Lo lắng và ngưỡng mộ hướng về nước Mỹ

Giovanni Marzona thấy người Mỹ lần đầu vào năm 1944, khi họ giúp giải phóng Italy khỏi chủ nghĩa phát xít, nhưng sự ngưỡng mộ đang biến thành lo lắng.

“Chúng tôi luôn nhìn vào Mỹ như người tiên phong bảo vệ tự do. Nếu họ rút lui thì tất cả cũng sẽ rút lui”, Marzona cho hay, trong lúc hồi tưởng về mùa hè năm ông 16 tuổi, khi người Mỹ “mang thực phẩm, vũ khí và nền dân chủ” đến Italy.

Người đàn ông 92 tuổi thường xuyên tới các trường học để cảnh báo học sinh về sự nguy hiểm của nạn bắt nạt, cũng như tầm quan trọng của việc đứng lên chống lại nó. “Giờ đây, Trump lại muốn trở thành kẻ bắt nạt”, ông nói.

Tin tức liên quan đến làn sóng biểu tình tại Mỹ đang tràn ngập các mặt báo, kênh truyền hình và mạng xã hội toàn cầu. Cơn thịnh nộ đối với nạn phân biệt chủng tộc và bạo lực của cảnh sát bắt nguồn từ thành phố Minneapolis, bang Minnesota, nơi người đàn ông da màu George Floyd bị cảnh sát ghì đầu gối lên gáy dẫn đến tử vong.

Tình trạng bạo loạn, cướp bóc trong các cửa hàng và phá hủy nhiều công trình buộc hàng chục địa phương tại Mỹ phải áp lệnh giới nghiêm, triển khai lính Vệ binh Quốc gia. Tổng thống Mỹ Donald Trump thậm chí đe dọa điều động quân đội ở cấp độ liên bang tới các thành phố lớn để xử lý tình hình. Diễn biến này khiến nhiều người dân trên thế giới cảm thấy lo lắng về nước Mỹ.

Những người tham gia cuộc biểu tình “Tôi không thể thở” tại thành phố New York, Mỹ, hôm 29/5. Ảnh: Reuters.

Alessio Cotroneo, sinh viên 24 tuổi tại thành phố Turin, Italy, giữ một tấm áp phích về Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ trong phòng và mơ ước được đến làm việc tại “miền đất hứa”. “Tuy nhiên, giờ đây tôi nhận thấy xu hướng chuyên quyền đang tồn tại”, Cotroneo cho hay.

Tại Kenya, một trong những đồng minh thân cận nhất của Mỹ tại châu Phi, nơi tình trạng bạo lực cảnh sát đang ở mức đáng báo động, một số người cho rằng những video lực lượng an ninh phun hơi cay vào đám đông biểu tình và nhà báo ở Mỹ đã làm giảm trọng lượng tiếng nói của Washington khi chỉ trích sự bất công tại nơi khác, hoặc thuyết giảng về nhân quyền cho các quốc gia châu Phi.

Njeri Wa Migwi, một nhà hoạt động đang nuôi 5 con ở thủ đô Nairobi, từng sinh sống và làm việc tại thành phố Boston, Mỹ, hồi năm 2009. Tình trạng bất ổn ở Mỹ khiến bà cảm thấy không bao giờ muốn con mình đến đất nước này, bởi lo sợ nguy cơ nhận được cuộc gọi lúc nửa đêm thông báo rằng: “Con bà đã bị cảnh sát giết chỉ đơn giản vì là người da màu”.

Các cuộc biểu tình cũng diễn ra tại thủ đô Paris, Pháp. Nhiều người được phỏng vấn trên đường phố cho hay cái chết của Floyd càng làm họ mất thiện cảm với Mỹ, trong khi hình ảnh của nước này vốn xấu đi kể từ lúc can thiệp vào Iraq năm 2003. Bên cạnh đó, bản thân Pháp cũng tồn tại những vấn đề về phân biệt chủng tộc và bạo lực cảnh sát.

“Chuyện xảy ra với Floyd là vô nhân đạo”, Frederic Kauffmann, chủ doanh nghiệp 48 tuổi, nhận xét.

Tại Mexico, người dân cũng lo lắng về mối nguy hiểm mới từ Mỹ, nhưng đồng thời bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với những người biểu tình. Barbara Arredondo, nhà văn kiêm doanh nhân tại Mexico City, cho biết cô theo dõi tình hình biểu tình tại Mỹ trong tâm trạng lo lắng.

