Năm mảnh ghép làm rõ bức tranh cuộc biểu tình rung chuyển nước Mỹ

Hơn một tuần qua, các cuộc biểu tình đã làm rung chuyển nước Mỹ sau cái chết của người đàn ông da đen bị cảnh sát khống chế.

George Floyd, 46 tuổi, bị bắt tại thành phố Minneapolis vào ngày 25/5 vì cáo buộc dùng tiền giả để mua một gói thuốc lá. Anh đã chết sau khi bị một sĩ quan cảnh sát da trắng ấn đầu gối chặn trên cổ gần 9 phút, mặc dù liên tục cầu xin và nói rằng mình không thể thở được.

Viên cảnh sát, Derek Chauvin, 44 tuổi, đã bị đuổi việc và buộc tội giết người. Ba cảnh sát khác có mặt tại hiện trường cũng bị cách chức và buộc tội đồng phạm.

Người biểu tình tưởng nhớ George Floyd. Ảnh: BBC

Biểu tình và bạo động đã nổ ra trên cả nước. Cảnh sát sử dụng hơi cay và vũ lực chống lại người biểu tình và Tổng thống Donald Trump đã đe dọa sẽ đưa quân đội vào can thiệp.

Tờ BBC của Anh đã xem xét một số khía cạnh của bối cảnh giúp người đọc có cái nhìn đầy đủ hơn về những gì đang xảy ra.

1. Bạo lực cảnh sát và hệ thống tư pháp

Gần đây đã có rất nhiều trường hợp người Mỹ gốc Phi bị giết bởi lực lượng thực thi pháp luật tại Mỹ.

Các trường hợp trong những năm gần đây bao gồm Philando Castile, Terence Crutcher, Michael Brown và Alton Sterling. Trong những vụ việc này, các cảnh sát viên không bị kết án về bất kỳ hành vi phạm tội nào.

“Tôi đã nghe quá đủ những tin tức về việc người da đen bị hại chết”, một người biểu tình ở Washington D.C nói. “Tôi mệt mỏi khi cứ sợ hãi chỉ bằng việc bị cảnh sát chặn lại”.

Vụ việc George Floyd được so sánh với cái chết của Eric Garner vào tháng 7/2014.

Garner, 43 tuổi, có con 6 tuổi, đã bị bắt ở New York vì nghi ngờ bán thuốc lá cuộn. Trong video được ghi lại bởi một người qua đường, cảnh sát da trắng Daniel Pantaleo đã kẹp tay quanh cổ Garner khiến anh ngạt thở.

Garner mắc chứng hen suyễn và đã được liên tục nói “Tôi không thở được” trước khi bất tỉnh. Anh chết trong bệnh viện sau đó.

Toà án từ chối kết án sĩ quan cảnh sát tội giết người.

Vụ án đã khơi dậy làn sóng biểu tình trên cả nước, nhưng viên cảnh sát không bao giờ phải đối mặt với bất kỳ cáo buộc hình sự nào và chỉ mất việc vào năm 2019, tận 5 năm sau cái chết của Garner.

Trong trường hợp của George Floyd, tốc độ mà các sĩ quan tham gia bị sa thải, Derek Chauvin bị bắt và kết tội có phần bất thường.

Derek Chauvin bị bắt và kết tội giết người. Ảnh: BBC

Cựu tổng thống Mỹ Barack Obama nói các cuộc biểu tình về cái chết của Floyd thể hiện “sự thất vọng chính đáng và hợp pháp đối với một thất bại kéo dài hàng thập kỷ để cải cách ngành cảnh sát và hệ thống tư pháp hình sự nói chung”.

Dữ liệu đối chiếu bởi nhóm Kiểm tra thực tế của BBC đã làm rõ trải nghiệm của người Mỹ gốc Phi khác với người Mỹ da trắng như thế nào trong các vấn đề liên quan đến luật pháp và trật tự.

Năm 2019, người Mỹ gốc Phi chiếm chưa đến 14% dân số nhưng chiếm hơn 23% trong số hơn 1.000 vụ bắn chết người của cảnh sát.

Người Mỹ gốc Phi bị bắt vì lạm dụng ma túy với tỷ lệ cao hơn nhiều so với người Mỹ da trắng mặc dù các cuộc khảo sát cho thấy tỷ lệ sử dụng ma túy ở mức tương tự cho cả hai nhóm.

