Người phương Tây lại tranh cãi về khẩu trang

Trong lúc các nước bắt đầu tái mở cửa nền kinh tế, khẩu trang, vật dụng thiết yếu giúp ngăn nCoV lây lan, lại đang gây tranh cãi ở phương Tây.

Giới khoa học và y tế quốc tế đồng thuận rộng rãi rằng khẩu trang là một phần quan trọng trong nỗ lực chống Covid-19. Chỉ khẩu trang chuyên dụng N95 mới có thể lọc các hạt nhỏ tương đương virus và ngăn chặn virus lây lan, nhưng các chuyên gia y tế cho rằng khẩu trang vải hay khẩu trang phẫu thuật bình thường cũng đủ sức ngăn phát tán nCoV do chúng chặn được giọt bắn khi con người trò chuyện, ho hay hắt hơi.

Binh sĩ đeo khẩu trang đứng gác ở Milan, Italy, ngày 24/2. Ảnh: Reuters.

Dù nhiều nước châu Âu và một số bang của Mỹ đã ra quy định bắt buộc đeo khẩu trang tại cửa hàng hay trên phương tiện giao thông công cộng, nghiên cứu cho thấy người dân các nước phương Tây vẫn rất miễn cưỡng với khẩu trang và chỉ đeo trong trường hợp bất khả kháng.

Các quốc gia Bắc Âu dường như phản đối việc đeo khẩu trang nhiều hơn các nước láng giềng Địa Trung Hải, nơi đang bị ảnh hưởng nặng nề hơn bởi dịch bệnh. Trong các cuộc khảo sát được YouGov PLC thực hiện từ tháng 2 đến cuối tháng 5 tại Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy và Phần Lan, chưa đến 10% số người được hỏi nói họ thường xuyên đeo khẩu trang.

Tại Mỹ, vấn đề đeo khẩu trang đã làm bùng phát các cuộc tranh luận chính trị gay gắt. Người đứng đầu cơ quan y tế quận Cam, California, mới đây phải từ chức sau khi bị đe dọa tính mạng vì ban bố lệnh buộc người dân đeo khẩu trang khi ra ngoài.

Một nghiên cứu do Đại học Middlesex London, Anh, và Viện nghiên cứu Khoa học Toán học ở Berkeley, California, thực hiện cho thấy trong hai giới, đàn ông có xu hướng coi việc đeo khẩu trang là “đáng xấu hổ, không thời trang, là biểu hiện của sự yếu đuối và kỳ thị” hơn phụ nữ.

Tại Anh, một trong những nước có tỷ lệ tử vong vì Covid-19 cao nhất toàn cầu, chỉ 1/4 số người được hỏi trong cuộc khảo sát ngày 14/6 của YouGov nói họ thường xuyên đeo khẩu trang.

Jez Lloyd, 56 tuổi, giám đốc một công ty ở London, cho biết ông sẽ đeo khẩu trang nếu phải sử dụng phương tiện giao thông công cộng nhưng ông hoài nghi tính hiệu quả của chúng bởi “chúng sẽ khiến bạn có cảm giác sai lầm về sự an toàn”.

Một nghiên cứu đăng ngày 30/4 của Đại học Bamberg, Đức, cho thấy “tỷ lệ chấp nhận đeo khẩu trang ở châu Âu vẫn thấp. Rất nhiều người cảm thấy kỳ lạ khi phải đeo khẩu trang”.

Khi Covid-19 lan tới phương Tây hồi tháng hai, các tổ chức y tế quan trọng, như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Mỹ đều không đồng tình với việc yêu cầu người dân đeo khẩu trang bên ngoài bệnh viện. Một số chuyên gia cho rằng những chiếc khẩu trang y tế hay khẩu trang vải đơn giản không thể ngăn chặn virus mà thay vào đó, chúng khiến người đeo có cảm giác “an toàn giả tạo”.

Tổng y sĩ Mỹ Jerome Adams ngày 29/2 tweet: “Mọi người, hãy ngừng mua khẩu trang”. Ông sau đó xin lỗi và nay ủng hộ việc đeo khẩu trang.

