Khủng hoảng vì nhà ít tiền vẫn đi du học

2h đêm, Nghĩa lao ra khỏi quán bar nơi cậu làm thêm, cạnh quốc lộ, ước mình dám bước thêm một bước nữa, đủ kết thúc cuộc đời.

Nhìn những chiếc xe tải phóng đi, Nghĩa thở gấp, bàn tay run rẩy. Đó không phải lần đầu tiên chàng trai Hà Nội sinh năm 1996 nghĩ đến cái chết.

Năm 2015, Lê Trọng Nghĩa sang Fukuoka, phía nam Nhật Bản, du học tự túc, chuyên ngành kinh tế. Mọi thứ đều ổn cho đến năm thứ ba. Tuy được gia đình hỗ trợ tài chính, Nghĩa vẫn phải làm thêm để trang trải cuộc sống trong khi chương trình học ngày càng nặng.

Nghĩa phục vụ ở một quán nhậu, tuần năm ngày, mỗi ngày 9 tiếng, từ 18h đến 4h sáng, chỉ được giải lao ăn cơm 10 phút lúc 12h đêm. “Quán nhậu ấy nằm trong phố đèn đỏ. Tôi về muộn hơn cả các chị gái ‘bán hoa'”, cậu kể. Mức lương 850 yen/giờ vừa đủ giúp Nghĩa trả các chi phí.

Mỗi ngày, cậu ngủ khoảng 4 tiếng, hay mơ bị chủ quán chửi mắng. Ngủ quá ít, Nghĩa luôn thấy kiệt sức mỗi lúc lên giảng đường. Trên những chuyến xe bus đông nghẹt, ý nghĩ chấm dứt cuộc đời nhen nhóm.

Sau bốn tháng ở quán nhậu, Nghĩa sang làm pha chế cho quán bar, tuần hai buổi, mỗi buổi 7 tiếng. Công việc mới đòi hỏi trò chuyện với khách khiến chàng trai lúng túng vì chưa giỏi tiếng Nhật. “Đáng sợ nhất là ông chủ luôn luôn đứng phía sau quan sát và ra lệnh, thấy không ổn sẽ tiến đến ghé tai mắng: ‘Dùng cái đầu đi chứ'”, Nghĩa thuật lại.

Từ một sinh viên cởi mở, năng nổ, Nghĩa khép mình dần, sống “như robot”, cảm giác “bị mắc kẹt”. Thời gian này, cậu trượt ba môn học. Vài lần, thấy tàu điện đang tới, cậu nghĩ: “Hay là kết thúc ở đây”.

Nghĩa không phải trường hợp du học tự túc duy nhất ở Nhật bị khủng hoảng bởi áp lực tài chính.

Nguyễn Lan Chi (sinh năm 1995, quê Hà Nội) sang thành phố Chiba, cách Tokyo 40 km, sau khi bỏ ngang đại học ở Hà Nội. Giỏi ngoại ngữ, lại tin rằng Nhật là nơi dễ kiếm việc làm thêm, cô chắc chắn mình sẽ tự xoay sở được mà không phiền tới bố mẹ. Đến nơi, Chi hiểu ra mọi chuyện khó khăn hơn nhiều.

Chi nhận hỗ trợ từ gia đình trong hai tháng đầu tiên, mỗi tháng 5 triệu đồng. Để đủ tiền học và sinh hoạt, cô làm cùng lúc hai chỗ: một quán nhậu và một siêu thị nhỏ, tổng cộng 45 tiếng mỗi tuần, thường từ chiều đến khuya. Lắm hôm, về mệt, Chi nằm trằn trọc nhìn trần nhà, tự hỏi: “Mình sang đây để làm gì”.

Hết hai năm học tiếng, Chi vào một trường vẽ, học phí 1,3 triệu yên (279 triệu đồng) mỗi năm. Áp lực tài chính tăng lên, một ngày của Chi bắt đầu từ 6 h sáng và kết thúc lúc 1-2 h đêm. “Trên đường đạp xe từ ga tàu về, tôi hay nghĩ giờ bị xe tải tông thì tốt”, cô nói.