“Thật đau lòng khi không ai trên đường phố được an toàn. Những phát biểu của Trump là nguyên nhân chủ chốt dẫn đến tình trạng bạo lực mà chúng ta đang chứng kiến, cũng là lý do mà không ai được an toàn”, người phụ nữ 36 tuổi nêu ý kiến.

Arredondo trưởng thành tại một nơi chỉ cách bang Texas khoảng ba giờ lái xe và luôn ngưỡng mộ các giá trị, cũng như phương pháp kinh doanh của Mỹ. Cô cho biết tình trạng bất ổn hiện nay chỉ càng củng cố sự tôn trọng mà cô dành cho người Mỹ.

“Rất nhiều công dân Mỹ, bất kể nguồn gốc và xuất thân ra sao, đều đang xuống đường. Họ là những hình mẫu cho sự chuyển đổi xã hội”, Arredondo nói.

Tầm ảnh hưởng của làn sóng biểu tình đã chạm tới cộng đồng người da màu tại Anh, những người cũng phải chịu bất công vì cách hành xử của cảnh sát và nạn phân biệt chủng tộc.

“Điều tương tự xảy ra tại Anh, khiến nhiều người cảm thấy xúc động. Mức độ bạo lực của cảnh sát mà chúng tôi phải chịu đựng không nghiêm trọng đến thế, nhưng các yếu tố tạo nên tình trạng đó thì như nhau”, Nadine Batchelor-Hunt, cựu chủ tịch Chiến dịch Cộng đồng Dân tộc Thiểu số và Da màu tại Đại học Cambridge, nhận xét.

Hàng nghìn người hôm 1/6 tập trung tại công viên Hyde ở trung tâm thủ đô London để thể hiện sự đoàn kết với những người biểu tình Mỹ. Richie Newton, một nhạc sĩ 28 tuổi trong đám đông, cho biết sự việc tương tự vụ George Floyd từng xảy ra quá nhiều lần, nhưng điều gây bất ngờ là lần này mọi người “thực sự quan tâm”.

“Họ đang lắng nghe, phản ứng và kêu gọi chấm dứt tình trạng này. Những thông điệp đó đang lan tỏa khắp thế giới. Đây là lần đầu tiên tôi chứng kiến nhiều chủng tộc khác nhau đứng lên vì người da màu đến vậy. Chúng tôi chưa bao giờ nhận được nhiều sự ủng hộ như thế”, anh nói.

Cuộc biểu tình với khẩu hiệu “Mạng sống của người da màu cũng quan trọng” tại London, Anh, hôm 3/6. Ảnh: Reuters.

Các cuộc biểu tình ở Mỹ còn gây chấn động Iraq, nơi người dân giờ đây quan tâm đến tình hình Minneapolis và Washington hơn cả rắc rối ở chính địa phương của họ. “Biểu tình ở Mỹ tác động đến toàn cầu bởi người dân coi Mỹ là một quốc gia dân chủ, áp dụng mọi công ước về nhân quyền”, Abdul Jabbar al-Khuzai, giảng viên tại một tổ chức giáo dục của người theo dòng Hồi giáo Shiite, giải thích.

“Tôi tự hỏi chuyện đó có thật hay không”, Soran Tawfiq, chủ một cửa hàng ở thành phố Sulaimaniyah, phía bắc vùng Kurdistan của Iraq, cho hay. “Đúng là ngày nào cũng có những vụ giết người trên thế giới. Nhưng tại sao một cảnh sát, người đáng lẽ phải bảo vệ pháp luật, lại giết một thường dân vì phân biệt chủng tộc? Thật khó chấp nhận”.

Lấy cảm hứng từ Mỹ, nhiều người tại Basra, thành phố lớn thứ hai Iraq, đã xuống đường hôm 3/6. “Diễn biến tại Mỹ tạo ra sự ủng hộ tích cực cho những người muốn đấu tranh chống lại nạn phân biệt chủng tộc và chuyên quyền khắp thế giới”, Karrar Muslim, một người biểu tình tại Basra, nêu ý kiến.

