Lý do Trung Quốc sẵn sàng ‘đánh đổi’ Hong Kong

Bắc Kinh quyết theo đuổi luật an ninh Hong Kong, cho rằng cái giá phải trả sẽ thấp hơn lợi ích thu được từ việc kiểm soát vững chắc đặc khu.

Trung Quốc cuối tháng 5 bất ngờ thông báo quốc hội nước này sẽ thông qua luật an ninh mới cho đặc khu hành chính Hong Kong, hình sự hóa các hành vi “làm phản, ly khai, nổi loạn và lật đổ” nhắm vào chính quyền trung ương và cho phép các cơ quan an ninh quốc gia Trung Quốc lập văn phòng tại Hong Kong.

Khi ra thông báo này, Bắc Kinh dường như cũng lường trước phản ứng quyết liệt của người Hong Kong cũng như dư luận quốc tế, đặc biệt là Mỹ, với một đạo luật được cho là sẽ tổn hại vĩnh viễn đến quyền tự chủ của Hong Kong, ảnh hưởng đáng kể đến vị thế trung tâm tài chính hàng đầu thế giới của thành phố.

Tuy nhiên, lãnh đạo nước này vẫn đặt cược rằng về mặt kinh tế toàn cầu, thế giới luôn cần Trung Quốc, dù có hay không có Hong Kong, theo bình luận viên Alexandra Stevenson và Vivian Wang của NYTimes.

Một người biểu tình trên đường phố Hong Kong hôm 31/5. Ảnh: NYTimes.

4 quốc gia gồm Mỹ, Anh, Canada và Australia đã ra tuyên bố chung bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc Trung Quốc đại lục quyết định áp luật an ninh mới đối với Hong Kong. Mỹ là nước phản ứng mạnh nhất, khi tuyên bố sẽ tước các ưu đãi kinh tế dành cho đặc khu.

“Sẽ có người cảm thấy không hài lòng trong một thời gian. Nhưng ‘chó cứ sủa, đoàn người cứ đi’. Đây chỉ là phán quyết về mặt chính trị. Họ có rất nhiều bằng chứng thực tế cho thấy những lo ngại sẽ sớm biến mất”, John L. Thornton, cựu chủ tịch của tập đoàn Goldman Sachs, người có mối quan hệ lâu dài với giới lãnh đạo Trung Quốc, cho hay.

Ngày 3/6, tập đoàn HSBC cho biết Peter Wong, giám đốc khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đã ký bản kiến nghị ủng hộ luật an ninh Hong Kong.

Các bình luận viên của NYTimes cho rằng tầm quan trọng của Hong Kong đối với Trung Quốc đã giảm sau khi nền kinh tế đại lục phát triển mạnh. Năm 1997, Hong Kong chiếm gần 1/5 sản lượng kinh tế của đại lục, được xem động lực phát triển quan trọng đối với Bắc Kinh. Lãnh đạo Đặng Tiểu Bình đã đồng ý để Hong Kong được duy trì trạng thái tự do cá nhân và kinh doanh trong nhiều thập kỷ sau đó.

Nhưng đến nay, Hong Kong chỉ chiếm chưa tới 3% sản lượng kinh tế của đại lục. Dù đánh giá cao quyền tự trị cao, thuế thấp và môi trường kinh doanh minh bạch của Hong Kong, nhiều nhà đầu tư vẫn tìm đến nhiều thành phố tại đại lục như Thượng Hải, nơi giá trị của thị trường chứng khoán lớn hơn Hong Kong.

Cảng container Kwai Tsing ở Hong Kong. Ảnh: NYTimes.

Tuy nhiên, Washington tin rằng Hong Kong vẫn còn giá trị với Trung Quốc. Động thái tước trạng thái đặc biệt của Hong Kong có thể khiến đặc khu phải chịu chung mức thuế và hạn chế thương mại mà Mỹ áp với Trung Quốc.