Chẳng có thời gian luyện vẽ, Chi nhận thấy bản thân không tiến bộ như các bạn cùng lớp. Chưa kể, cô nghỉ học nhiều vì ngủ quên, điểm chuyên cần ở mức đáng báo động đến nỗi nhà trường mời lên nói chuyện.

Lan Chi ước tính 99% bạn bè cô ở Nhật làm thêm để chi trả cuộc sống, nhiều người mải làm quên học.

Chung nhận định này, Trần Hoài Phong, 23 tuổi, sinh viên ngành thời trang đã 3 năm ở Tokyo, chia sẻ: “Ai sang Nhật cũng phải tìm cách kiếm thêm. Có người nhận ba công việc, mỗi tuần đi làm 60 tiếng”.

Dù không quá suy sụp như Nghĩa và Chi, Phong vẫn đuối sức khi vừa phải đảm bảo số buổi lên lớp vừa bán hàng quần áo 23 tiếng một tuần. Theo cô, nếu muốn yên tâm tập trung học, du học sinh cần được gia đình chu cấp 400-500 triệu đồng mỗi năm.

Du học sinh Việt sang Nhật thường chọn các công việc chân tay như phụ bếp, phục vụ bàn vì không yêu cầu trình độ ngoại ngữ cao. Ảnh: Nikkei.

Phần lớn du học sinh Việt sang Nhật phải làm thêm để trang trải cuộc sống. Ảnh: Nikkei.

Một trung tâm du học Nhật ở Hà Nội mới đây tiết lộ cứ 10 gia đình cho con đi Nhật thì đến 6 nhà có tài chính hạn chế, và số sinh viên đó đều phải đi làm thêm.

Trên tờ Nikkei năm 2017, ông Hiroyuki Ogawa, Ủy viên thường trực Hiệp hội Việt Nam – Nhật Bản từng cho biết số du học sinh Việt làm thêm ở Nhật đang tăng mạnh. Các công việc phổ biến là phụ bếp, phục vụ bàn vì không yêu cầu trình độ ngoại ngữ cao. Tại một số chuỗi cửa hàng ăn, du học sinh Việt trở thành lực lượng lao động chính. Theo ông Ogawa, thu nhập của người Việt thấp nên phần lớn du học sinh không thể chỉ dựa vào tiền gia đình chi trả.

“Nhiều phụ huynh thấy con cháu gửi tiền về thì nghĩ rằng đi Nhật dễ kiếm tiền mà không biết họ phải đánh đổi những gì. Hơn nữa, một số trung tâm không trung thực, tô vẽ cuộc sống ở Nhật là màu hồng”, bà Đỗ Mai Chi, chuyên viên tư vấn du học tại Hà Nội cho biết.

Theo bà Chi, chi phí du học Nhật (bao gồm tiền học và sinh hoạt) khoảng 400 triệu đồng một năm. Nếu không được gia đình hỗ trợ, du học sinh không còn cách nào ngoài lén làm quá giờ. Trường hợp bị phát hiện sẽ phải về nước.

“Thường du học sinh làm 28 tiếng/tuần theo đúng quy định của Nhật kiếm được hơn 110.000 yen, tương đương 24 triệu đồng mỗi tháng. Ở Việt Nam, số tiền này khá lớn nhưng ở Nhật thì chỉ vừa đủ cho một người sinh hoạt”, bác sĩ Phạm Nguyên Quân, đã sang Osaka gần 4 năm, nói.

Đầu năm nay, Nghĩa tốt nghiệp đại học và trở về Việt Nam. Cậu tự nhận may mắn vì kịp nhìn ra khủng hoảng của bản thân. Thay vì cố bám lấy công việc ở quán bar, Nghĩa mạnh dạn nghỉ việc, sống nhờ bạn bè để tập trung học và hồi phục sức khỏe. Hai tuần sau, cậu được người quen giới thiệu vào một bệnh viện làm rửa bát. Thu nhập ít hơn trước nhưng bù lại thoát khỏi căng thẳng.