Năm 2018, người Mỹ gốc Phi chiếm gần một phần ba số phạm nhân đi tù của đất nước.

Điều này có nghĩa là có hơn 1.000 tù nhân người Mỹ gốc Phi trong các nhà tù liên bang hoặc tiểu bang trên mỗi 100.000 người Mỹ gốc Phi, trong khi chỉ có khoảng 200 tù nhân da trắng cho mỗi 100.000 người Mỹ da trắng.

Dữ liệu từ Minneapolis, nơi Floyd sống, cũng phản ánh những xu hướng thực thi pháp luật tương tự.

2. Vụ việc không xảy ra riêng lẻ

Cái chết của George Floyd không xảy ra đơn lẻ. Nó xuất hiện ngay sau một vài vụ việc khác chỉ trong vài tuần gần đây đã gây ra những cuộc tranh luận về phân biệt chủng tộc ở Mỹ.

Cùng ngày với cái chết của anh, một đoạn video đã lan truyền trên mạng về một người phụ nữ da trắng ở Công viên Trung tâm New York gọi cảnh sát sau khi một người đàn ông da đen yêu cầu cô dắt chó thay vì thả rông chó đi dạo.

Cuộc chạm trán giữa hai người bắt đầu khi Christian Cooper, một người ngắm chim, lo ngại rằng con chó của người phụ nữ có thể gây nguy hiểm cho động vật tự nhiên trong công viên. Anh đã quay phim Amy Cooper (hai người không có quan hệ thân thích) đe dọa gọi cảnh sát và nói với họ: “Có một người đàn ông Mỹ gốc Phi doạ giết tôi”.

Sau khi gọi cho nhân viên cấp cứu, cô nhắc lại: “Anh ta là người Mỹ gốc Phi” trước khi đề nghị cảnh sát đến.

Bà Cooper bị sa thải và lên án rộng rãi.

Trong một cuộc phỏng vấn sau đó với NBC News, ông Cooper đã đề cập đến vụ việc của Ahmaud Arbery, một người đàn ông da đen 25 tuổi, đang chạy bộ khi bị hai người đàn ông da trắng bắn chết hồi tháng Hai. Một người thứ ba đã quay phim vụ nổ súng.

Ahmaud Arbery bị hai người da trắng bắn chết khi đang đi chạy bộ hồi tháng 2. Ảnh: BBC.

Vụ việc đã thu hút sự chú ý rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng và gây phẫn nộ.

Phải mất hơn hai tháng các nghi phạm mới bị kết tội.

“Chúng ta sống trong thời đại của những Ahmaud Arbery, nơi những người đàn ông da đen bị bắn chết vì những định kiến của mọi người về đàn ông da đen, về người da đen và tôi sẽ không là một trong số đó”, ông Cooper nói.

3. Khoảng cách kinh tế xã hội, và Covid-19

Khoảng cách về chủng tộc trong xã hội Mỹ cũng phổ biến trong các lĩnh vực khác như nhà ở, chăm sóc sức khỏe và việc làm.

Năm 2016, giá trị ròng của một gia đình người da trắng nhìn chung lớn hơn gần 10 lần so với một gia đình người da đen. So với người Mỹ da trắng, tỷ lệ người Mỹ gốc Phi không có bảo hiểm y tế gần như gấp đôi.

Người Mỹ gốc Phi cũng thường làm việc trong ngành công nghiệp dịch vụ và sống ở các khu vực đông dân cư hơn.

Những vấn đề này đã góp phần khiến người Mỹ gốc Phi bị ảnh hưởng lớn bởi đại dịch Covid-19, xảy ra cùng lúc với các cuộc biểu tình về Floyd. Khám nghiệm tử thi George Floyd kết luận anh cũng nhiễm Covid-19, mặc dù điều này không liên quan tới cái chết của anh.

Theo dữ liệu gần đây nhất của chính phủ, hơn 34% người nhập viện vì Covid-19 là người da đen, trong số 19.775 trường hợp có sẵn dữ liệu về chủng tộc và sắc tộc.

Thành phố New York đã ghi nhận tỷ lệ tử vong vì Covid-19 cao hơn đáng kể ở người Mỹ gốc Phi so với người Mỹ da trắng.

Tỷ lệ thất nghiệp trong đại dịch, như lâu nay, cũng cao hơn ở người Mỹ gốc Phi so với người Mỹ da trắng. George Floyd mất việc làm do dịch bệnh.