Ngoài ra, đặc khu còn có thể mất đặc quyền trao đổi tự do giữa đồng USD và đôla Hong Kong, điều có thể ảnh hưởng rất lớn tới Trung Quốc. Khoảng 3/4 thanh toán bằng đồng nhân dân tệ của Bắc Kinh đều được giao dịch qua Hong Kong, theo Hiệp hội Viễn thông Liên Ngân hàng và Tài chính Quốc tế, mạng lưới hỗ trợ giao dịch tài chính toàn cầu.

Đòn trả đũa của Mỹ có thể khiến nhiều doanh nghiệp quốc tế rời Hong Kong. Theo kết quả khảo sát của Văn phòng Thương mại Mỹ tại Hong Kong công bố hôm 3/6, hơn 1/4 công ty cho biết đang cân nhắc chuyển tới nơi khác.

Không chỉ doanh nghiệp, Hong Kong cũng đứng trước nguy cơ nhiều người dân rời đi nếu Trung Quốc áp luật an ninh. Thủ tướng Anh Boris Johnson ngày 3/6 cam kết cấp thị thực cho gần ba triệu người Hong Kong, nửa dân số thành phố, “mở đường” cho họ trở thành công dân Anh.

Nhiều công ty hỗ trợ người Hong Kong xin thị thực Anh nhận thấy nhu cầu khách hàng tăng mạnh gần đây. British Connections cho biết đã có 120 người nộp đơn đăng ký từ ngày 22/5 đến 31/5, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.

Ngoài Anh, người dân Hong Kong cũng có thể có thêm lựa chọn di cư khác như Canada, Australia hay Ireland. Những cuộc di cư này có thể khiến Hong Kong đối mặt với nguy cơ chảy máu chất xám nghiêm trọng và đây có vẻ là lý do khiến Bắc Kinh phản ứng gay gắt với Anh.

“Chúng tôi khuyên Anh lùi khỏi bờ vực, từ bỏ tâm lý Chiến tranh Lạnh, tư duy thuộc địa của họ và công nhận, tôn trọng thực tế rằng Hong Kong đã được trao trả”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói trong cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm 3/6. Đồng thời, ông Triệu cảnh báo Trung Quốc có thể đưa ra các biện pháp đáp trả.

Giới quan sát cho rằng phản ứng quyết liệt của Trung Quốc cho thấy Bắc Kinh sẽ sẵn sàng “hy sinh” Hong Kong để theo đuổi con đường riêng. Nhiều thành phố như Thượng Hải hay Thâm Quyến đã cam kết thay đổi hệ thống tài chính và pháp lý trở nên thân thiện hơn với nhà đầu tư, nhằm cạnh tranh với Hong Kong. Trung Quốc hôm 1/6 công bố gói chính sách đặc biệt cho Hải Nam để biến hòn đảo thành “khu vực thương mại tự do” tương tự Hong Kong.

Trung Quốc cũng cho rằng rủi ro của họ rất hạn chế. Bắc Kinh xem lời đe dọa của Trump chỉ là “lừa gạt”, bởi lợi ích kinh tế của Mỹ ở Hong Kong rất lớn. Nếu Nhà Trắng tước quyền trao đổi tự do USD của Hong Kong, ngân hàng Trung Quốc sẽ có cách khác để duy trì việc tiếp cận hệ thống tài chính toàn cầu, theo Victor Shih, chuyên gia về hệ thống tài chính Trung Quốc tại Đại học California, San Diego, Mỹ.

Trung Quốc cũng nắm hơn 1.000 tỷ trái phiếu kho bạc Mỹ, chiếm hơn 4% tổng nợ của Washington. Dù Bắc Kinh không thể nhanh chóng giải quyết số nợ này mà không gây ra tổn hại gì cho mình, động thái này vẫn có thể gây ra những gián đoạn trên toàn cầu.

Giới chức Trung Quốc cũng tin rằng đã lôi kéo thành công giới doanh nhân hàng đầu Hong Kong. Nhiều người trong số này hiện nắm cổ phần kinh doanh lớn ở đại lục.

