Mặt trái của máy thở – cuộc chiến khó khăn sau khỏi bệnh

Sau khi các bệnh nhân Covid-19 nặng nhất khỏi bệnh, họ có thể nhận ra điều éo le của đại dịch: Cuộc chiến kinh khủng nhất có thể là sau khi ra viện.

Những người qua khỏi nhờ 1-2 tuần can thiệp y tế sâu trong cơ thể, chẳng hạn máy thở, thường chịu các vấn đề lâu dài về thể chất, tinh thần và cảm xúc, theo nhiều nghiên cứu y học.

Ngay cả sau khi rời khoa điều trị tích cực, nhiều người bị rối loại tâm lý sau sang chấn (PTSD), giảm nhận thức (tương tự Alzheimer), trầm cảm, mất việc, và khó khăn với những hoạt động thường ngày như tắm rửa, ăn uống, theo Washington Post.

Y bác sĩ làm việc tại khoa điều trị tích cực cho bệnh nhân Covid-19 ở phòng khám Ambroise Pare ở Neuilly-sur-Seine, gần Paris. Ảnh: Reuters.

Các chuyên gia y tế nói máy thở, thiết bị mà các bệnh viện đang thiếu trầm trọng và các thống đốc bang ở Mỹ đang vất vả tìm mua, có thể là sự khác biệt giữa qua khỏi và tử vong. Nhưng máy thở không phải là “cây đũa thần”.

“Làn sóng” bệnh mới sau đại dịch

Samuel Brown, Giám đốc phụ trách cải thiện trải nghiệm điều trị tích cực của Intermountain Healthcare tại bang Utah, dự đoán sẽ có “làn sóng” mới xảy ra “khoảng 6 tuần” sau các ca bệnh hiện nay, là lúc họ nhận ra những triệu chứng tâm lý từ trải nghiệm đáng sợ của việc phải dựa vào máy thở, theo Washington Post.

Đối với đa số người, virus corona chủng mới gây triệu chứng nhẹ và vừa, như sốt, ho, có thể hết sau 2-3 tuần. Nhưng theo dữ liệu hiện có, khoảng 1/6 số ca có triệu chứng khó thở nặng, trong đó một nửa trở nên nguy kịch, phổi bị ứ đọng dịch, và phải duy trì sự sống nhờ máy thở.

Khi đại dịch qua đi, hàng trăm nghìn người Mỹ qua khỏi những ca Covid-19 nặng nhất có thể sẽ là khủng hoảng y tế tiếp theo, khi họ phải vật lộn với các hệ quả về thể chất và tâm lý của thời gian dài trong viện, các nhà dịch tễ học nói với Washington Post.

Bệnh nhân nhiễm Covid-19 thường phải thở máy trong thời gian dài, tăng nguy cơ các biến chứng khác. Họ cũng có nguy cơ gặp vấn đề tâm lý khi phải cách ly tiếp xúc người với người, không thể tương tác bình thường với y bác sĩ, còn người nhà không thể tới thăm.

“Chúng ta thường ngồi cạnh giường bệnh, nắm tay bệnh nhân và hỏi thăm ‘có khỏe không’… Thay vào đó, (bệnh nhân Covid-19) chỉ thấy những thân hình mặc đồ bảo hộ và rất ít thời gian tương tác”, E. Wesley Ely, giáo sư Đại học Vanderbilt ở Nashville, nói.

Ông kể lại câu chuyện bác sĩ thực tập bật khóc trong bệnh viện. “Tôi cảm thấy mình không phải là bác sĩ”, người thực tập sinh nói với giáo sư Ely. “Khi tôi ngồi bên cạnh bệnh nhân đó cũng là lúc xác nhận tử vong”.

“Buổi đêm rất đáng sợ”

Các bác sĩ Mỹ biết rất nhiều về trải nghiệm mà người bị hội chứng suy hô hấp cấp sẽ trải qua sau khi ra viện. Mỗi năm, khoảng 200.000 người bị suy hô hấp cấp ở Mỹ. Khoảng 60% trong số họ qua khỏi, nhưng họ đang theo dõi đại dịch Covid-19 với sự cảm thông của người “đi trước”.