Hiện nay, ngoài việc dạy tiếng Nhật, Nghĩa làm tình nguyện viên cho một tổ chức về sức khỏe tinh thần. Cậu nhắn nhủ các du học sinh: “Cái gì cũng có giá của nó, du học không phải sung sướng. Ngoài tài chính, phải chuẩn bị tinh thần thật tốt, trang bị kỹ năng mềm và xác định rõ mình đi học hay đi làm. Nếu đi học thì phải ngừng làm ngay khi thấy điểm số bị ảnh hưởng”.

Trong khi đó, Chi ở lại Nhật, loay hoay tìm hướng đi. Cô không dám chia sẻ khó khăn với gia đình vì sợ họ lo lắng. Chi hiểu mình phải thay đổi nhưng chẳng biết cách nào.

“Đi làm thì không có thời gian học, chỉ đi học thì lấy đâu ra tiền trang trải. Đó là cái vòng luẩn quẩn”, Chi trải lòng. “Ước gì nhà tôi thật nhiều tiền để đỡ phải lo toan”.

“Cuộc sống ở Nhật chỉ phù hợp với người có điều kiện tài chính hoặc người lạc quan, ý chí mạnh mẽ”, bà Chi nhấn mạnh.

*Tên các nhân vật đã được thay đổi

Theo Vnexpress.

Thông tin liên hệ

Họ và tên: Dịch vụ đăng bài Chợ Úc

Địa chỉ email: [email protected]

Thông tin bài viết

Lưu ý: Khi bạn gọi điện liên hệ với người đăng tin này, xin vui lòng nói cho họ biết bạn biết được thông tin này trên Chợ Úc nhé. Họ sẽ sẵn sàng hỗ trợ bạn 

Chợ Úc cho phép người sử dụng ĐĂNG TIN MIỄN PHÍ về Việc Làm - Nhà ỞDịch Vụ cho Người Việt tại Úc.

Xin Chân Thành Cảm Ơn!

Đang tải...

Bài viết liên quan

Cách Hàn Quốc và Nhật Bản phân loại rác

Quy định phân loại rác từ hộ gia đình tại Nhật Bản và Hàn Quốc rất nghiêm ngặt, người vi phạm thậm chí có thể bị phạt tiền. Ở Nhật Bản, nơi nổi tiếng với các tiêu chuẩn phân loại rác nghiêm ngặt nhất thế giới, hoạt động phân loại và tái chế rác đã…

Sợ nhiễm Covid-19, người Trung Quốc từ bỏ cá hồi Chile

Sau khi Bắc Kinh công khai lo ngại nguy cơ lây nhiễm Covid-19 từ hải sản nhập khẩu, nhu cầu tiêu thụ cá hồi Chile của Trung Quốc giảm mạnh, thậm chí “trên thực tế là bằng 0”. Dù các quan chức Trung Quốc không đưa ra lệnh cấm tiêu thụ chính thức nào đối với cá…

Mẹ thăm bạn trai 8 ngày, con 3 tuổi ở nhà c.hết thương tâm

Một người phụ nữ trẻ sống tại thủ đô Tokyo – Nhật Bản đã bị bắt vì bỏ con gái 3 tuổi ở nhà một mình trong suốt 8 ngày, khiến cô bé qua đời vì đói khát. Tờ Japan Times dẫn nguồn cơ quan chức năng cho biết nghi phạm Saki Kakehashi, 24 tuổi, đã nhận…

Nhật – Úc sắp lập cơ chế hợp tác quân sự mới

Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo và người đồng cấp Úc Scott Morrison dự kiến ký một thỏa thuận trong tháng sau để thiết lập khuôn khổ pháp lý cho phép lực lượng vũ trang hai nước hoạt động ở lãnh thổ của nhau, các nguồn tin từ chính phủ Nhật cho hay. Thỏa thuận…

Hết ép Úc lại cảnh báo Anh, Trung Quốc muốn gì?