“Chúng ta có lẽ không nên suy diễn quá nhiều về nó. Hy vọng luật mới có thể làm giảm sự e ngại của chính quyền trung ương Bắc Kinh tại Hong Kong, từ đó nảy sinh những triển vọng tích cực”, tỷ phú giàu nhất Hong Kong Lý Gia Thành cho biết hôm 27/5, đề cập tới luật an ninh Hong Kong đang gây tranh cãi và châm ngòi cho các cuộc biểu tình mới ở đặc khu.

Một số nhà đầu tư lớn nhất Hong Kong cho rằng hoạt động kinh doanh sẽ tiếp tục như bình thường. Trong thư gửi tới khách hàng tuần này, Weijian Shan, nhà đầu tư cổ phần tư nhân lớn ở Hong Kong, cho biết không thấy quá lo ngại về luật an ninh mới ở Hong Kong.

“Sẽ không có bất kỳ thay đổi nào về pháp luật, hệ thống tư pháp độc lập hay tự do ngôn luận”, ông nói.

Người biểu tình bị cảnh sát bắt ở khu vực Causeway Bay, Hong Kong tuần trước. Ảnh: NYTimes.

Luật an ninh Hong Kong cũng được Trung Quốc đưa ra vào thời điểm được họ coi là “chín muồi” về chính trị. Bắc Kinh cảm thấy họ đang mạnh hơn bao giờ hết, khi đã kiểm soát thành công Covid-19, điều mà không nhiều quốc gia khác làm được. Đại dịch dường như cũng giúp Chủ tịch Tập Cận Bình củng cố quyền lực và có những bước đi táo bạo hơn nhiều người tiền nhiệm.

Trong khi đó, các đối thủ của Bắc Kinh lại trở nên suy yếu. Tổng thống Trump đang đau đầu giải quyết đại dịch và biểu tình bạo loạn ở Mỹ. Các quốc gia phương Tây khác, từng ủng hộ phong trào biểu tình ở Hong Kong, đang bận lo cho cuộc khủng hoảng của chính họ. Khi vai trò lãnh đạo thế giới ngày càng phai nhạt dưới thời Trump, Washington cũng khó có thể tập hợp một liên minh giữa Mỹ và các nước phương Tây.

“Thái độ của Trung Quốc lúc này là ‘Chúng tôi sẵn sàng chấp nhận những lời chỉ trích từ bên ngoài cho mọi thứ mình làm”, Andrew Nathan, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Columbia, bình luận. “Họ cho rằng ‘Các người có thể nói bất cứ điều gì tùy thích nhưng không làm được gì, cớ sao chúng tôi phải bận tâm'”.

Tính toán của Trung Quốc cũng đã thu được kết quả trong một lĩnh vực chủ chốt, đó là làm “nản lòng” những người biểu tình ở Hong Kong. Dù một số người cho rằng sẽ quyết phản đối luật an ninh mới đến cùng, nhiều người khác thừa nhận rằng họ đã quá mệt mỏi, chia rẽ và bế tắc. Nhiều người biểu tình đã bị cảnh sát bắt.

Một vài nhà hoạt động khác cố bám lấy hy vọng rằng Trung Quốc vẫn cần và muốn có được sự đồng thuận của thế giới.

“Nếu thế giới không còn tin tưởng Trung Quốc, họ sẽ chống lại quốc gia này. Đó là con đường mà Trung Quốc và ông Tập Cận Bình muốn sao? Chúng tôi muốn thuyết phục họ rằng lợi ích thật sự của Bắc Kinh phải là có được lòng tin của thế giới”, Martin Lee, người ủng hộ phong trào biểu tình ở Hong Kong, nói.

Nhưng Bắc Kinh dường như không có chung quan điểm. Lee, 81 tuổi, người được mệnh danh là “Cha đẻ của nền dân chủ Hong Kong”, bị cảnh sát bắt cùng 14 người khác hồi tháng 4 vì liên quan đến các cuộc biểu tình năm ngoái.