Một biến chứng của việc điều trị tích cực kéo dài là người bệnh có thể bị lú lẫn và có ảo giác tồi tệ – tình trạng có thể tệ hơn nếu người bệnh không nhìn thấy khuôn mặt các y bác sĩ đang chăm sóc mình, không có gia đình ở bên để giúp họ hiểu những gì đang trải qua.

Nic Brown, 38 tuổi, quản lý công nghệ thông tin, có 18 ngày trong viện, trong đó 7 ngày thở máy, và là bệnh nhân Covid-19 đầu tiên của phòng khám Cleveland Clinic. Anh có “nhiều ký ức về ICU hơn mong muốn”.

“Tôi có những giấc mơ kinh khủng, như tra tấn, đêm này qua đêm khác”, anh nói. “Có thời điểm tôi muốn bảo rút ống thở. Tôi không chịu được”.

Brown là một ca may mắn. Triệu chứng của anh cải thiện sau khi các bác sĩ dùng một số loại thuốc thử nghiệm, và anh được ra viện tuần trước.

Nhưng giờ đây, chẳng hạn khi đứng lên kiểm tra máy in, anh thấy khó thở. Anh cũng có một số vấn đề thị giác, và trước đó còn bị lẫn. Đó là những lúc anh cố viết lại ghi chú, nhưng thường không viết đúng những gì mình nghĩ trong đầu.

“Thường thì khi rời khỏi điều trị tích cực, bạn có nhiều hỗ trợ như vật lý trị liệu hay trị liệu ngôn ngữ, nhưng nếu là bệnh nhân Covid-19, bạn không được như vậy”, anh nói.

Nic Brown viết lời cảm ơn tới y bác sĩ phòng khám Cleveland Clinic đã chăm sóc cho anh: “Tôi nghĩ các bạn đều là ngôi sao nhạc rock… Hôm nay tôi rời khỏi đây như một người khác, hy vọng là một người tốt hơn”. Ảnh: Cleveland Clinic.

Nhiều dịch vụ trị liệu không nhận bệnh nhân giữa lúc có các lệnh giãn cách xã hội như hiện nay.

Đối với Michelle Bryden, 49 tuổi, kỹ sư ở bang Maryland, Mỹ, sau khi ra viện, cô cảm thấy lo sợ ở trong viện khi chồng cô về nhà tắm rửa hoặc đi ngủ, dù cô biết chồng sẽ còn quay lại. Cô phải thở máy trong bốn ngày sau khi bị viêm màng não do vi khuẩn và nhiễm trùng máu.

Chồng cô thường xuyên ở cạnh, và giúp cô hiểu những gì diễn ra trong thời gian cô hôn mê. “Có chồng tôi ở bên cạnh rất quan trọng, và tôi nghĩ không có người thân tới thăm ở viện sẽ rất khó khăn (đối với bệnh nhân Covid)”, Bryden nói. “Riêng tôi cảm thấy buổi đêm rất đáng sợ”.

“Tôi khóc khi nghĩ về họ (bệnh nhân Covid-19)”, Eileen Rubin, 57 tuổi, trải qua 8 tuần thở máy vì suy hô hấp cấp do nhiễm trùng máu, vào năm bà 33 tuổi, nói. “Vì họ không có sự hỗ trợ rất ý nghĩa và đáng kể từ người thân, và điều đó không có cách nào khác được”.

Bà không chắc mình có thể qua khỏi nếu không có gia đình bên cạnh. “Bạn biết có ai đó đang chiến đấu vì bạn khi bạn không còn tự chiến đấu được nữa”.

Các y bác sĩ đang tìm nhiều cách để bệnh nhân Covid-19 bớt đơn độc, vì họ biết rằng những chi tiết nhỏ nhất có thể tạo sự khác biệt giữa một bệnh nhân qua khỏi và một bệnh nhân sẽ hồi phục một cách ổn định.

