giá trị của chúng ta”.

Một nguồn tin tiết lộ Bộ Ngoại giao Mỹ đang xây dựng các nhóm sự vụ để giám sát Trung Quốc mở rộng sức ảnh hưởng như thế nào và Mỹ cần xây dựng chiến lược đối phó ra sao.

Trong năm nay, Bộ Ngoại giao Mỹ còn chỉ định thêm một đặc phái viên đối phó sức ảnh hưởng của Trung Quốc cùng một số nước khác tại Liên Hợp Quốc và những tổ chức quốc tế. Nhiệm vụ đầu tiên của đặc phái viên này là phối hợp với nhân sự Bộ Ngoại giao và Bộ Thương mại chặn ứng viên do Trung Quốc “chống lưng” trở thành lãnh đạo cơ quan xúc tiến quyền sở hữu trí tuệ của Liên Hợp Quốc.

Theo Zing

Thông tin liên hệ

Họ và tên: Dịch vụ đăng bài Chợ Úc

Địa chỉ email: [email protected]

Thông tin bài viết

Lưu ý: Khi bạn gọi điện liên hệ với người đăng tin này, xin vui lòng nói cho họ biết bạn biết được thông tin này trên Chợ Úc nhé. Họ sẽ sẵn sàng hỗ trợ bạn 

Chợ Úc cho phép người sử dụng ĐĂNG TIN MIỄN PHÍ về Việc Làm - Nhà ỞDịch Vụ cho Người Việt tại Úc.

Xin Chân Thành Cảm Ơn!

Đang tải...

Bài viết liên quan

Làm ăn ở Trung Quốc: ‘Ông lớn’ được chia phần chính là Joe Biden

Tony Bobulinski, một người tự nhận là “đối tác làm ăn cũ” của nhà Biden, ngày 22-10 đã lên tiếng khẳng định “ông lớn” được nhắc trong các email chia chác lợi nhuận ở Trung Quốc chính là Joe Biden – ứng viên tổng thống của Đảng Dân chủ. Trong tuyên bố được gởi tới…

Đài Loan ‘đốt’ gần 900 triệu USD ứng phó máy bay Trung Quốc

Cơ quan phòng vệ Đài Loan đã chi khoảng 886,49 triệu USD cho các lần xuất kích tăng đột biến để ngăn máy bay Trung Quốc áp sát hòn đảo. Lãnh đạo cơ quan phòng vệ Đài Loan Nghiêm Đức Phát ngày 7/10 cho biết số tiền này được lực lượng phòng vệ trên không…

Chuyên gia y tế Mỹ nói Tổng thống Trump ‘không thể dạy nổi’

Một chuyên gia đầu ngành y của Mỹ ngày 18-7 tuyên bố Tổng thống Mỹ Donald Trump “không thể dạy nổi” và tỏ ra nghi ngờ khả năng điều hành của ông trong dịch COVID-19. Bác sĩ Jonathan Reiner thuộc Trường Y khoa, ĐH George Washington – Ảnh: CNN Trong bài phỏng vấn thực hiện…

Đằng sau “cái bắt tay” âm thầm giữa Bắc Kinh và Tehran

Iran và Trung Quốc đang âm thầm phác thảo thỏa thuận về thiết lập quan hệ đối tác kinh tế và an ninh sâu rộng, dọn đường cho các kế hoạch đầu tư trị giá nhiều tỉ USD của Bắc Kinh vào nhiều lĩnh vực của Tehran. Đề xuất dài 18 trang mà tờ The…

Trung Quốc – tác nhân thành bại với ông Trump

Để giành lợi thế trên đường đua bầu cử tháng 11 tới, Tổng thống Mỹ Donald Trump buộc phải vực dậy nền kinh tế theo hình chữ V, đồng thời lấy lại niềm tin của người dân trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19. Tổng thống Mỹ Donald Trump lên chuyên cơ cho chuyến đi…

Ngoại trưởng Trung Quốc kêu gọi hòa giải Trung – Mỹ

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị kêu gọi hòa giải giữa Trung Quốc và Mỹ sau khi nhiều tháng leo thang căng thẳng đã khiến mối quan hệ giữa hai nước trở nên nghiêm trọng nhất trong nhiều thập kỷ qua. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị – Ảnh: EPA-EFE Ông Vương Nghị là quan chức cao…

CEO công nghệ chửi rủa gia đình gốc Á giữa nhà hàng ở Mỹ

Một gia đình ở Nam California, Mỹ, đã lên tiếng sau khi bị giám đốc điều hành của một công ty công nghệ phân biệt chủng tộc tại nhà hàng hôm 4/7. Tại thời điểm xảy ra vụ việc, gia đình của ông Raymond Orosa đang tổ chức tiệc sinh nhật cho Maria Orosa vào…

Sunday Times: Virus gần giống Covid-19 được gửi tới Vũ Hán năm 2013

Tờ Sunday Times đưa tin rằng từ 7 năm trước, một mẫu virus gần giống với Covid-19 đã được gửi đến Viện Virus học Vũ Hán, từ đó nêu bật câu hỏi về nguồn gốc của đại dịch hiện nay. Theo Sunday Times, mẫu virus này được lấy từ dơi sống trong mỏ đồng ở phía…