Cố vấn y tế Nhà Trắng Anthony Fauci cho biết ông ban đầu phản đối việc đeo khẩu trang rộng khắp vì lúc bấy giờ, nhân viên y tế đang đối mặt tình trạng thiếu nguồn cung và khẩu trang nên được dành cho các y bác sĩ ở tuyến đầu.

“Lẽ dĩ nhiên, người dân hiện đánh mất niềm tin vào các chuyên gia y tế, đặc biệt là về vấn đề khẩu trang”, Jeremy Howard, nhà khoa học về dữ liệu y khoa tại Đại học San Francisco, người theo đuổi một chiến dịch ủng hộ khẩu trang, cho hay.

Tại một số nước, những hoài nghi như vậy càng làm tăng thêm thái độ kỳ thị đối với các hình thức che mặt khác. Ở Áo, Pháp và Bỉ, mạng che mặt của người Hồi giáo bị cấm. Các quốc gia châu Âu khác ban hành lệnh cấm đeo mặt nạ, khẩu trang khi tham gia biểu tình công cộng. Khẩu trang còn bị cấm tại ngân hàng vì lý do an ninh.

“Tôi nhận thức được rõ ràng rằng khẩu trang là hoàn toàn xa lạ đối với văn hóa của chúng ta”, Thủ tướng Áo Sebastian Kurz hồi tháng 4 nói khi ông kêu gọi người dân đeo khẩu trang.

Du khách đến từ Đức chụp hình lưu niệm ở Rome ngày 16/6. Ảnh: Reuters.

Giáo sư Karl Lauterbach, chuyên gia về dịch tễ học Đức, cho rằng trong một nền văn hóa đề cao ngoại hình, việc từ chối đeo khẩu trang liên quan đến bản sắc, nhu cầu thể hiện.

“Tỷ lệ chấp nhận khẩu trang rất thấp, ngay cả khi mọi sinh viên y khoa đều biết khẩu trang giúp ngăn ngừa lây nhiễm. Đây là lý do bác sĩ chúng tôi đã đeo chúng hơn 100 năm qua”, ông nói.

Theo Lauterbach, việc thiếu đi những hình mẫu tiêu biểu về đeo khẩu trang trong giới lãnh đạo càng khiến tình hình trở nên tồi tệ.

Thủ tướng Đức Angela Merkel, một nhà kỹ trị, không sử dụng khẩu trang tại nơi công cộng. Tổng thống Mỹ Donald Trump khuyến khích mọi người đeo khẩu trang nhưng tuyên bố ông sẽ không đeo.

Tâm lý này trái ngược so với ở châu Á, khi đa phần người dân đều tự nguyện đeo khẩu trang, theo giáo sư Yuen Kwok-Yung, chuyên gia y tế cố vấn cho chính quyền đặc khu Hong Kong, bình luận.

Hong Kong, với 7,5 triệu dân, là một trong những khu vực có mật độ dân cư dày đặc nhất thế giới, nhưng chỉ ghi nhận 6 trường hợp tử vong vì Covid-19 dù không áp đặt phong tỏa và tiếp nhận tới gần 3 triệu khách nước ngoài mỗi ngày.

Bí quyết thành công của Hong Kong nằm ở tỷ lệ sử dụng khẩu trang giờ tan tầm là 97%, theo giáo sư Yuen. 3% không tuân thủ chủ yếu là người đến từ Mỹ hoặc châu Âu.

“Thứ duy nhất giúp ngăn chặn virus lây lan là sử dụng khẩu trang toàn dân”, ông nhấn mạnh.

Czech là nước châu Âu đầu tiên ra lệnh bắt buộc sử dụng khẩu trang ở nơi công cộng từ ngày 18/3, trước khi báo cáo ca tử vong đầu tiên vì Covid-19. Từ đó, nước này dần giảm số ca nhiễm mới mỗi ngày xuống dưới 50 và giờ đây trở thành nước có tỷ lệ tử vong vì Covid-19 thấp nhất thế giới.