Những động thái này dường như cho thấy Bắc Kinh chấp nhận “hy sinh” những lợi ích mà Hong Kong từ lâu mang lại cho đại lục để đổi lấy quyền kiểm soát lâu dài và sự ổn định đối với đặc khu, bình luận viên Stevenson và Wang nhận định.

Theo Vnexpress

Thông tin liên hệ

Họ và tên: Dịch vụ đăng bài Chợ Úc

Địa chỉ email: [email protected]

Thông tin bài viết

Lưu ý: Khi bạn gọi điện liên hệ với người đăng tin này, xin vui lòng nói cho họ biết bạn biết được thông tin này trên Chợ Úc nhé. Họ sẽ sẵn sàng hỗ trợ bạn 

Chợ Úc cho phép người sử dụng ĐĂNG TIN MIỄN PHÍ về Việc Làm - Nhà ỞDịch Vụ cho Người Việt tại Úc.

Xin Chân Thành Cảm Ơn!

Đang tải...

Bài viết liên quan

Trung Quốc nhắc Mỹ: Nước lớn thì chớ nên bắt nạt!

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị mới đây khẳng định với người đồng cấp Nga Sergey Lavrov rằng Mỹ đã “mất trí, đạo đức và sự tín nhiệm”. “Mỹ công khai theo đuổi chính sách “Nước Mỹ trên hết”, nâng cái tôi, chủ nghĩa đơn phương và bắt nạt lên mức tối đa. Đây…

Singapore và Hong Kong: Hai số phận

Lịch sử có những định đoạt khác nhau, dễ lầm tưởng là số phận. Singapore và Hong Kong là hai trường hợp như thế, do con người chọn lựa. Tất nhiên, Singapore khác Hong Kong ở chỗ là một quốc gia, còn Hong Kong thì không phải. Singapore của Yip Yew Chong – Ảnh: The…

Trung Quốc nói Mỹ ‘mất trí’

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói quan chức Mỹ “mất trí và phát điên” trong cách giải quyết với Bắc Kinh, khi quan hệ hai nước ngày một xấu đi. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh hôm nay cáo buộc các quan chức Mỹ đang nhắm chỉ…

Trung Quốc chỉ trích Mỹ ‘ăn cướp và bắt nạt’

Trung Quốc lên án Mỹ “can thiệp thô bạo” và gọi việc Trump chấm dứt tình trạng đặc biệt của Hong Kong là “logic kẻ cướp và bắt nạt”. “Sự can thiệp phi lý và đe dọa không biết xấu hổ của Mỹ là loại logic kẻ cướp và hành vi bắt nạt. Không lực…

Đến Trung Quốc điều tra dịch Covid-19, chuyên gia WHO im ắng

Một nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đến thủ đô Trung Quốc vào cuối tuần qua để điều tra dịch Covid-19 nhưng lại có rất ít chi tiết được tiết lộ. WHO trước đó cho biết hai chuyên gia gồm một chuyên gia về sức khỏe động vật và…

Mời chào dân Hồng Kông, Úc không ngại chọc giận Trung Quốc

Ngày 9-7, Thủ tướng Úc Scott Morrison thông báo sẽ giúp đỡ các công dân Hồng Kông bắt đầu cuộc sống mới tại Úc bằng cách gia hạn visa thêm 5 năm. Ông Morrinson còn tuyên số sẽ đình chỉ một thỏa thuận dẫn độ với Hồng Kông. Động thái diễn ra sau khi Bắc…

Ngoại trưởng Trung Quốc kêu gọi hòa giải Trung – Mỹ

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị kêu gọi hòa giải giữa Trung Quốc và Mỹ sau khi nhiều tháng leo thang căng thẳng đã khiến mối quan hệ giữa hai nước trở nên nghiêm trọng nhất trong nhiều thập kỷ qua. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị – Ảnh: EPA-EFE Ông Vương Nghị là quan chức cao…

Trung Quốc chỉ trích Úc ‘can thiệp Hong Kong’