Một số y bác sĩ đặt ảnh của mình ở phòng bệnh nhân để khi vào, dù có mặc đồ bảo hộ kín người, họ có thể chỉ vào ảnh và nói: “Tôi là người đó đấy”.

Những người khác dùng các ứng dụng để chat qua video với bệnh nhân, để bệnh nhân thấy khuôn mặt con người dù là trên màn hình, hoặc để bệnh nhân nhìn thấy gia đình qua video.

Hai vợ chồng Michelle và Ken Bryden ở Maryland. Ảnh: Michelle Bryde.

Ra viện chỉ là nửa cuộc chiến

Sau khi khỏi bệnh, nhiều bệnh nhân sẽ về nhà, nhưng đa số bạn bè, người thân sẽ không thể tới ôm họ vì những biện pháp giãn cách xã hội hiện nay. Chưa kể đến sự e ngại do virus.

“Tôi nghĩ đó là tình trạng không thể xem nhẹ – phải vào điều trị tích cực đã tệ, nhưng còn tệ gấp đôi khi phải vào điều trị tích cực giữa đại dịch, vì tất cả nỗi sợ tích tụ lại”, James Jackson, nhà tâm lý học của Đại học Vanderbilt, nói. “(Nỗi sợ) ở ngay xung quanh. Tích lũy lại thành gánh nặng tâm lý”.

Giữa đại dịch, có thể rất khó để bệnh viện chăm sóc thêm, nhất là về tinh thần, tâm lý cho bệnh nhân. Gia đình không ở bên cạnh đồng nghĩa với việc họ không biết được những gì bệnh nhân đã trải qua để cảm thông.

“Cũng như khi có người đi chiến tranh về, gia đình thì ở nhà, và không ai thực sự biết chiến tranh là thế nào”, Michael Wilson, bác sĩ điều trị tích cực phổi, ở phòng khám Mayo Clinic, nói.

Cũng như cựu binh có thể không bao giờ muốn quay lại chiến trường, những người hồi phục sau điều trị tích cực thậm chí không muốn lái xe qua bệnh viện, theo ông Jackson.

Nói cách khác, rối loạn tâm lý hậu sang chấn (PTSD) có thể khiến người ta ngại đi khám chữa bệnh, gây phức tạp cho các vấn đề sức khỏe.

Chỉ đến khi về nhà, sau nhiều tuần hồi sức, rồi phải tự tắm rửa, ăn uống, người bệnh mới hiểu rõ những giới hạn của mình. Họ bắt đầu tự vấn lại khoảng thời gian đã mất, chắp vá lại các ký ức. Họ có thể trầm cảm khi nhận ra hàng loạt vấn đề của mình, có thể kéo dài 6 tháng tới 1 năm.

Chẳng hạn, Bryden sụt 10 kg cơ bắp. Cô phải học cách ra khỏi giường và dùng gậy chống. Chỉ việc ăn cơm cũng khó khăn, cử động mở miệng nhai và nuốt thức ăn mới đầu là không tưởng.

Sau 6 tuần, Bryden có thể đi làm trở lại, tuy phải chống gậy, và phải mất 6 tháng để cô bắt đầu cảm thấy là chính mình.

“Tôi muốn nhấn mạnh là rất khó, ra khỏi điều trị tích cực hay ra viện thực ra chỉ là nửa cuộc chiến”, Bryden khuyên những người đang hồi phục từ Covid-19.

Theo Zing

Thông tin liên hệ

Họ và tên: Dịch vụ đăng bài Chợ Úc

Địa chỉ email: [email protected]

Thông tin bài viết

Lưu ý: Khi bạn gọi điện liên hệ với người đăng tin này, xin vui lòng nói cho họ biết bạn biết được thông tin này trên Chợ Úc nhé. Họ sẽ sẵn sàng hỗ trợ bạn 

Chợ Úc cho phép người sử dụng ĐĂNG TIN MIỄN PHÍ về Việc Làm - Nhà ỞDịch Vụ cho Người Việt tại Úc.