“Virus thì không phân biệt đối xử, nhưng các chính sách về nhà ở, kinh tế và chăm sóc sức khỏe của chúng ta thì có”, Andre Perry, một thành viên Viện Brookings và tác giả của cuốn sách “Know Your Price: Valuing Black Lives and Property in America’s Black Cities” (tạm dịch: Biết giá bản thân: Định giá cuộc sống và tài sản của người da đen đen ở các thành phố người da đen ở Mỹ).

“Môi trường phân biệt chủng tộc, nhà ở giá cắt cổ, thiếu việc làm, nghèo đói và y tế nghèo nàn là những điều kiện xã hội tiềm ẩn, bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các chính sách, khiến người da đen và khu vực sinh sống của họ bị đe doạ”.

Người biểu tình ở Minneapolis. Ảnh: BBC.

Sự bất bình đẳng kinh tế xã hội như vậy cũng tồn tại ở Minneapolis, thành phố nơi Floyd chết và là nơi các cuộc biểu tình bắt đầu.

Minneapolis có dân số khoảng 430.000 người, trong đó chưa đến 20% là người da đen.

Ngay cả trước khi sa thải hàng loạt xảy ra do đại dịch, 10% người dân da đen của Twin Cities of Minneapolis và St Paul thất nghiệp so với chỉ 4% người da trắng.

Năm 2016, 32% người da đen sống ở đây đã tụt xuống dưới mức nghèo khổ so với 6,5% người da trắng.

Các khu vực dân cư có sự phân hoá cao và tỷ lệ sở hữu nhà của người da đen thuộc loại thấp nhất trong cả nước.

“Thái độ của một cảnh sát đè đầu gối vào gáy người đàn ông da đen khiến anh ta ngạt thở cũng chính là thái độ của những người hoạt động trong thị trường nhà ở khiến khoảng cách về tỷ lệ sở hữu nhà ở giữa người da trắng và người da đen của khu vực lên tới 46% so với 79%”, ông Perry nói.

4. “Nhân tố” Tổng thống Trump

Nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump bắt đầu bằng các cuộc biểu tình lớn trên toàn quốc.

Cuộc tuần hành của phụ nữ vào tháng 1/2017 đã khiến hàng trăm nghìn người Mỹ xuống đường tham gia các cuộc biểu tình ôn hòa. Sau cái chết của George Floyd, các cuộc biểu tình ở thủ đô của đất nước, và trên cả nước, đã có lúc trở thành bạo động. Và trong khi các sự kiện năm 2017 là phản ứng trực tiếp với chiến thắng của ông Trump, làn sóng phản đối mới nhất, yêu cầu giải quyết vấn đề phân biệt chủng tộc và chính sách bất công, không đặc biệt chĩa mũi dùi vào tổng thống.

Tổng thống Trump chụp ảnh với một cuốn Kinh thánh trước nhà thờ gần Nhà Trắng. Ảnh: BBC.

Tổng thống lại phản ứng mạnh với cuộc biểu tình, trong khi nguyên nhân sâu xa của làn sóng biểu tình vì Floyd vốn đã có trước nhiệm kỳ của Tổng thống Trump. Ông đã lặp lại cam kết tái thiết lập “pháp luật và trật tự” mà ông Richard Nixon đã sử dụng thành công trong các chiến dịch tranh cử tổng thống năm 1968 và 1972. Quyết định gây tranh cãi của ông Trump trong việc ứng phó với người biểu tình và việc ông chụp ảnh với một cuốn Kinh thánh trước nhà thờ gần Nhà Trắng phần nào cho thấy mong muốn lấy lòng những cử tri với lá phiếu mà ông cần vào tháng 11.

5. Quân sự hóa lực lượng cảnh sát

Các cuộc biểu tình vì George Floyd đã hướng sự chú ý đến việc cảnh sát được sử dụng trang thiết bị quân sự. Mặc dù hình ảnh về các phương tiện quân sự được sử dụng để kiểm soát bạo động có thể gây sốc cho nhiều người, đó không phải là điều gì lạ lẫm ở Mỹ.

Bộ Quốc phòng đã khởi động chương trình cho phép chuyển các thiết bị quân sự dư thừa cho các sở cảnh sát từ những năm 1990, ưu tiên sử dụng trong phòng chống buôn bán ma túy và chống khủng bố.