Các gương mặt nổi tiếng, bao gồm cả Thủ tướng Andrej Babis, đều đeo khẩu trang tại nơi công cộng nhằm khuyến khích người dân sử dụng chúng. Các bộ trưởng và chuyên gia thường xuyên đăng các video trực tuyến giải thích lợi ích của việc đeo khẩu trang.

Một trong các video như vậy đã truyền cảm hứng cho Thomas Nitzsche, thị trưởng thành phố Jena, Đức. Ông là thị trưởng đầu tiên của Đức ra lệnh đeo khẩu trang tại một số không gian công cộng vào thời điểm mà chính quyền liên bang chống lại việc sử dụng chúng.

Tại thời điểm ra lệnh bắt buộc đeo khẩu trang vào ngày 6/4, Jena là một trong những thành phố có tỷ lệ lây nhiễm nCoV cao nhất Đức. Chưa đầy một tháng sau, họ không còn ghi nhận ca nhiễm mới nào. Hôm 22/6, Jena chỉ còn một ca Covid-19.

“Khoa học đứng về phía khẩu trang nhưng cuối cùng, quyết định của tôi được thúc đẩy bởi thường thức”, ông nói. “Đây là một căn bệnh về hô hấp, việc che miệng và mũi giúp ngăn ngừa virus lây lan”.

Một quán cà phê ở Paris, Pháp, mở cửa đón khách ngày 15/6. Ảnh: AP.

Theo Vnexpress

Thông tin liên hệ

Họ và tên: Dịch vụ đăng bài Chợ Úc

Địa chỉ email: [email protected]

Thông tin bài viết

Lưu ý: Khi bạn gọi điện liên hệ với người đăng tin này, xin vui lòng nói cho họ biết bạn biết được thông tin này trên Chợ Úc nhé. Họ sẽ sẵn sàng hỗ trợ bạn 

Chợ Úc cho phép người sử dụng ĐĂNG TIN MIỄN PHÍ về Việc Làm - Nhà ỞDịch Vụ cho Người Việt tại Úc.

Xin Chân Thành Cảm Ơn!

Đang tải...

Bài viết liên quan

Họa tam tai của nước Pháp

Làm thế nào mà tổng thống Pháp phải ra lệnh giới nghiêm toàn khu vực “đại thủ đô” cùng 8 thủ phủ lớn? Lần cuối cùng nước Pháp trải qua lệnh giới nghiêm là sau cuộc nổi loạn năm 1961 của tướng Salan tại Algérie không chịu từ bỏ thuộc địa. Với trên 22.000 ca…

Chuyên gia y tế Mỹ nói Tổng thống Trump ‘không thể dạy nổi’

Một chuyên gia đầu ngành y của Mỹ ngày 18-7 tuyên bố Tổng thống Mỹ Donald Trump “không thể dạy nổi” và tỏ ra nghi ngờ khả năng điều hành của ông trong dịch COVID-19. Bác sĩ Jonathan Reiner thuộc Trường Y khoa, ĐH George Washington – Ảnh: CNN Trong bài phỏng vấn thực hiện…

Chi tiết mới gây lo ngại của Luật an ninh Hồng Kông

Hồng Kông hôm 6-7 công bố thêm chi tiết về Luật Về bảo vệ an ninh quốc gia ở Hồng Kông của Trung Quốc, nói rằng các lực lương an ninh có thẩm quyền kiểm tra nơi ở để tìm kiếm bằng chứng và ngăn chặn những cá nhân đang bị điều tra rời khỏi…

Khe nứt Mỹ – EU nới rộng

Liên minh với Mỹ tạo nền tảng vững chắc cho sự ổn định của châu Âu hơn 70 năm qua, nhưng mối quan hệ dưới thời Trump đang lung lay dữ dội. Trong suốt hơn 7 thập kỷ qua, mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương tưởng như không gì lay chuyển nổi đã góp…