Trung Quốc phản đối việc Australia quyết định cung cấp nơi trú ẩn cho hàng nghìn người Hong Kong và chấm dứt hiệp ước dẫn độ với thành phố. “Trung Quốc cực kỳ lấy làm tiếc và phản đối những cáo buộc vô căn cứ cũng như các biện pháp mà chính phủ Australia công…

Úc đình chỉ hiệp ước dẫn độ với Hong Kong

Australia thông báo đình chỉ hiệp ước dẫn độ với Hong Kong hôm nay sau khi Trung Quốc đại lục áp luật an ninh mới tại thành phố. Thủ tướng Australia Scott Morrison cho biết quyết định đình chỉ hiệp ước dẫn độ đã được đưa ra vì luật an ninh “cấu thành sự thay…

Chi tiết mới gây lo ngại của Luật an ninh Hồng Kông

Hồng Kông hôm 6-7 công bố thêm chi tiết về Luật Về bảo vệ an ninh quốc gia ở Hồng Kông của Trung Quốc, nói rằng các lực lương an ninh có thẩm quyền kiểm tra nơi ở để tìm kiếm bằng chứng và ngăn chặn những cá nhân đang bị điều tra rời khỏi…

Vì Hồng Kông, Anh “chơi rắn” với Trung Quốc

Chính phủ Thủ tướng Anh Boris Johnson sẽ cho phép gần 3 triệu công dân Hồng Kông chuyển đến Anh sau khi Trung Quốc thông qua luật an ninh quốc gia đối với đặc khu này. Phát biểu tại Hạ viện Anh hôm 1-7, Thủ tướng Johnson cho biết luật an ninh mới vi phạm…

Ngày đầu thực thi luật an ninh Hồng Kông: 370 người bị bắt

Hơn 370 người bị bắt khi cảnh sát dùng hơi cay và vòi rồng để giải tán đám đông biểu tình phản đối luật an ninh Hồng Kông, bất chấp quy định hạn chế tụ tập hơn 50 người vì dịch Covid-19. Tính đến chiều 1-7, hàng ngàn người đã xuống đường tại Causeway Bay…

Trung Quốc lại phong tỏa gần nửa triệu dân vì Covid-19

Gần nửa triệu dân ở huyện An Tân, cách thủ đô Bắc Kinh – Trung Quốc khoảng 150 km, bị phong tỏa nghiêm ngặt giống TP Vũ Hán, nơi bùng phát đại dịch Covid-19. Hãng tin Tân Hoa Xã dẫn lời các quan chức y tế Trung Quốc hôm 28-6 cho biết huyện An Tân…

Liên minh tình báo 5 nước liên thủ đối phó Trung Quốc?

Quan hệ Mỹ – Trung leo thang căng thẳng khiến Trung Quốc ngày càng đụng độ gay gắt hơn với Liên minh tình báo lâu đời nhất thế giới do Mỹ đứng đầu: Liên minh Ngũ Nhãn (Five Eyes). Căng thẳng giữa Bắc Kinh và liên minh tình báo Five Eyes gồm Mỹ, Anh, Úc,…

Trung Quốc “dứt điểm” dự luật an ninh Hồng Kông

Cơ quan lập pháp Trung Quốc hôm 18-6 thông qua Luật an ninh quốc gia đối với Hồng Kông bất chấp hứng chịu chỉ trích mạnh mẽ. Hãng tin AP cho biết Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc đã xem xét dự luật – đề cập tới các loại tội phạm bao gồm…

Úc vạch trần vòi bạch tuộc của Trung Quốc

Báo cáo gây choáng của Viện Chính sách chiến lược Úc (ASPI) nhận định các tập đoàn, tổ chức nhà nước Trung Quốc đang âm thầm chuyển sang hoạt động ngầm, tăng cường xâm nhập vào các cộng đồng ở hải ngoại dưới nhiều lớp vỏ bọc khác nhau. Chưa bao giờ ảnh hưởng của…