Đến nay, hơn 8.000 cơ quan thực thi pháp luật liên bang và tiểu bang đã tham gia chương trình này.

Cảnh sát Mỹ được trang bị nhiều thiết bị và vũ khí quân sự. Ảnh: BBC

Chương trình được giám sát bởi Cơ quan Hậu cần Quốc phòng, có quyền quyết định cuối cùng về chủng loại và số lượng thiết bị được cung cấp cho các cơ quan khác nhau. Không có quy định rõ các thiết bị nên được sử dụng như thế nào.

Dữ liệu cho thấy các thiết bị quân sự dôi dư được chuyển đến các cơ quan thực thi pháp luật địa phương theo chương trình 1033 đã tăng lên từ giữa những năm 2000, và thậm chí tăng đột biến sau năm 2010.

Tính đến năm 2015, số thiết bị quân sự trị giá hơn 5 tỷ USD đã được phân phối cho các cơ quan thực thi pháp luật theo chương trình này.

Paul Poast, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Chicago, cho biết trước những năm giữa thập niên 2000, nhiều thiết bị quân sự của Mỹ “đơn giản là không thể sử dụng trong việc thực thi pháp luật”.

“Khi bắt đầu cuộc chiến chống nổi dậy ở Iraq và Afghanistan, các nhà sản xuất vũ khí bắt đầu phát triển những loại mà người ta nói là có “tính năng kép”: vừa có thể sử dụng chống bạo loạn đô thị, vừa có thể sử dụng bởi cơ quan thực thi pháp luật đô thị.

“Sự gia tăng bắt đầu từ những năm 2010 có thể được giải thích bởi sự phổ biến của thiết bị và việc Mỹ bắt đầu rút quân khỏi Iraq. Với nhu cầu về vũ khí giảm xuống ở Iraq, chỗ thiết bị đó cần phải đi đâu đó”, ông nói.

Cựu tổng thống Barack Obama đã cấm quân đội bàn giao một số loại thiết bị sau khi dư luận chỉ trích cảnh sát đã quá nặng tay trong việc đối phó với các cuộc biểu tình ở Ferguson, Missouri, sau vụ một thiếu niên da đen không vũ trang bị giết vào năm 2014.

Nhưng ông Trump đã dỡ bỏ các hạn chế vào năm 2017.

Người biểu tình ở Portland, Oregon mô phỏng tư thế của George Floyd khi bị cảnh sát đè ngạt thở. Ảnh: BBC.

Các thiết bị được luân chuyển theo chương trình bao gồm máy bay, xe bọc thép và mũ chống đạn.

Ông Poast nói việc cảnh sát sử dụng thiết bị quân sự là một ví dụ điển hình cho việc các chiến dịch chống nổi dậy quy mô lớn ở nước ngoài có thể ảnh hưởng đến chính sách an ninh trong nước như thế nào.

Theo Zing

Thông tin liên hệ

Họ và tên: Dịch vụ đăng bài Chợ Úc

Địa chỉ email: [email protected]

Thông tin bài viết

Lưu ý: Khi bạn gọi điện liên hệ với người đăng tin này, xin vui lòng nói cho họ biết bạn biết được thông tin này trên Chợ Úc nhé. Họ sẽ sẵn sàng hỗ trợ bạn 

Chợ Úc cho phép người sử dụng ĐĂNG TIN MIỄN PHÍ về Việc Làm - Nhà ỞDịch Vụ cho Người Việt tại Úc.

Xin Chân Thành Cảm Ơn!

Đang tải...

Bài viết liên quan

Làm ăn ở Trung Quốc: ‘Ông lớn’ được chia phần chính là Joe Biden

Tony Bobulinski, một người tự nhận là “đối tác làm ăn cũ” của nhà Biden, ngày 22-10 đã lên tiếng khẳng định “ông lớn” được nhắc trong các email chia chác lợi nhuận ở Trung Quốc chính là Joe Biden – ứng viên tổng thống của Đảng Dân chủ. Trong tuyên bố được gởi tới…

Chuyên gia y tế Mỹ nói Tổng thống Trump ‘không thể dạy nổi’