Mỹ rút quân khỏi châu Âu để đối trọng Trung Quốc ở châu Á

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 25-6 cho biết mối đe dọa của Trung Quốc đối với Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á khác là một trong những lý do khiến Mỹ giảm số lượng binh sĩ ở châu Âu và triển khai đến những nơi khác. Ngoại trưởng Pompeo đã đưa…

PNAS: Khẩu trang ‘cứu’ thế giới hơn giãn cách xã hội

Một nghiên cứu công bố trên Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ (PNAS) chỉ ra rằng đeo khẩu trang thậm chí quan trọng hơn cả thực hiện giãn cách xã hội và ở yên tại nhà trong việc ngăn cản hàng ngàn người chết vì COVID-19 trên toàn thế giới. Bộ Giao…

Các ngoại trưởng EU chọn ‘chơi cứng’ với Trung Quốc

Tâm lý cứng rắn với Trung Quốc đang tăng cao trong nội bộ Liên minh châu Âu (EU), bất chấp khối này chuẩn bị có hai hội nghị thượng đỉnh quan trọng với Bắc Kinh trong năm nay. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường trong hội nghị EU – Trung Quốc năm 2019 –…

Phương Tây ‘giãn cách’ với Trung Quốc

Bức tranh kinh tế và chính trị toàn cầu đang chứng kiến những thay đổi đáng chú ý, khi tình hình dịch bệnh ngày càng khiến các quốc gia phương Tây, dẫn đầu là Mỹ, tìm cách ‘giãn cách xã hội’ với Trung Quốc. Ông Trump (trái) giữa tháng 5-2020 nói ông không muốn nói…

Covid-19: Đài Loan vẫn bất lực trước rào cản WHO, vì đâu?

Trong khi lãnh đạo nhiều nơi đang chật vật ngăn chặn dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới (Covid-19), Đài Loan dường như đã kiểm soát thành công dịch bệnh. Hồi tháng 1, hòn đảo 23 triệu dân này cấm các hoạt động đi lại từ nhiều khu vực ở Trung…

Việt Nam trở thành điểm sáng “ghìm cương” Covid-19

Với các biện pháp phòng ngừa sự lây lan của Covid-19 nhiều tháng qua, một số quốc gia và vùng lãnh thổ có được tín hiệu tích cực: không có trường hợp nhiễm nội địa mới hoặc không có ca nhiễm Covid-19. Một trong số quốc gia đó có Việt Nam. Việt Nam được nêu…

Hình ảnh bức tường khẩu trang khắc họa chân dung nước Mỹ

Thống đốc New York Andrew Cuomo tuần qua đã tiết lộ một hình ảnh khiến nhiều người rung động: bức tường lớn do khẩu trang ghép lại được gửi đến từ khắp nơi trên nước Mỹ. “Đây là chân dung tự họa của nước Mỹ”, ông Cuomo nói trong cuộc họp báo hôm 29/4, trong khi…

Phương Tây – Trung Quốc căng thẳng vì virus corona

Những hoài nghi về sự minh bạch trong phòng chống dịch bệnh COVID-19 của Trung Quốc đã trở thành mồi châm lửa căng thẳng mới nhất giữa nước này với phương Tây. Phòng thí nghiệm Vũ Hán đang trở thành tâm điểm chú ý vì cuộc chiến truyền thông giữa Trung Quốc và phương Tây.…

Bên trong thế giới “cầm vali tiền canh nhà máy” ở Trung Quốc

Tình trạng “cá lớn nuốt cá bé” về trang thiết bị y tế đang diễn ra quyết liệt ở Trung Quốc trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19 trên toàn thế giới. Theo phóng sự của báo South China Morning Post, những người giao dịch cầm các vali đầy tiền giám…

Khẩu trang Việt Nam chờ xuất đi Mỹ, châu Âu

Hàng triệu chiếc khẩu trang TNG đã xuất sang châu Âu, trong khi May 10 cũng vừa nhận đơn hàng từ Đức, Mỹ.   Khẩu trang đang là “cứu cánh” của doanh nghiệp dệt may, bù đắp cho các đơn hàng may gia công xuất khẩu bị đối tác hoãn, huỷ. 400 triệu khẩu trang y tế…