Katya Gazetnikova, sinh viên chuyên ngành quản lý thể thao tại Nga, cho biết cô “theo dõi rất sát sao” các cuộc biểu tình ở Mỹ, chủ đề đang thu hút giới trẻ Nga. “Tôi lúc nào cũng quan tâm đến tình hình Mỹ, quốc gia nổi bật trên thế giới, hội tụ tất cả công nghệ hiện đại và những điều thú vị. Diễn biến hiện nay đang làm rung chuyển các nền tảng tại đó”, Gazetnikova cho hay.

Nữ sinh 19 tuổi bày tỏ quan ngại về cái chết của Floyd, nhưng cho rằng chuyện này không có nghĩa là tất cả cảnh sát Mỹ đều tồi tệ. “Nhiều người trong số họ cũng biểu tình. Họ còn ủng hộ và ôm người biểu tình”, cô nói.

Ozge Siteiss, sinh viên luật 22 tuổi tại Berlin, Đức, tự hỏi sự bất ổn ở Mỹ rồi sẽ đi đến đâu. “Tôi và bạn bè đều thấu hiểu nỗi tức giận, bởi nạn phân biệt chủng tộc đã trở thành hệ thống. Nhưng tôi không biết đâu là điểm dừng. Tình hình tại Mỹ hiện nay gần như là nội chiến”, cô nói.

Theo Vnexpress

Thông tin liên hệ

Họ và tên: Dịch vụ đăng bài Chợ Úc

Địa chỉ email: [email protected]

Thông tin bài viết

Lưu ý: Khi bạn gọi điện liên hệ với người đăng tin này, xin vui lòng nói cho họ biết bạn biết được thông tin này trên Chợ Úc nhé. Họ sẽ sẵn sàng hỗ trợ bạn 

Chợ Úc cho phép người sử dụng ĐĂNG TIN MIỄN PHÍ về Việc Làm - Nhà ỞDịch Vụ cho Người Việt tại Úc.

Xin Chân Thành Cảm Ơn!

Đang tải...

Bài viết liên quan

Bằng chứng còn trong bóng tối của vụ George Floyd

Các đoạn ghi hình từ camera trên người cảnh sát được cho là sẽ mang lại bức tranh toàn cảnh và công bằng hơn về vụ bắt giữ dẫn đến cái chết của người Mỹ da đen George Floyd. Các đoạn ghi hình từ camera công vụ gắn trên người hai sĩ quan cảnh sát…

CEO công nghệ chửi rủa gia đình gốc Á giữa nhà hàng ở Mỹ

Một gia đình ở Nam California, Mỹ, đã lên tiếng sau khi bị giám đốc điều hành của một công ty công nghệ phân biệt chủng tộc tại nhà hàng hôm 4/7. Tại thời điểm xảy ra vụ việc, gia đình của ông Raymond Orosa đang tổ chức tiệc sinh nhật cho Maria Orosa vào…

Chủ tiệm nail gốc Việt so sánh George Floyd với nCoV

MỸ – Tiệm nail của Hanh Phan ở bang California bị phản đối và kêu gọi đóng cửa, sau khi bà so sánh người da màu George Floyd với nCoV. Người biểu tình da màu tập trung bên ngoài tiệm nail “Tips&Toes” của bà Hanh (Hannah) Phan ở thành phố Carson, quận Los Angeles, bang California, hôm 27/6…

Cảnh báo đáng sợ về tham vọng của Trung Quốc ở biển Đông

Cựu Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull cho rằng Trung Quốc kỳ vọng Úc sẽ “tuân phục” các động thái chính sách đối ngoại mạnh mẽ của mình. Bắc Kinh không xem Canberra là cường quốc ngang hàng mà chỉ là một quốc gia yếu thế hơn. Trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông Úc…

Cảnh sát khắp nước Mỹ đồng loạt nghỉ việc

Nhiều cảnh sát tại các thành phố Mỹ nghỉ việc khi làn sóng phản đối phân biệt chủng tộc và phản đối lực lượng này lan rộng. Kể từ sau cái chết của George Floyd cách đây 3 tuần, vai trò của lực lượng cảnh sát trở thành tâm điểm trong các cuộc thảo luận và biểu…

Hàng nghìn người Úc biểu tình chống phân biệt chủng tộc

Hàng nghìn người Australia đeo khẩu trang, thực hiện giãn cách xã hội khi tuần hành để kêu gọi công lý và phản đối phân biệt chủng tộc. Với sự hiện diện dày đặc của cảnh sát, các cuộc biểu tình hôm nay chủ yếu diễn ra ôn hòa. Người biểu tình tuần hành trên phố hoặc tập…