Xin Chân Thành Cảm Ơn!

Đang tải...

Bài viết liên quan

Bác sĩ Mỹ: Yêu cầu công khai tác dụng phụ của vắcxin COVID-19

Vắcxin COVID-19 có thể gây ra tác dụng phụ từ nhẹ đến nặng tùy cơ địa mỗi người, cần lưu ý điều này trước khi tiêm chủng, các thầy thuốc Mỹ khuyến cáo. Theo Đài CNBC, trong bối cảnh các tiểu bang ở Mỹ chuẩn bị phân phối những liều vắcxin COVID-19 đầu tiên trong tháng 12,…

Melbourne sắp kết thúc đợt phong tỏa lâu nhất thế giới

Thành phố Melbourne sẽ kết thúc đợt phong tỏa dài 112 ngày sau khi lần đầu tiên không ghi nhận ca nhiễm nCoV mới kể từ tháng 7. “0 ca nhiễm nào. Lần cuối cùng bang Victoria ghi nhận 0 ca nhiễm ngày 9/6, cách đây 139 ngày. Điều đáng kinh ngạc hơn là chúng…

Phía sau huyền thoại ‘người gốc Á luôn giàu có’ ở Mỹ

Không ít người xem San Francisco là một thiên đường thịnh vượng của người Mỹ gốc Á. Có ai ngờ huyền thoại về những con người vóc dáng nhỏ nhắn, giỏi tiết kiệm và thành công đã trở thành định kiến, ngăn những người khó khăn nhận được hỗ trợ. Việc được xem là hình…

Queensland đưa ra cảnh báo về COVID-19 sau khi tìm thấy dấu vết virus trong nước thải

Thử nghiệm nước thải đã xác định được các trường hợp nhiễm COVID-19 tiềm năng chưa được phát hiện ở Queensland. Thử nghiệm nước thải đã xác định được các trường hợp nhiễm Covid-19 tiềm năng chưa được phát hiện ở Queensland. Tiểu bang vào thứ Bảy không báo cáo trường hợp nhiễm COVID-19 nào mới và…

Tổng hợp chi tiết các thay đổi mới về hạn chế COVID-19 tại Victoria

Chính quyền tiểu bang đã vạch ra một lộ trình mới cho vùng đô thị Melbourne và vùng quê Victoria phụ thuộc số trường hợp nhiễm COVID-19 trong cộng đồng mà không rõ nguồn lây. Chính quyền tiểu bang đã vạch ra một lộ trình mới cho vùng đô thị Melbourne và vùng quê Victoria phụ thuộc…

Úc đón những chuyến bay “không kiểm dịch” đầu tiên

Hàng trăm hành khách đi chuyến bay từ New Zealand đến Sydney hôm nay – 16/10 đã không phải cách ly – một nỗ lực khôi phục du lịch của đảo quốc này trong bối cảnh dịch Covid-19 ở hai nước bắt đầu lắng xuống. Các nhà chức trách cho biết, trong kế hoạch mở…

Họa tam tai của nước Pháp

Làm thế nào mà tổng thống Pháp phải ra lệnh giới nghiêm toàn khu vực “đại thủ đô” cùng 8 thủ phủ lớn? Lần cuối cùng nước Pháp trải qua lệnh giới nghiêm là sau cuộc nổi loạn năm 1961 của tướng Salan tại Algérie không chịu từ bỏ thuộc địa. Với trên 22.000 ca…

Úc cân nhắc nới lỏng hạn chế đi lại với một số nước

Trong bối cảnh tình hình đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trong nước đã có dấu hiệu cải thiện, Úc đang cân nhắc việc nới lỏng hạn chế đi lại với một số nước, còn Hàn Quốc cũng nới lỏng quy định giãn cách xã hội. Thủ tướng Úc Scott Morrison cho biết…