Doanh nghiệp cá hồi ấm ức vì bị nghi đưa nCoV tới Bắc Kinh

Các doanh nghiệp xuất khẩu Canada và Na Uy khẳng định cá hồi an toàn, sau khi dân Trung Quốc nghi loại thủy sản này làm lây truyền nCoV. Trung Quốc chỉ chiếm một phần nhỏ nhu cầu tiêu thụ cá hồi toàn cầu, tương đương chưa đến 5% vào năm ngoái, nhưng là một trong những…

Ổ dịch Bắc Kinh – phép thử chiến lược Covid-19 Trung Quốc

Nếu ngăn chặn thành công ổ dịch mới ở Bắc Kinh, Trung Quốc có thể tuyên bố chiến lược ngăn chặn Covid-19 của nước này hiệu quả. Bắc Kinh đang tái áp đặt các biện pháp phong tỏa hàng chục khu phố và thực hiện xét nghiệm hàng loạt sau khi một cụm dịch Covid-19 mới…

Twitter xóa các tài khoản chịu ảnh hưởng của Trung Quốc

Twitter đã gỡ xuống hàng ngàn tài khoản liên quan đến một hoạt động tuyên truyền các thông điệp của Trung Quốc về coronavirus, Hồng Kông và Đài Loan. Twitter đã xóa hơn 170,000 tài khoản gắn liền với hoạt động gây ảnh hưởng do Bắc Kinh hậu thuẫn nhằm truyền bá thông điệp có…

Hết ép Úc lại cảnh báo Anh, Trung Quốc muốn gì?

Bộ Giáo dục Trung Quốc hôm 9-6 cảnh báo về sự nguy hiểm khi du học tại Úc, viện dẫn rủi ro Covid-19 và tình trạng kỳ thị chủng tộc gia tăng. “Bộ Giáo dục nhắc nhở du học sinh đánh giá rủi ro kỹ lưỡng và vào thời điểm này, hãy cẩn trọng khi…

Ngoại trưởng Mỹ cảnh báo hành động “luồn cúi Trung Quốc”

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 9-6 chỉ trích Ngân hàng HSBC của Anh về việc ủng hộ các động thái của Trung Quốc chấm dứt quyền tự trị của Hồng Kông khi cho rằng “hành động luồn cúi” như thế không nhận được nhiều lợi ích từ Bắc Kinh. Ông Pompeo cho biết Mỹ…

Người Hong Kong hối hả tìm hiểu mở tài khoản nước ngoài

Người Hong Kong đang tìm hiểu cách mở tài khoản ngân hàng ở nước ngoài do lo ngại luật an ninh Trung Quốc đại lục đề xuất.  Các ngân hàng gồm HSBC, Standard Chartered và Citigroup đã chứng kiến sự tăng đột biến câu hỏi của người Hong Kong về mở tài khoản nước ngoài trong…

Báo Trung Quốc cảnh báo hậu quả nếu Anh can thiệp Hong Kong

Global Times cho rằng Anh sẽ đối mặt “thiệt hại kinh tế to lớn” và “mất nhiều hơn được” khi can thiệp vấn đề Hong Kong. “Chính phủ của Thủ tướng Anh Boris Johnson có thể nghĩ rằng họ đang tranh đấu cho những giá trị mà họ tin tưởng khi đối đầu với Trung Quốc về…

Nghị sĩ Hong Kong ném phân bón trong hội trường

Nghị sĩ đối lập Ray Chan ném túi phân bón bốc mùi khó chịu để ngăn Hội đồng Lập pháp Hong Kong thông qua luật quốc ca nhưng bất thành. Hội đồng Lập pháp Hong Kong hôm nay tiến hành bỏ phiếu về luật quốc ca, quy định những người xúc phạm quốc ca Trung Quốc…