Trump gọi cảnh sát liên quan cái chết Floyd là ‘nỗi ô nhục’

Trump chỉ trích gay gắt hành động của sĩ quan liên quan cái chết của George Floyd là “nỗi ô nhục” và “8 phút kinh hoàng”. “Cảnh sát phải được đào tạo chuẩn và thực hiện nó đúng đắn. Thật đáng tiếc khi thực tế họ rất chuyên nghiệp, nhưng người ta chỉ nhìn vào sự cố…

“Bộ tứ kim cương” tăng sức ép lên Trung Quốc

Ấn Độ dường như không còn ngại làm phật lòng Trung Quốc sau lần đụng độ trên dãy Himalaya giữa binh sĩ hai nước hồi tháng 5 Hải quân Mỹ đang triển khai 2 nhóm tác chiến tàu sân bay đến Thái Bình Dương, gồm USS Ronald Reagan và USS Nimitz, giữa lúc Trung Quốc…

’20 USD có phải cái giá sinh mạng của một người da đen?’

Đó là câu hỏi nhức nhối của ông Philonise Floyd, anh trai ông George Floyd – người Mỹ gốc Phi bị cảnh sát da trắng giết, nêu ra trong phiên điều trần ngày 10-6 trước Ủy ban Tư pháp Quốc hội Mỹ. Ông Philonise Floyd đang điều trần trước Ủy ban Tư pháp Hạ viện…

Cảnh sát Mỹ nói đã cố cứu George Floyd

Luật sư của Thomas Lane, một trong 4 cảnh sát liên quan cái chết của George Floyd, cho hay thân chủ đã cố cứu nạn nhân khi anh này bất tỉnh. “Anh ấy đã làm hơn thế”, luật sư Earl Gray nói trong cuộc phỏng vấn hôm 8/6. “Anh ấy đã lên xe cứu thương và…

Hết ép Úc lại cảnh báo Anh, Trung Quốc muốn gì?

Bộ Giáo dục Trung Quốc hôm 9-6 cảnh báo về sự nguy hiểm khi du học tại Úc, viện dẫn rủi ro Covid-19 và tình trạng kỳ thị chủng tộc gia tăng. “Bộ Giáo dục nhắc nhở du học sinh đánh giá rủi ro kỹ lưỡng và vào thời điểm này, hãy cẩn trọng khi…

Trung Quốc cảnh báo du học sinh hạn chế tới Úc

Trung Quốc khuyên công dân cân nhắc kỹ trước khi chọn du học ở Australia với lý do “phân biệt đối xử với người châu Á” vì Covid-19.  Trong tuyên bố đưa ra hôm nay, Bộ Giáo dục Trung Quốc cảnh báo các sinh viên nên “tiến hành đánh giá cẩn thận về những rủi ro, đồng…

Ông Trump: ‘99% cảnh sát tuyệt vời, chỉ vài người là táo thối’

Tổng thống Trump tuyên bố sẽ không có chuyện giải tán cảnh sát sau những lời kêu gọi trong các cuộc biểu tình phản đối cái chết của người Mỹ gốc Phi George Floyd. Ông đánh giá cảnh sát là lực lượng tuyệt vời. Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu trong cuộc thảo luận…

Trump nói đối phó biểu tình ‘dễ như cắt bơ’

Trump ví Vệ binh Quốc gia như “con dao cắt bơ”, cho rằng lực lượng này đã giúp ngăn các vụ cướp phá ở thành phố Minneapolis. Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc phỏng vấn với kênh Newsmax ngày 3/6 chỉ trích nhiều thành phố trì hoãn huy động Vệ binh Quốc gia đối phó biểu tình,…

Sydney ngăn biểu tình vì lo ngại nCoV

Giới chức bang NSW sẽ tìm biện pháp pháp lý ngăn cuộc biểu tình “Mạng sống người da màu quan trọng” sắp diễn ra do lo ngại Covid-19 bùng phát. “Chính quyền bang New South Wales (NSW) sẽ không bao giờ bật đèn xanh cho hàng nghìn người rõ ràng coi thường các quy định về y tế”, Thủ…

Trump có thể hưởng lợi từ biểu tình

Năm 1968, Richard Nixon đắc cử tổng thống Mỹ một phần nhờ làn sóng bạo loạn lan rộng sau khi Martin Luther King bị ám sát. Cái chết của George Floyd sẽ ảnh hưởng như thế nào tới cuộc bầu cử tổng thống năm nay dường như là câu hỏi cuối cùng mà hàng nghìn người…