Victoria gia hạn tình trạng khẩn cấp và thảm họa đến ngày 8/11

Những người liên hệ gần với các ca nhiễm COVID-19 từ chối xét nghiệm ở Victoria sẽ trải qua 21 ngày cách ly theo quy định mới có hiệu lực từ 11 giờ 59 phút tối Chủ Nhật ngày 11/10. Những người liên hệ gần với các ca nhiễm COVID-19 từ chối xét nghiệm ở…

Melbourne khó có thể dỡ bỏ phong tỏa vào ngày 19/10

Thủ hiến Victoria Daniel Andrews nói rằng Melbourne khó có thể nới lỏng phong tỏa như dự kiến vào Chủ nhật tuần tới, do số ca nhiễm COVID-19 mới không giảm xuống nhanh chóng như kỳ vọng. Ông Andrews kêu gọi người dân không từ bỏ hy vọng, nhưng cũng không nên giả vờ rằng…

Công ty Mỹ muốn phát triển vắc xin COVID-19 đông khô

Công ty công nghệ sinh học Arcturus Therapeutics có trụ sở tại Mỹ, phối hợp với Trường Y Duke – NUS của Singapore phát triển vắc xin COVID-19 mang tên Lunar-Cov19, đang tìm kiếm phiên bản đông khô. Phiên bản đông khô vắc xin COVID-19 của Công ty công nghệ sinh học Arcturus và Trường…

Tiểu bang New South Wales ghi nhận 8 ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng

Tiểu bang NSW ghi nhận 8 ca nhiễm trong cộng đồng một ngày trước đó. Queensland vẫn đóng cửa biên giới cho đến khi nào NSW không ghi nhận ca nhiễm Covid-19 nào trong cộng đồng trong vòng 28 ngày, một đòi hỏi mà thủ hiến tiểu bang này nói là không thực tế. Thủ…

Victoria: Quy tắc phạm vi 5km có thể sẽ được gia hạn sau ngày 19/10

Trưởng Nhân viên Y tế Victoria không loại trừ khả năng sẽ gia hạn thời gian áp dụng hạn chế cho phép người dân di chuyển cách nhà không quá 5km sau ngày 19/10. Trưởng Nhân viên Y tế Victoria, Brett Sutton, mới đây cho biết, ông không loại trừ khả năng sẽ gia hạn…

Trump lại dọa bắt Trung Quốc ‘trả giá’ vì Covid-19

Tổng thống Trump cho biết ông cam kết sẽ “bắt Trung Quốc phải trả giá” cho những thiệt hại do đại dịch Covid-19 gây ra. “Điều này (Covid-19) xảy ra không phải lỗi của bạn, đó là lỗi của Trung Quốc và Trung Quốc sẽ phải trả giá đắt cho những điều họ gây ra…

Một người về từ Úc nhiễm Covid-19

Bộ Y tế chiều 7/10 ghi nhận thêm một ca dương tính nCoV, là người về từ Úc được cách ly ngay tại Cần Thơ. Ca bệnh được ghi nhận là “bệnh nhân 1099”, nữ, 28 tuổi, ở phường An Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Ngày 23/9, cô từ Australia về sân…

Michelle Obama lại công kích Donald Trump

Bà Obama cho rằng Tổng thống Trump hành động sai trái về đạo đức, phân biệt đối xử với người da màu, kêu gọi cử tri bỏ phiếu cho Biden. Cựu đệ nhất phu nhân Mỹ Michelle Obama chỉ trích Tổng thống Mỹ Donald Trump “gây ra nỗi sợ hãi về người Mỹ da màu,…

Ai đã lây Covid-19 cho ông Trump?