Một chuyên gia đầu ngành y của Mỹ ngày 18-7 tuyên bố Tổng thống Mỹ Donald Trump “không thể dạy nổi” và tỏ ra nghi ngờ khả năng điều hành của ông trong dịch COVID-19. Bác sĩ Jonathan Reiner thuộc Trường Y khoa, ĐH George Washington – Ảnh: CNN Trong bài phỏng vấn thực hiện…

Đằng sau “cái bắt tay” âm thầm giữa Bắc Kinh và Tehran

Iran và Trung Quốc đang âm thầm phác thảo thỏa thuận về thiết lập quan hệ đối tác kinh tế và an ninh sâu rộng, dọn đường cho các kế hoạch đầu tư trị giá nhiều tỉ USD của Bắc Kinh vào nhiều lĩnh vực của Tehran. Đề xuất dài 18 trang mà tờ The…

Trung Quốc – tác nhân thành bại với ông Trump

Để giành lợi thế trên đường đua bầu cử tháng 11 tới, Tổng thống Mỹ Donald Trump buộc phải vực dậy nền kinh tế theo hình chữ V, đồng thời lấy lại niềm tin của người dân trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19. Tổng thống Mỹ Donald Trump lên chuyên cơ cho chuyến đi…

CEO công nghệ chửi rủa gia đình gốc Á giữa nhà hàng ở Mỹ

Một gia đình ở Nam California, Mỹ, đã lên tiếng sau khi bị giám đốc điều hành của một công ty công nghệ phân biệt chủng tộc tại nhà hàng hôm 4/7. Tại thời điểm xảy ra vụ việc, gia đình của ông Raymond Orosa đang tổ chức tiệc sinh nhật cho Maria Orosa vào…

Sunday Times: Virus gần giống Covid-19 được gửi tới Vũ Hán năm 2013

Tờ Sunday Times đưa tin rằng từ 7 năm trước, một mẫu virus gần giống với Covid-19 đã được gửi đến Viện Virus học Vũ Hán, từ đó nêu bật câu hỏi về nguồn gốc của đại dịch hiện nay. Theo Sunday Times, mẫu virus này được lấy từ dơi sống trong mỏ đồng ở phía…

Ông Trump nói 99% ca bệnh COVID-19 ở Mỹ là vô hại

Trong bài phát biểu ngày Quốc khánh Mỹ 4-7, Tổng thống Trump cho biết chiến lược ứng phó với COVID-19 của Mỹ “đang đi đúng hướng”. Ông Trump phát biểu tại Nhà Trắng nhân ngày Quốc khánh Mỹ 4-7 – Ảnh: Getty Images Theo báo Guardian, ông Trump đã kỷ niệm ngày Quốc khánh với…

Mỹ mua gần hết thuốc trị Covid-19 đầu tiên của thế giới

Mỹ đã mua hầu hết lượng thuốc remdesivir, được coi là chống được Covid-19, sản xuất trong 3 tháng tới trên toàn cầu. Các chuyên gia và các nhà vận động đã lo ngại về hành động đơn phương này của Mỹ và lo những tác động lớn hơn khi vaccine có trên thị trường. Chính quyền…

Ông Obama lên tiếng mạnh mẽ chưa từng thấy về Tổng thống Trump

Cựu tổng thống Mỹ Obama mới đây đã thể hiện quan điểm mạnh mẽ chưa từng có với người kế nhiệm về cách ông Trump gọi Covid-19 là “kung flu” hay “virus Trung Quốc”. Tại sự kiện đấu giá gây quỹ giới hạn người tham gia của cựu phó tổng thống Joe Biden được tổ chức…

Iran yêu cầu Interpol bắt ông Trump vì vụ ám sát tướng Soleimani

Không chỉ Tổng thống Mỹ Donald Trump, Iran còn phát lệnh bắt giữ 35 người khác liên quan đến vụ ám sát tướng cấp cao Qassem Soleimani. Quốc gia này thậm chí yêu cầu chủ tịch Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) giúp đỡ. Iran đòi bắt giữ Tổng thống Mỹ Donald…

Trump tiếp tục cáo buộc Trung Quốc làm bùng phát dịch

Trump tiếp tục đổ lỗi cho Bắc Kinh về sự lây lan toàn cầu của nCoV, gọi virus này là “Kung Flu”, gần giống “Kung Fu”, chỉ võ thuật Trung Quốc. “Tôi có thế đặt tên nó là Kung flu. Tôi có thể đặt 19 phiên bản tên gọi khác nhau của nó. Nhiều người gọi…