Phương Tây lo ngại Bắc Kinh ‘xuất khẩu’ mô hình chống dịch

Khi phương Tây vật lộn chiến đấu với đại dịch, Bắc Kinh đã tranh thủ xuất khẩu mô hình kiểm soát dịch bệnh của họ trong nỗ lực trở thành nhà lãnh đạo toàn cầu chống Covid-19. Tháng trước, 6 chuyên gia y tế Trung Quốc bước xuống máy bay của Air Serbia ở Belgrade, Serbia. Tổng…

Covid-19: Cử chỉ đẹp của các tiệm nail người Việt tại Mỹ

Các tiệm nail (làm móng) của người Việt tại Mỹ đang quyên tặng hàng ngàn khẩu trang, găng tay cùng vật dụng bảo vệ cho bệnh viện địa phương, góp phần chống lại dịch bệnh Covid-19. Cách đây 2 tuần, anh Huy Nguyen, chủ tiệm làm móng Top Nails 2 ở Mobile, bang Alabama –…

Giữa đại dịch, ‘người khổng lồ’ cũng lộ điểm yếu

Nước nào có nhiều doanh nghiệp nhỏ và người tự doanh, phụ thuộc vào du lịch và các chuỗi cung ứng sẽ chịu thiệt hại nặng nề. Virus corona đang giáng đòn vào nền kinh tế châu Âu, nhưng “nỗi đau” lại không chia đều các nước. Ai trang bị ‘vũ khí’ tốt hơn chống đại…

Người Việt ở nước ngoài may khẩu trang tặng cộng đồng

Ở Mỹ, Kati Nguyen tự làm và dạy người Việt may khẩu trang tặng các bệnh viện, còn ở Nga, anh Bằng thay mặt các doanh nghiệp Việt phát khẩu trang ở nơi công cộng. Các cửa hàng, quán xá ở Tacoma, bang Washington đã đóng cửa im ỉm, nhưng trong tiệm may hơn 80 m2 của gia đình chị Kati…

Canada thu hồi hơn 60.000 khẩu trang Trung Quốc dỏm

Nhà chức trách Canada đã thu hồi hơn 60.000 khẩu trang y tế sản xuất tại Trung Quốc do dễ bị xé rách. Theo The Globe and Mail hôm 7-4, chính quyền TP Toronto – Canada đang thu hồi hơn 60.000 khẩu trang y tế sản xuất tại Trung Quốc do bị lỗi. Số khẩu…

Bác sĩ Úc: Chúng tôi không đói, chỉ cần khẩu trang

Bác sĩ tuyến đầu chống Covid-19 ở Australia nói nhận được rất nhiều thư cảm ơn và đồ ăn, song thứ họ cần lúc này là khẩu trang phù hợp. “Mỗi ngày chúng tôi nhận được rất nhiều thư cảm ơn, một số người còn mang bánh pizza cho chúng tôi. Tuy nhiên, tôi chỉ…

200 triệu khẩu trang đang được sản xuất ngay tại Úc

Chính phủ liên bang cho biết đang gấp rút trong việc sản xuất khẩu trang phẫu thuật và khẩu trang phòng độc ngay tại Úc cho cuộc chiến chống lại COVID-19. Chính phủ Úc cho biết gần 200 triệu khẩu trang đang được sản xuất ngay tại Úc để giúp giữ an toàn cho các…

Vì sao Đài Loan không thiếu khẩu trang

Khi toàn cầu phải tranh giành khẩu trang, Đài Loan không chỉ lo đủ nội địa mà còn hỗ trợ cả chục triệu chiếc cho nước ngoài. Vài ngày trước, Đài Loan thông báo sẽ quyên góp 7 triệu khẩu trang cho châu Âu, 2 triệu khẩu trang cho Mỹ và thêm 1 triệu chiếc…