Không rõ làm thế nào mà Tổng thống Trump, 74 tuổi, bị nhiễm Covid-19. Tuy nhiên, “đối tượng tình nghi số một” lây Covid-19 cho Tổng thống Mỹ đã được xác định. Hope Hicks – cố vấn đáng tin cậy nhất của ông Trump – được cho là “nghi phạm” hàng đầu lây Covid-19 cho…

Trung Quốc lo bị ‘đổ vạ’ khi Trump nhiễm nCoV

Trong buổi tranh luận tổng thống đầu tiên với Biden, Trump đã chỉ đích danh bên chịu trách nhiệm cho đại dịch Covid-19 là Trung Quốc. “Đây là lỗi của Trung Quốc và chuyện này đáng lẽ không bao giờ nên xảy ra”, Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu trong buổi tranh luận trực…

Nga ‘đấu’ vaccine Covid-19 với phương Tây

Sau khi bị phương Tây cáo buộc đánh cắp thông tin nghiên cứu vaccine Covid-19, Nga tuyên bố có thể tung ra vaccine ngay trong tháng 9. “Nga có lẽ sẽ là một trong những nước đầu tiên sản xuất vaccine, dù hàng tỷ USD đã được đầu tư vào Mỹ và tất cả công…

Úc lo ngại Covid-19 lây lan rộng tại bang New South Wales

Dịch Covid-19 tại bang Victoria của Australia có dấu hiệu lan nhanh hơn sang bang New South Wales khi số ca bệnh mới tại đây liên tục tăng. Ngày 20/7, bang New South Wales của Australia ghi nhận 20 ca Covid-19 mới trong 24 giờ qua. Mặc dù con số này chưa phải là nhiều…

Nga sẽ có vắcxin phòng COVID-19 vào tháng 9?

Theo Hãng tin Bloomberg, tuyên bố từ Nga cho biết Matxcơva sẽ có được vắcxin phòng COVID-19 sớm nhất là vào tháng 9 tới. Nhưng giới chuyên gia tỏ ra nghi ngờ. Nghiên cứu vắcxin ở Nga – Ảnh: TTXVN Hãng tin Bloomberg ngày 19-7 dẫn lời ông Kirill Dmitriev – người đứng đầu Quỹ…

Chuyên gia y tế Mỹ nói Tổng thống Trump ‘không thể dạy nổi’

Một chuyên gia đầu ngành y của Mỹ ngày 18-7 tuyên bố Tổng thống Mỹ Donald Trump “không thể dạy nổi” và tỏ ra nghi ngờ khả năng điều hành của ông trong dịch COVID-19. Bác sĩ Jonathan Reiner thuộc Trường Y khoa, ĐH George Washington – Ảnh: CNN Trong bài phỏng vấn thực hiện…

Các doanh nghiệp Úc được lưu ý việc tuân thủ qui tắc về COVID-19

Hàng trăm cá nhân và doanh nghiệp tiếp tục bị phạt vì những lý do khác nhau, kể từ khi một số hạn chế về coronavirus được áp dụng trở lại. Cảnh sát và giới chức y tế thúc giục người dân Úc không nên tự mãn vào thời điểm nghiêm trọng này, trong lúc…

Ba nước cáo buộc tin tặc Nga đánh cắp vaccine Covid-19

Anh, Mỹ và Canada cho rằng nhóm tin tặc APT29, vốn bị cáo buộc là một bộ phận của tình báo Nga, âm mưu đánh cắp thông tin vaccine Covid-19. “Trung tâm An ninh mạng Quốc gia Anh (NCSC) đánh giá APT29, hay còn gọi là Cozy Bear, gần như chắc chắn hoạt động như…

Ổ dịch tại quán rượu ở Sydney tiếp tục gây nhiều quan ngại

Một ổ dịch COVID-19 tại một quán rượu ở tây nam Sydney tiếp tục gây nhiều quan ngại, với các thử nghiệm cho thấy virus này có nguồn gốc từ Victoria. Chính phủ New South Wales thắt chặt các luật lệ liên quan đến các quán rượu, sau khi có thêm các trường hợp nhiễm…

Việt Nam đưa 350 công dân tại Úc về nước

Chuyến bay chở 350 người Việt tại Úc đã hạ cánh an toàn xuống sân bay Nội Bài ngày 13-7. Hành khách trên chuyến bay bao gồm trẻ em dưới 18 tuổi, người cao tuổi, các du học sinh không có nơi ở do ký túc xá đóng cửa và những trường hợp khó khăn.…