Mã di truyền cho thấy phát hiện mới về virus corona ở Vũ Hán

Virus SARS-CoV-2 nhiều khả năng đã lây lan ở Trung Quốc từ mùa thu năm ngoái, theo một số phân tích khác nhau về mã di truyền của virus này, của các nhóm nghiên cứu độc lập. Những phân tích này, dựa trên thông tin di truyền của virus, cho thấy sự lây lan từ…

Ông Trump: Xét nghiệm COVID-19 là ‘con dao hai lưỡi’

Tổng thống Trump không ngại che giấu chuyện đã thúc giục các bang bớt xét nghiệm COVID-19, bởi theo ông càng xét nghiệm lại càng phát hiện thêm nhiều người bệnh và điều có thể ảnh hưởng tới kế hoạch đưa nền kinh tế trở lại bình thường của ông. Các báo đài không ưa…

Cao ủy EU: TT Trump làm hại quan hệ xuyên Đại Tây Dương

Người đứng đầu về đối ngoại EU nói việc Tổng thống Trump công kích EU đã làm hại đáng kể quan hệ xuyên Đại Tây Dương, khiến khối có hướng đi riêng trong các vấn đề quốc tế. Ông Josep Borrell nói châu Âu sẽ không theo lời kêu gọi của Mỹ trong việc có lập trường…

3 quyển sách ‘bom tấn’ vén màn Nhà Trắng trước bầu cử

Đến hẹn lại lên, mỗi khi nước Mỹ chuẩn bị bước vào bầu cử tổng thống nhiệm kỳ mới, y như rằng người ta lại thấy xuất hiện những cuốn sách được quảng cáo có nội dung “kể tất tật” hay “chuyện chưa kể” liên quan các ứng cử viên. Quyển sách sắp ra mắt…

Ông Trump ký luật trừng phạt Trung Quốc vì vấn đề Tân Cương

Tổng thống Trump đã ký thông qua đạo luật trừng phạt Trung Quốc vì những vấn đề đối với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Động thái diễn ra ngay trước thềm cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Mike Pompeo và Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì ở Hawai. Cựu cố vấn…

Doanh nghiệp Đức dứt áo khỏi Trung Quốc, còn tôm hùm Úc chưa có lối ra

Đại dịch Covid-19 khiến nhiều nước muốn giảm phụ thuộc chuỗi cung ứng vào Trung Quốc, nhưng giảm tới mức nào là điều cần được tính toán kỹ lưỡng. Nhật Bản đã dành ra 2,2 tỷ USD để giúp các công ty chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Các bộ trưởng thương mại châu Âu đã nhấn mạnh…

Mỹ – Trung tìm cách hạ nhiệt căng thẳng

Các nhà ngoại giao hàng đầu Mỹ và Trung Quốc có kế hoạch gặp mặt tại bang Hawaii trong nỗ lực hạ nhiệt những căng thẳng đang khiến quan hệ song phương xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ qua. Tờ South China Morning Post (Hồng Kông) hôm 13-6 dẫn nguồn tin giấu tên…

TT Trump nói sẽ ra đi trong hòa bình nếu thất bại vào tháng 11

Tổng thống Trump lên tiếng trấn án dư luận về việc sẽ rời khỏi Nhà Trắng trong hòa bình nếu thất bại trong cuộc bầu cử vào tháng 11. Theo Politico, Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 12/6 lên tiếng trấn an dư luận và gạt đi lo ngại về khả năng ông từ chối rời khỏi Nhà Trắng…

Mỹ – Trung Quốc kéo nhau vào mặt trận đối đầu mới

Giải trừ vũ khí hạt nhân có thể trở thành một mặt trận mới trong mối quan hệ rạn nứt ngày càng sâu sắc giữa Trung Quốc và Mỹ sau khi Bắc Kinh từ chối tham gia đàm phán với Washington và Moscow để mở rộng một hiệp ước quan trọng. Đặc phái viên kiểm…

Ba chính trị gia Mỹ quyết giáng đòn trừng phạt Trung Quốc

Ba thượng nghị sĩ Tom Cotton, Josh Hawley và Marco Rubio, những ngôi sao trong giới chính trị gia bảo thủ, đang cạnh tranh nhau để cho thấy ai cứng rắn nhất với Trung Quốc. “Điều quân đội đi”. Với bài bình luận trên báo New York Times kêu gọi can thiệp quân sự đối với các…