Anh khó ‘mở cửa’ đón hàng triệu người Hong Kong

Thủ tướng Johnson cam kết cấp thị thực, thậm chí quốc tịch, cho gần ba triệu người Hong Kong, nhưng nhiều người hoài nghi về tính khả thi của nó. “Nhiều người ở Hong Kong lo sợ cách sống của họ, điều mà Trung Quốc đã cam kết duy trì, đang bị đe dọa”, Thủ…

Triều Tiên nói Mỹ không có quyền chỉ trích Trung Quốc

Triều Tiên nói Mỹ không có quyền chỉ trích Trung Quốc về vấn đề Hong Kong hay nhân quyền trong khi Trump từng dọa thả chó xua người biểu tình. Trong bài đăng trên báo nhà nước Triều Tiên hôm nay, một phát ngôn viên giấu tên của bộ phận các vấn đề quốc tế thuộc…

Trung Quốc cảnh báo Anh không can thiệp vấn đề Hong Kong

Trung Quốc cảnh báo sự can thiệp của Anh trong vấn đề của Hong Kong sẽ “phản tác dụng” sau khi London chỉ trích dự luật an ninh đặc khu. “Chúng tôi khuyên Vương quốc Anh lùi khỏi bờ vực, từ bỏ tâm lý Chiến tranh Lạnh, tư duy thuộc địa của họ và công nhận, tôn…

Anh: Trung Quốc ‘đừng phá hủy châu báu Hong Kong’

Ngoại trưởng Anh nói rằng Hong Kong – ‘châu báu’ của châu Á – hiện gặp nguy và thúc giục Bắc Kinh lùi bước liên quan kế hoạch áp dụng luật an ninh quốc gia ở đặc khu hành chính này. Ngoại trưởng Anh Dominic Raab – Ảnh: AP Ngày 2-6, Vương quốc Anh kêu…

Ngoại trưởng Mỹ chỉ trích Trung Quốc “rát mặt”

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 31-5 cho rằng Trung Quốc đang sử dụng chiến thuật tạo lợi thế và đặt ra các mối đe dọa trong một thời gian dài giống với những gì đang xảy ra ở biên giới Ấn Độ. Trả lời cho câu hỏi về hành động hung hăng của Trung…

7 cựu ngoại trưởng kêu gọi Anh ứng phó ‘khủng hoảng Hong Kong’

7 cựu ngoại trưởng Anh viết thư kêu gọi London dẫn dắt nỗ lực quốc tế phản ứng với luật an ninh Hong Kong, thay vì trông chờ vào Trump. Ba cựu ngoại trưởng thuộc đảng Bảo thủ và 4 cựu ngoại trưởng thuộc Công đảng Anh hôm nay gửi thư cho Ngoại trưởng Dominic Raabcho, cho…

Truyền thông Trung Quốc cảnh báo Mỹ ‘thất bại’ về vấn đề Hong Kong

Tờ People’s Daily chỉ trích việc Mỹ tước trạng thái đặc biệt của Hong Kong là “can thiệp nội bộ quá sâu” và “tất gặp thất bại”.  Trong bài xã luận ngày 30/5, People’s Daily, cơ quan ngôn luận của Bắc Kinh, khẳng định “tất cả người dân Trung Quốc quyết tâm” chống lại sự can thiệp của các thế lực nước…

Tổng thống Donald Trump vẫn nương tay với Trung Quốc?

Các thị trường tài chính thở phào nhẹ nhõm khi Tổng thống Mỹ không công bố những biện pháp trừng phạt mạnh mẽ hơn nữa nhằm vào Bắc Kinh. Quan hệ Mỹ – Trung Quốc đang hướng tới bước ngoặt xấu hơn sau khi Tổng thống Donald Trump thông báo một loạt biện pháp nhằm…

Mỹ – Trung xung đột tới đâu?

Tại cuộc họp báo được chờ đợi ngày 30-5 (giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố hàng loạt biện pháp điều chỉnh chính sách nhằm vào Trung Quốc, giữa bối cảnh căng thẳng hai nước leo thang. Tổng thống Trump trong cuộc họp báo về Trung Quốc tại Nhà Trắng sáng 30-5,…