Bộ Giáo dục Trung Quốc hôm 9-6 cảnh báo về sự nguy hiểm khi du học tại Úc, viện dẫn rủi ro Covid-19 và tình trạng kỳ thị chủng tộc gia tăng. “Bộ Giáo dục nhắc nhở du học sinh đánh giá rủi ro kỹ lưỡng và vào thời điểm này, hãy cẩn trọng khi…

Nhật Bản: Tìm thấy thi thể người Việt dưới cống thoát nước

Sau khi mất tích hơn 1 tháng, thi thể đang phân hủy của một thực tập sinh người Việt được nhà chức trách ở Nhật Bản tìm thấy cách nơi ở của nạn nhân khoảng 20 m. Cảnh sát tỉnh Toyama ngày 6-5 xác định đây là vụ giết người. Nạn nhân được xác nhận…

Căng thẳng tàu chiến Mỹ, Trung Quốc và Úc ngoài khơi Malaysia

Sự xuất hiện đầy sức mạnh của tàu chiến Mỹ và Australia ngoài khơi Malaysia cho thấy cam kết của Washington đối với khu vực trước hành động bắt nạt của Bắc Kinh trên Biển Đông. Sự phô diễn sức mạnh gần đây dọc theo bờ biển Borneo của Malaysia là phản ứng mạnh mẽ…

Đột kích phòng khám phụ sản buôn bán trẻ em sang Trung Quốc

Cảnh sát Ukraine đột kích một phòng khám tư được cho là “đang bán trẻ em” sang Trung Quốc. Trong khi các nghi phạm bị cáo buộc buôn người, hoạt động đẻ thuê là vùng xám hợp pháp. Vụ bê bối được đưa ra ánh sáng nhờ Bộ Nội vụ Ukraine vào đêm 25/4. Cảnh…

Nhật quyết cắt đứt sự phụ thuộc vào nguồn cung từ Trung Quốc

Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản cho biết thói quan liêu và hoạt động rời rạc của các bộ ngành đang cản trở sự phối hợp cần thiết để ngăn chặn dịch bệnh ở nước này. Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết, đại dịch Covid-19 đã cho nước này bài học…

Ông Abe muốn công ty Nhật rời Trung Quốc, Bắc Kinh lo lắng đối phó

Thủ tướng Nhật Bản kêu gọi các doanh nghiệp nước này rời khỏi Trung Quốc, đa dạng hóa điểm sản xuất, giữa lúc những cuộc thảo luận tương tự diễn ra tại Mỹ. Giữa đại dịch virus corona, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đề xuất các biện pháp để xây dựng nền kinh tế ít…

Những người Việt ‘tiến thoái lưỡng nan’ giữa dịch ở Nhật

Gần một tháng kể từ ngày có triệu chứng bệnh, anh Minh vừa sống trong lo sợ nhiễm nCoV vừa canh cánh các loại chi phí khi đã mất việc làm.  Những tuần qua là quãng thời gian dài đằng đẵng với anh Duy Minh, một công nhân người Việt tại tỉnh Saitama, khi rơi vào tình…

Nhật Bản chi 2,2 tỷ USD để các công ty rời Trung Quốc

Nhật Bản đã dùng 2,2 tỷ USD trong gói cứu trợ kinh tế để giúp các công ty nước này chuyển nhà máy và hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Nhật Bản đã dành 2,2 tỷ USD trong gói cứu trợ kinh tế cao kỷ lục của nước này để giúp các nhà sản xuất Nhật…

Tokyo đang đối mặt ‘cơn sóng thần’ dịch bệnh như New York?