Covid-19: Toàn cầu giành giật khẩu trang

Từ giữ lô hàng cho đến “hớt tay trên” ngay tại đường băng, săn lùng khẩu trang đã trở thành cuộc cạnh tranh không còn luật chơi công bằng. Nhiều quốc gia, đặc biệt là các vùng dịch lớn như Mỹ và châu Âu, lâm vào tình trạng thiếu khẩu trang vì hầu hết không thể…

Bị mắng bán đồ dỏm, Trung Quốc siết xuất khẩu thiết bị y tế

Nhiều công ty đang hốt bạc nhờ xuất khẩu thiết bị y tế đã lên tiếng phản đối quyết định của chính phủ, cho rằng đừng vì một con sâu mà làm rầu cả nồi canh. Nhưng thiệt hại nặng nhất vẫn là các nước đã đặt mua hàng Trung Quốc. Trung Quốc đang sản…

Covid-19: Mỹ bác cáo buộc ‘cướp’ khẩu trang Đức

Truyền thông Đức cho rằng Mỹ đã “hớt tay trên” 200.000 khẩu trang được chuyển từ Trung Quốc, nhưng Nhà Trắng bác bỏ. Tờ Tagesspiegel của Đức ngày 3/4 dẫn các nguồn tin an ninh cho biết 200.000 khẩu trang loại FFP2 (N95) và FFP3 được chính phủ Đức đặt hàng cho lực lượng cảnh sát sử dụng…

Cụ bà nhiễm nCoV, nhường máy thở cho người khác

BỈ – “Hãy dành máy thở cho những bệnh nhân trẻ hơn. Tôi đã có một cuộc đời thật đẹp rồi”, bà Suzanne Hoylaerts nói và sau đó ra đi vì Covid-19. Bà Hoylaerts ở Binkom, nhập viện ngày 20/3 khi thấy khó thở và ăn rất ít. Sau khi đến viện, bà được làm…

Cập nhật: Hơn một triệu người nhiễm nCoV toàn cầu

Thế giới ghi nhận hơn một triệu ca nhiễm nCoV và gần 53.000 người chết khi số liệu ở Mỹ và châu Âu tiếp tục tăng nhanh. Theo thống kê của Đại học Johns Hopkins, thế giới hiện ghi nhận 1.011.490 ca nhiễm và 52.863 ca tử vong do nCoV tại 204 quốc gia và vùng…

Bác sĩ Mỹ phải đấu tranh để được đeo khẩu trang

Nhìn thấy một nhóm người trong hành lang bệnh viện ở Texas, bác sĩ Henry Nikicicz vội kéo khẩu trang lên. Đó là lúc rắc rối của ông bắt đầu. Vài hôm trước, bác sĩ gây mê Nikicicz bước ra khỏi thang máy lúc 6h30 sáng, sau khi đặt nội khí quản cho một bệnh nhân ngoài 70…

Trung Quốc lật ngược thế cờ trong cuộc chiến chống dịch

Là những nơi dịch Covid-19 lan rộng đầu tiên, các quốc gia châu Á giờ đây bước vào giai đoạn nỗ lực phòng chống nguy cơ lây nhiễm từ bên ngoài. Nhiều điểm nóng bùng phát Covid-19 tại châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản đã và đang khiến thế giới phải ngả mũ vì tính hiệu…

Các chuyên gia cảnh báo làn sóng thứ ba của dịch Covid-19

Các chuyên gia cảnh báo các nước kém phát triển sắp trải qua làn sóng thứ ba của dịch virus corona, sau Trung Quốc và châu Âu. Các quốc gia đã trải qua khủng hoảng nhân đạo và tị nạn giờ phải đối mặt cuộc đấu tranh để tìm các nguồn lực đối phó với…

Sự khác nhau trong ‘văn hoá khẩu trang’ Á – Âu

Ở châu Á, đeo khẩu trang là trách nhiệm bảo vệ mình và phòng lây nhiễm cho người khác, nhưng với người châu Âu đó là biểu tượng của bệnh tật. Một sinh viên Trung Quốc ở đại học Sheffield (Anh) đã bị quấy rối bằng lời nói và thân thể vào tháng Một vừa…