Trump dọa áp thuế EU, Trung Quốc

Trump cảnh báo sẽ áp thuế đối với hàng hóa của Liên minh châu Âu và Trung Quốc để trả đũa các biểu thuế nhằm vào tôm hùm Mỹ. Trong cuộc họp với các đại diện nghề cá tại thành phố Bangor, bang Maine, ngày 5/6 (sáng 6/6 giờ Hà Nội), Tổng thống Mỹ Donald…

Trump nói đối phó biểu tình ‘dễ như cắt bơ’

Trump ví Vệ binh Quốc gia như “con dao cắt bơ”, cho rằng lực lượng này đã giúp ngăn các vụ cướp phá ở thành phố Minneapolis. Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc phỏng vấn với kênh Newsmax ngày 3/6 chỉ trích nhiều thành phố trì hoãn huy động Vệ binh Quốc gia đối phó biểu tình,…

Trung Quốc bất ngờ ngừng mua nông sản Mỹ

Chính phủ Trung Quốc đã yêu cầu các nhà nhập khẩu quốc doanh ngừng mua nông sản từ thị trường Mỹ, trong bối cảnh mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington ngày càng thêm căng thẳng. Theo Bloomberg, chính phủ Trung Quốc được cho là đã ra lệnh cho các công ty nhập khẩu quốc doanh ngừng…

Ngoại trưởng Mỹ chỉ trích Trung Quốc “rát mặt”

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 31-5 cho rằng Trung Quốc đang sử dụng chiến thuật tạo lợi thế và đặt ra các mối đe dọa trong một thời gian dài giống với những gì đang xảy ra ở biên giới Ấn Độ. Trả lời cho câu hỏi về hành động hung hăng của Trung…

Tổng thống Donald Trump vẫn nương tay với Trung Quốc?

Các thị trường tài chính thở phào nhẹ nhõm khi Tổng thống Mỹ không công bố những biện pháp trừng phạt mạnh mẽ hơn nữa nhằm vào Bắc Kinh. Quan hệ Mỹ – Trung Quốc đang hướng tới bước ngoặt xấu hơn sau khi Tổng thống Donald Trump thông báo một loạt biện pháp nhằm…

Mỹ – Trung xung đột tới đâu?

Tại cuộc họp báo được chờ đợi ngày 30-5 (giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố hàng loạt biện pháp điều chỉnh chính sách nhằm vào Trung Quốc, giữa bối cảnh căng thẳng hai nước leo thang. Tổng thống Trump trong cuộc họp báo về Trung Quốc tại Nhà Trắng sáng 30-5,…

Mặt trận mới nguy hiểm của đối đầu Mỹ – Trung

Mỹ và Trung Quốc đã đối đầu trên nhiều phương diện, từ thương mại, công nghệ đến dịch Covid-19 và Hong Kong. Giờ đây, một mặt trận mới có thể đang nổi lên: tài chính. Mâu thuẫn về tài chính giữa hai bên đang ngày càng sâu sắc hơn trong tháng này, khi Tổng thống…

TT Trump: Mỹ sẽ hủy visa của sinh viên cao học Trung Quốc

Tổng thống Donald Trump hôm 29/5 tuyên bố sẽ hủy visa của các sinh viên sau đại học của Trung Quốc do nghi ngờ những sinh viên này tham gia vào hoạt động của quân đội và tình báo. Tổng thống Trump nghi ngờ các sinh viên sau đại học của Trung Quốc tham gia vào chiến dịch…

TT Trump công bố hành động đáp trả chưa từng có với Trung Quốc

Các biện pháp trả đũa của Mỹ nhắm vào Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực được cho là sẽ đẩy quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh chìm sâu vào khủng hoảng. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công kích Bắc Kinh gay gắt hôm 29/5, đề cập tới một loạt những vấn đề nóng bỏng trong quan hệ…

Tránh Trung Quốc, Anh hối Mỹ lập “Liên minh 5G” không có Huawei

Anh hôm 29-5 cho biết đang thúc giục Mỹ thành lập một nhóm gồm 10 quốc gia có thể phát triển công nghệ mạng 5G của riêng mình nhằm giảm sự phụ thuộc vào Tập đoàn công nghệ viễn thông Huawei của Trung Quốc. Anh đề xuất thành lập nhóm “D10” gồm 7 quốc gia…