Mỗi ngày, lại có thêm tin xấu về dịch Covid-19 ở Tokyo. Số ca nhiễm mới mỗi ngày đã tăng gấp đôi tuần qua, từ khoảng 40 vào cuối tháng 3, lên 97 vào ngày 2/4 và 89 ngày 3/4. Thủ tướng Nhật đã liên tục khẳng định tình thế ở Nhật Bản chưa đòi…

Tokyo ghi nhận số ca nhiễm mới nCoV cao chưa từng có

Tokyo hôm 30/3 báo cáo thêm 68 người dương tính nCoV trong 173 ca nhiễm mới toàn quốc, nâng tổng số người nhiễm khắp Nhật Bản lên 1.866. Đây là mức tăng ca nhiễm mới hàng ngày cao nhất tại Tokyo sau khi giới chức Nhật xác định được các ổ dịch lớn trong và…

Tuyết bất ngờ rơi ở Tokyo cuối tháng 3, giữa mùa hoa anh đào

Tokyo vừa có dịp đón trận tuyết hiếm hoi cuối tháng 3, giữa lúc các cửa hàng đóng cửa vì khuyến cáo mùa dịch Covid-19. Trận tuyết nặng hạt đã rơi xuống thủ đô Nhật Bản hôm 29/3 trong thời điểm Thị trưởng Yuriko Koike yêu cầu người dân Tokyo hợp tác và “ngồi trong…

Đức cáo buộc số liệu ca nhiễm Covid-19 của Nhật không đáng tin cậy

Đại sứ quán Đức tại Tokyo cho rằng việc tiến hành quá ít xét nghiệm khiến số ca nhiễm Covid-19 do chính phủ Nhật Bản công bố là không đáng tin cậy. SCMP hôm 28/3 cho biết Đại sứ quán Đức tại Tokyo đã đăng thông điệp chỉ trích số liệu về người nhiễm Covid-19 do Nhật Bản công bố…

Nguy cơ phong tỏa thủ đô Tokyo (Nhật Bản) do dịch Covid-19

Tokyo trở thành nơi có nguy cơ lây nhiễm cao nhất tại thời điểm này, khi có số người nhiễm cao nhất trong các địa phương của Nhật Bản với 259 người. Trong hai ngày qua, người dân thủ đô Tokyo, Nhật Bản trở nên lo lắng hơn khi số người nhiễm SARS-CoV-2 tăng lên…

Từ 0h ngày 28/3, Nhật Bản ngừng cấp visa cho lao động Việt

Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) vừa cho biết, từ 0h ngày 28/3, visa cấp cho thực tập sinh và lao động đặc định của Việt Nam vào Nhật Bản sẽ tạm thời không có hiệu lực đến cuối tháng 4/2020. Theo Cục Quản lý lao…

Ca nhiễm mới tăng đột biến, Tokyo thành tâm dịch của Nhật Bản

Thị trưởng Tokyo Yuriko Koike ngày 25/3 yêu cầu người dân tránh ra ngoài từ bắt đầu từ cuối tuần này, sau khi số ca nhiễm ở Tokyo tăng vọt, theo đài quốc gia Nhật Bản NHK. Với 41 ca nhiễm mới được ghi nhận ở Tokyo ngày 25/3, mức tăng trong một ngày lớn…

Một tuần ‘tự chữa Covid-19’ của chàng trai Việt

BA LAN – Dương tính với nCoV nhưng không được nhập viện, Bùi Phi Long tự cách ly trong nhà, uống paracetamol khi sốt và tập thể dục để chống chọi với Covid-19. Với tay mở rộng cửa sổ, luồng không khí buổi sớm tràn tới, phả vào mặt khiến Phi Long tỉnh táo hẳn. Nhiệt kế…

Trung Quốc lật ngược thế cờ trong cuộc chiến chống dịch

Là những nơi dịch Covid-19 lan rộng đầu tiên, các quốc gia châu Á giờ đây bước vào giai đoạn nỗ lực phòng chống nguy cơ lây nhiễm từ bên ngoài. Nhiều điểm nóng bùng phát Covid-19 tại châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản đã và đang khiến thế giới phải ngả mũ vì tính hiệu…