Người quay video cảnh sát ghì chết George Floyd lên tiếng

Darnella Frazier, 17 tuổi, cho hay cô nhận được hàng loạt tin nhắn chỉ trích trên Facebook sau khi đăng đoạn video George Floyd bị cảnh sát ghì chết. Frazier kể rằng nhiều người đã hỏi cô tại sao không làm gì để cứu Floyd thay vì đứng quay đoạn video dài gần 10 phút, trong khi cảnh sát ghì…

Phải phá bỏ bức tường bất công

‘Tình trạng phân biệt chủng tộc ở Mỹ giống như bụi trong không khí. Nó vô hình cho đến khi ánh nắng rọi vào. Sau đó bạn sẽ thấy bụi khắp nơi’, cựu cầu thủ bóng rổ chuyên nghiệp Kareem Abdul-Jabbar viết trên báo New York Times. Một họa sĩ vẽ lên tường bức tranh…

Trump gọi người biểu tình bạo lực là ‘thấp hèn’

Trump hối thúc các thống đốc có biện pháp cứng rắn hơn để dập tắt bạo loạn của những kẻ “thấp hèn và thất bại” sau cái chết của Floyd. Khi các cuộc biểu tình đòi công lý cho cộng đồng người da màu lan khắp đất nước, bao gồm cả thủ đô Washington, Tổng thống…

Khám nghiệm pháp y: Công dân Mỹ George Floyd chết do ‘bị giết’

Kết quả khám nghiệm pháp y của hạt Hennepin, thành phố Minneapolis kết luận cái chết của công dân da màu Mỹ George Floyd là do “giết người”. Thủ đô Washington đã áp đặt lệnh giới nghiêm do biểu tình bùng phát. Người biểu tình đối đầu với cảnh sát ở thủ đô Washington D.C…

Trung Quốc dồn dập giễu nhại Mỹ: ‘Tôi không thở được’

Trong 3 ngày qua, các quan chức chính phủ và truyền thông nhà nước Trung Quốc liên tục tung chỉ trích nhắm vào Mỹ liên quan tới các cuộc biểu tình đòi công lý cho George Floyd. Người dân biểu tình ở Hampton Beach, bang New Hampshire ngày 1-6 để bày tỏ sự phẫn nộ…

Vì sao nước Mỹ như ‘thùng thuốc súng’

Dịch bệnh, thất nghiệp cùng biểu tình bạo lực liên quan tới phân biệt chủng tộc biến nước Mỹ thành “thùng thuốc súng” có thể bắt lửa bất cứ lúc nào. Hai tháng rưỡi qua ở nước Mỹ như đoạn mở đầu trong một bộ phim đen tối về quốc gia này, và bộ phim vẫn chưa đi tới đoạn…

Trung Quốc nói phân biệt chủng tộc là ‘bệnh kinh niên’ ở Mỹ

Trung Quốc gọi chủ nghĩa phân biệt chủng tộc là “căn bệnh kinh niên của xã hội Mỹ” trong bối cảnh biểu tình lan rộng khắp nước Mỹ. Tình trạng bất ổn cho thấy “mức độ nghiêm trọng của vấn đề phân biệt chủng tộc và bạo lực cảnh sát ở Mỹ”, phát ngôn viên…

Trung Quốc mượn biểu tình Mỹ ‘đá xoáy’ tình hình Hong Kong

Mạng xã hội và truyền thông Trung Quốc đang tràn ngập các tin tức về cuộc biểu tình tại Mỹ nhằm công kích giới chính trị gia Mỹ ủng hộ biểu tình Hong Kong. Người biểu tình tập trung trước Nhà Trắng, Mỹ ngày 30-5 – Ảnh: NBC NEWS Hãng tin Tân Hoa xã của…

Lo lắng và ngưỡng mộ hướng về nước Mỹ

Giovanni Marzona thấy người Mỹ lần đầu vào năm 1944, khi họ giúp giải phóng Italy khỏi chủ nghĩa phát xít, nhưng sự ngưỡng mộ đang biến thành lo lắng. “Chúng tôi luôn nhìn vào Mỹ như người tiên phong bảo vệ tự do. Nếu họ rút lui thì tất cả cũng sẽ rút lui”, Marzona…