Ông Trump nói 99% ca bệnh COVID-19 ở Mỹ là vô hại

Trong bài phát biểu ngày Quốc khánh Mỹ 4-7, Tổng thống Trump cho biết chiến lược ứng phó với COVID-19 của Mỹ “đang đi đúng hướng”. Ông Trump phát biểu tại Nhà Trắng nhân ngày Quốc khánh Mỹ 4-7 – Ảnh: Getty Images Theo báo Guardian, ông Trump đã kỷ niệm ngày Quốc khánh với…

Mỹ mua gần hết thuốc trị Covid-19 đầu tiên của thế giới

Mỹ đã mua hầu hết lượng thuốc remdesivir, được coi là chống được Covid-19, sản xuất trong 3 tháng tới trên toàn cầu. Các chuyên gia và các nhà vận động đã lo ngại về hành động đơn phương này của Mỹ và lo những tác động lớn hơn khi vaccine có trên thị trường. Chính quyền…

Ông Obama lên tiếng mạnh mẽ chưa từng thấy về Tổng thống Trump

Cựu tổng thống Mỹ Obama mới đây đã thể hiện quan điểm mạnh mẽ chưa từng có với người kế nhiệm về cách ông Trump gọi Covid-19 là “kung flu” hay “virus Trung Quốc”. Tại sự kiện đấu giá gây quỹ giới hạn người tham gia của cựu phó tổng thống Joe Biden được tổ chức…

Iran yêu cầu Interpol bắt ông Trump vì vụ ám sát tướng Soleimani

Không chỉ Tổng thống Mỹ Donald Trump, Iran còn phát lệnh bắt giữ 35 người khác liên quan đến vụ ám sát tướng cấp cao Qassem Soleimani. Quốc gia này thậm chí yêu cầu chủ tịch Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) giúp đỡ. Iran đòi bắt giữ Tổng thống Mỹ Donald…

Báo Đài Loan lưu ý khả năng ông Trump phản bội Đài Loan

Việc cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton dự đoán Đài Loan có khả năng cao sẽ bị Tổng thống Trump bỏ rơi giống như người Kurd đã nhận được sự chú ý của truyền thông Đài Loan. Trang Liên Hiệp Báo của Đài Loan đăng bài viết: “Bolton nói: Chỉ cần…

Bà Thái Anh Văn muốn Đài Loan thành hòn đảo song ngữ năm 2030

Lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn có kế hoạch đầu tư để giúp người trẻ Đài Loan sử dụng thông thạo tiếng Anh, giúp kết nối nhiều hơn với cộng đồng quốc tế và giải thích cho bạn bè quốc tế về nhiều vấn đề của Đài Loan. Lãnh đạo Đài Loan Thái Anh…

Trump tiếp tục cáo buộc Trung Quốc làm bùng phát dịch

Trump tiếp tục đổ lỗi cho Bắc Kinh về sự lây lan toàn cầu của nCoV, gọi virus này là “Kung Flu”, gần giống “Kung Fu”, chỉ võ thuật Trung Quốc. “Tôi có thế đặt tên nó là Kung flu. Tôi có thể đặt 19 phiên bản tên gọi khác nhau của nó. Nhiều người gọi…

Mã di truyền cho thấy phát hiện mới về virus corona ở Vũ Hán

Virus SARS-CoV-2 nhiều khả năng đã lây lan ở Trung Quốc từ mùa thu năm ngoái, theo một số phân tích khác nhau về mã di truyền của virus này, của các nhóm nghiên cứu độc lập. Những phân tích này, dựa trên thông tin di truyền của virus, cho thấy sự lây lan từ…

Ông Trump: Xét nghiệm COVID-19 là ‘con dao hai lưỡi’

Tổng thống Trump không ngại che giấu chuyện đã thúc giục các bang bớt xét nghiệm COVID-19, bởi theo ông càng xét nghiệm lại càng phát hiện thêm nhiều người bệnh và điều có thể ảnh hưởng tới kế hoạch đưa nền kinh tế trở lại bình thường của ông. Các báo đài không ưa…

Cao ủy EU: TT Trump làm hại quan hệ xuyên Đại Tây Dương

Người đứng đầu về đối ngoại EU nói việc Tổng thống Trump công kích EU đã làm hại đáng kể quan hệ xuyên Đại Tây Dương, khiến khối có hướng đi riêng trong các vấn đề quốc tế. Ông Josep Borrell nói châu Âu sẽ không theo lời kêu gọi của Mỹ trong việc có lập trường…

3 quyển sách ‘bom tấn’ vén màn Nhà Trắng trước bầu cử

Đến hẹn lại lên, mỗi khi nước Mỹ chuẩn bị bước vào bầu cử tổng thống nhiệm kỳ mới, y như rằng người ta lại thấy xuất hiện những cuốn sách được quảng cáo có nội dung “kể tất tật” hay “chuyện chưa kể” liên quan các ứng cử viên. Quyển sách sắp ra mắt…