Hai mặt của cách chống dịch ‘tùy địa phương quyết’ tại Mỹ

Trong nhiều thế kỷ nay, Mỹ luôn phản đối chính sách y tế công cộng tập trung. Nhưng trong tuần qua, họ đã nhìn thấy mặt trái của các biện pháp chống dịch bất nhất theo địa phương. David Norton, người điều hành một trung tâm cộng đồng ở thành phố bé nhỏ Pawtucket thuộc…

Cách tìm việc làm thêm cho du học sinh Australia

Du học sinh có thể trực tiếp đến nơi tuyển dụng hoặc tham khảo việc làm trên trang web của chính phủ Australia. Visa sinh viên cho phép du học sinh Australia có thể làm việc tới 40 giờ/2 tuần trong học kỳ để vừa kiếm thêm thu nhập, vừa có thời gian cho việc…

VIỆT NAM ĐỨNG TOP 5, ĐÓNG GÓP 1,34 TỶ ĐÔ CHO NỀN GIÁO DỤC ÚC

Giáo dục vẫn là một trong những ngành công nghiệp tỷ đô của Úc, khi năm 2018 đóng góp đến 35,2 tỷ đô cho nền kinh tế, tăng 16,4% so với cùng kỳ 2017. Trong đó, Việt Nam nằm trong Top 5 thị trường “chiến lược”, đóng góp 1,34 tỷ đô thu nhập cho xuất…

Du học, về hay ở?

Du học, rồi trở về hay ở lại, đó là một quyết định cá nhân; một quyết định tựa như phương trình có nhiều tham số trong đó lòng yêu nước chỉ là một. Nhưng nếu hỏi một du học sinh Việt chọn cách ở lại rằng họ có yêu nước không, nhiều phần chắc…

Khủng hoảng vì nhà ít tiền vẫn đi du học

2h đêm, Nghĩa lao ra khỏi quán bar nơi cậu làm thêm, cạnh quốc lộ, ước mình dám bước thêm một bước nữa, đủ kết thúc cuộc đời. Nhìn những chiếc xe tải phóng đi, Nghĩa thở gấp, bàn tay run rẩy. Đó không phải lần đầu tiên chàng trai Hà Nội sinh năm 1996 nghĩ đến…

Cha mẹ Việt ngộ nhận về chuyện cho con đi du học: Nước ngoài phải hơn “nước trong”, đảm bảo tương lai sau này chắc chắn thành công, lương cao

Du học không chỉ là ước mơ của rất nhiều bạn trẻ mà còn là của nhiều bậc phụ huynh. Thế nhưng liệu các bậc phụ huynh đã có được tư duy đúng đắn trong quá trình chuẩn bị cho con mình xuất ngoại? “Chuẩn bị về tiền là quan trọng nhất” Thông thường, điều…

Quốc gia nào thu ‘phí chia tay’?

“Phí xuất cảnh” hay còn gọi là phí chia tay được hiểu nôm na là khoản phí được thu bởi nước sở tại khi du khách rời khỏi đó. Trên thế giới có nhiều quốc gia áp dụng khoản phí này, mới đây, một đại biểu Việt Nam cũng đề nghị quốc hội xem xét…

Bài viết “Du học sinh: Đi đi, đừng về” gây tranh cãi MXH: Bố mẹ và dì đều khuyên tôi ở lại, có ai cho tôi một lý do để trở về?

Du học – giấc mơ của những người “mơ lớn”. Nhưng giấc mơ ấy có lớn thật không thì không ai dám chắc mình có thể làm gì “lớn”. Ảnh minh họa. Du học là giấc mơ của không chỉ nhiều bạn trẻ mà còn của không ít các bậc phụ huynh. Được sống và…