Bang Victoria đang trong “giai đoạn nguy hiểm”

Thống đốc bang Daniel Andrews cảnh báo bang Victoria trong giai đoạn nguy hiểm, đồng thời khuyến cáo người dân tiếp tục tuân thủ các biện pháp phòng dịch và hạn chế ra khỏi nhà. Nhân viên y tế lấy mẫu dich xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Melbourne, Australia, ngày 1/7/2020. (Nguồn: AFP)…

Sốc với cảnh chở t.hi t.hể bệnh nhân COVID-19 bằng xe tuk tuk

Không thể để dọc theo chiều dài xe, người nhà bệnh nhân đành để thi thể nằm ngang khiến đầu và hai chân ló ra hai bên. Dù thi thể đã được bó kín trong túi nhựa, cảnh tượng vẫn gây sốc và khiến nhiều người xót xa trước số phận con người. Thi thể…

Trung Quốc – tác nhân thành bại với ông Trump

Để giành lợi thế trên đường đua bầu cử tháng 11 tới, Tổng thống Mỹ Donald Trump buộc phải vực dậy nền kinh tế theo hình chữ V, đồng thời lấy lại niềm tin của người dân trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19. Tổng thống Mỹ Donald Trump lên chuyên cơ cho chuyến đi…

Dự “tiệc Covid-19”, bệnh nhân 30 tuổi trả giá bằng mạng sống

Một bệnh nhân 30 tuổi sống tại TP San Antonio, bang Texas – Mỹ đã tử vong vì virus SARS-CoV-2 sau khi tham dự một bữa tiệc Covid-19 vì cho rằng đại dịch là một “trò lừa đảo”. Trang News24 dẫn lời bác sĩ Jane Appleby, Giám đốc Y khoa của Phương pháp Chăm sóc sức khỏe,…

Chuyên gia Úc: Trung Quốc đụng Mỹ là “phá sản”

Giấc mơ siêu cường của Trung Quốc có thể không trở thành hiện thực khi nước này đang đối đầu với một cường quốc toàn cầu, đó là Mỹ. Đó là nhận định của chuyên gia Salvatore Babones được báo EurAsian Times ngày 10-7 trích dẫn. Ông Salvatore Babones, một học giả tại Trung tâm…

Đông Nam Á trước nguy cơ “dịch chồng dịch”

Trong bối cảnh hệ thống y tế quá tải vì đại dịch Covid-19, một số quốc gia ở Đông Nam Á, như Singapore, Malaysia và Thái Lan đang chật vật với một dịch bệnh khác: sốt xuất huyết (SXH). “Chúng ta đang chứng kiến sự bùng nổ của số ca nhiễm SXH ở Đông Nam…

Trung Quốc phát hiện nCoV trên bao bì tôm nhập khẩu

Trung Quốc cấm thực phẩm do ba công ty Ecuador sản xuất sau khi phát hiện nCoV trên bao bì sản phẩm tôm đông lạnh. Mẫu xét nghiệm lấy từ vách một container và 5 kệ hàng tôm thẻ chân trắng đông lạnh tại thành phố Đại Liên và Hạ Môn dương tính với nCoV,…

Tổng giám đốc WHO khóc tại họp báo, kêu gọi đoàn kết chống COVID-19

Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khóc ngay tại cuộc họp báo, nói đại dịch COVID-19 hoành hành dữ dội vì thế giới chia rẽ. Theo báo Sydney Morning Herald (SMH), người đứng đầu WHO cũng hối thúc các quốc gia hãy “cởi mở hơn nữa” và minh bạch hơn với cuộc…

Quan chức ngoại giao Trung Quốc đồng loạt dịu giọng với Mỹ

Hai quan chức ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc mới đây bất ngờ dịu dọng khi nói về các mối quan hệ với Mỹ, giữa lúc quan hệ 2 nước leo thang căng thẳng vì nhiều vấn đề. “Chính sách của Trung Quốc về Mỹ vẫn không thay đổi. Chúng tôi vẫn sẵn sàng…