Ông Trump ký luật trừng phạt Trung Quốc vì vấn đề Tân Cương

Tổng thống Trump đã ký thông qua đạo luật trừng phạt Trung Quốc vì những vấn đề đối với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Động thái diễn ra ngay trước thềm cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Mike Pompeo và Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì ở Hawai. Cựu cố vấn…

Doanh nghiệp Đức dứt áo khỏi Trung Quốc, còn tôm hùm Úc chưa có lối ra

Đại dịch Covid-19 khiến nhiều nước muốn giảm phụ thuộc chuỗi cung ứng vào Trung Quốc, nhưng giảm tới mức nào là điều cần được tính toán kỹ lưỡng. Nhật Bản đã dành ra 2,2 tỷ USD để giúp các công ty chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Các bộ trưởng thương mại châu Âu đã nhấn mạnh…

Đường bay của vận tải cơ Mỹ khiến Trung Quốc tức giận

Vận tải cơ C-40A Mỹ bay qua khu vực phía tây đảo Đài Loan, khiến Trung Quốc nổi giận điều tiêm kích Su-30 áp sát hòn đảo để đáp trả. Một vận tải cơ C-40A Clipper, phiên bản quân sự của mẫu máy bay chở khách Boeing 737, ngày 9/6 thực hiện hành trình bay…

Mỹ – Trung tìm cách hạ nhiệt căng thẳng

Các nhà ngoại giao hàng đầu Mỹ và Trung Quốc có kế hoạch gặp mặt tại bang Hawaii trong nỗ lực hạ nhiệt những căng thẳng đang khiến quan hệ song phương xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ qua. Tờ South China Morning Post (Hồng Kông) hôm 13-6 dẫn nguồn tin giấu tên…

TT Trump nói sẽ ra đi trong hòa bình nếu thất bại vào tháng 11

Tổng thống Trump lên tiếng trấn án dư luận về việc sẽ rời khỏi Nhà Trắng trong hòa bình nếu thất bại trong cuộc bầu cử vào tháng 11. Theo Politico, Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 12/6 lên tiếng trấn an dư luận và gạt đi lo ngại về khả năng ông từ chối rời khỏi Nhà Trắng…

Twitter xóa các tài khoản chịu ảnh hưởng của Trung Quốc

Twitter đã gỡ xuống hàng ngàn tài khoản liên quan đến một hoạt động tuyên truyền các thông điệp của Trung Quốc về coronavirus, Hồng Kông và Đài Loan. Twitter đã xóa hơn 170,000 tài khoản gắn liền với hoạt động gây ảnh hưởng do Bắc Kinh hậu thuẫn nhằm truyền bá thông điệp có…

Mỹ – Trung Quốc kéo nhau vào mặt trận đối đầu mới

Giải trừ vũ khí hạt nhân có thể trở thành một mặt trận mới trong mối quan hệ rạn nứt ngày càng sâu sắc giữa Trung Quốc và Mỹ sau khi Bắc Kinh từ chối tham gia đàm phán với Washington và Moscow để mở rộng một hiệp ước quan trọng. Đặc phái viên kiểm…

Ba chính trị gia Mỹ quyết giáng đòn trừng phạt Trung Quốc

Ba thượng nghị sĩ Tom Cotton, Josh Hawley và Marco Rubio, những ngôi sao trong giới chính trị gia bảo thủ, đang cạnh tranh nhau để cho thấy ai cứng rắn nhất với Trung Quốc. “Điều quân đội đi”. Với bài bình luận trên báo New York Times kêu gọi can thiệp quân sự đối với các…

Đảng thân Trung Quốc liên tục thua đau tại Đài Loan

Quốc dân đảng (KMT), đảng đối lập chính tại Đài Loan, đang bắt đầu xa lánh Trung Quốc khi liên tiếp thất bại trong các cuộc bầu cử quan trọng và không thể phản biện lại các chỉ trích nói đảng này “muốn bán Đài Loan cho đại lục”. Chủ tịch KMT Johnny Chiang đang…

Trump dọa áp thuế EU, Trung Quốc

Trump cảnh báo sẽ áp thuế đối với hàng hóa của Liên minh châu Âu và Trung Quốc để trả đũa các biểu thuế nhằm vào tôm hùm Mỹ. Trong cuộc họp với các đại diện nghề cá tại thành phố Bangor, bang Maine, ngày 5/6 (sáng 6/6 giờ Hà Nội), Tổng thống Mỹ Donald…

Trump nói đối phó biểu tình ‘dễ như cắt bơ’

Trump ví Vệ binh Quốc gia như “con dao cắt bơ”, cho rằng lực lượng này đã giúp ngăn các vụ cướp phá ở thành phố Minneapolis. Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc phỏng vấn với kênh Newsmax ngày 3/6 chỉ trích nhiều thành phố trì hoãn huy động Vệ binh Quốc gia đối phó biểu tình,…