Những bữa tiệc tạo nhiên liệu cho virus lan nhanh như tên lửa

Những cái nắm tay, ôm hôn, uống chung ly trong các lễ hội, tiệc tùng và sự kiện tôn giáo là những thứ được ví như nhiên liệu cho virus corona lây lan với tốc độ chóng mặt.

Vào ngày 15/2, một đám đông vui vẻ đội tóc giả với chú hề tập trung tại tòa thị chính Gangelt, một khu đô thị nhỏ phía tây nước Đức, gần biên giới với Hà Lan. Bia và rượu vang không ngừng được rót ra cho 350 người trong bộ váy lạ khóa tay nhau trên ghế băng dài bằng gỗ, lắc lư theo điệu nhạc.

Trong khoảng thời gian của chương trình, các vị khách hòa nhập với bạn bè và người thân ở những bàn khác, chào nhau theo truyền thống Xứ Wales, khóa môi hoặc hôn lên má. Ủy ban tổ chức lễ hội gồm 11 người đàn ông mặc trang phục đỏ và trắng đã tổ chức sự kiện kéo dài trong 4 giờ và có bài phát biểu về các vấn đề thời sự.

Tuy nhiên, Covid-19, loại dịch bệnh do virus corona gây ra được phát hiện lần đầu tiên ở Đức 2 tuần trước không được đề cập đến, Guardian cho biết.

Các sinh viên tập trung đông đúc trong các quán bar ở Fort Lauderdale, Florida hôm 11/3. Việc ban này không sớm hủy bỏ các lễ hội mùa xuân được cho là đã phải trả giá đắt bằng những ca tử vong và nhiễm bệnh vì Covid-19. Ảnh: New York Times.

Bữa tiệc là vườn ươm virus

Những lễ hội như ở Gangelt đang thu hút sự chú ý của các nhà khoa học trên khắp thế giới về cách chúng nhanh chóng biến thành những ổ dịch. 7 người sau khi rời khỏi sự kiện được xác định dương tính với Covid-19.

Gangelt nằm ở quận Heinsberg với dân số 42.000 người đã xác nhận 1.442 ca nhiễm và 43 ca tử vong, nhiều hơn bất kỳ khu vực hành chính nào khác ở khắp nước Đức. Các phương tiện truyền thông bắt đầu gọi đây là “Vũ Hán của nước Đức”.

Một trăm ngày sau khi một trang web của chính phủ Trung Quốc tuyên bố phát hiện ra bệnh viêm phổi lạ không rõ nguyên nhân, một điều rõ ràng hơn là động lực đằng sau sự mở rộng nhanh chóng của virus trên toàn cầu phụ thuộc rất nhiều vào các hiệu ứng cụm.

Trận bóng đá giữa Valencia, Tây Ban Nhà và Atalanta, Italy vào ngày 19/2 được ví là quả bom sinh học. Ảnh: Shutterstock.

Mỗi quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch đã báo cáo những câu chuyện tương tự về các cuộc tụ họp xã hội, văn hóa hoặc tôn giáo, nơi số lượng lớn người đã dành nhiều giờ tụ họp thân thiết, nắm tay, ôm hôn, chia sẻ đồ uống từ cùng một ly, sau đó thúc đẩy sự lây lan của đại dịch.

“Một mô hình mà chúng ta đang thấy trên toàn cầu là bất kỳ nơi nào có ca hát, nhảy múa, nơi đó virus lây lan nhanh hơn”, Giáo sư Hendrik Streeck, một nhà virus học tại Đại học Bon, ông cũng nhóm nghiên cứu đã dành nhiều tuần để thực hiện mô hình đầu tiên trên toàn cầu, nghiên cứu Covid-19 theo từng cụm tại khu vực Heinsberg.

Phần lớn các ổ dịch đều không xảy ra ở các siêu thị hay nhà hàng. Tại Heinsberg, nhóm thám tử về virus corona của ông đã tìm thấy rất ít bằng chứng về việc virus được truyền qua bề mặt tay nắm cửa, điện thoại thông minh hay vật thể khác.

Những giả thuyết ban đầu cho rằng virus trong bữa tiệc tại lễ hội ở Gangelt có thể đã được lây truyền qua quá trình rửa chén trong nhà bếp hóa ra là một sai lầm, hầu hết khách tham dự uống bia từ chai.

Thay vào đó, giáo sư Streeck cho rằng việc lây lan virus diễn ra tại các sự kiện tập trung đông người, nơi mọi người dành thời gian thân thiết cho nhau sau giờ làm, chẳng hạn như các bữa tiệc trượt tuyết ở khu nghỉ mát Ischgl của Áo, hộp đêm Trompete ở Berlin và một trận bóng đá ở miền bắc Italy.

“Các sự kiện tập trung đông người là cơ hội hoàn hảo cho virus, vì mọi người gặp gỡ những người hoàn toàn xa lạ”, Niki Popper, một nhà toán học tại Đại học Kỹ thuật Vienna, Áo. Nhóm nghiên cứu của ông đã phát triển một mô phỏng có thể giúp các chính phủ dự đoán sự phát triển của đại dịch chính xác hơn.

Thay vì chỉ nhân số lượng ca bệnh hàng ngày với một yếu tố nhất định, Popper cố gắng tính toán cái mà ông gọi là điểm khởi đầu của mạng lưới dịch bệnh tại địa phương.

“Nếu bạn có 100 hoặc 200 người dành đủ thời gian trong phòng với một người mang virus. Ví dụ nếu có 20 người dương tính sau vài ngày ủ bệnh, họ lây bệnh cho gia đình, đồng nghiệp. Giả sử mỗi người trong đó lại lây cho 10 người khác. Trong vòng vài ngày, số người nhiễm bệnh có thể tăng lên 200 chỉ với một ca nhiễm ban đầu và sau đó tiếp tục lan rộng”, nhà toán học Popper giải thích.

Lễ hội tôn giáo

Những lễ hội tôn giáo thậm chí còn thu hút một lượng người lớn hơn và trở thành nguồn lây lan lý tưởng. Lễ hội Mardi Gras ở New Orleans đã trở thành chất xúc tác cho sự bùng phát dịch bệnh ở Mỹ.

Lễ hội Mardi Gras ở New Orleans, Mỹ đã tạo thành một đợt bùng phát dữ dội. Ảnh: Reuters.

Ngày 25/2, 400.000 cư dân địa phương và khoảng 1,4 triệu du khách từ khắp nơi trên thế giới ngập tràn trong âm nhạc, trang phục xa hoa, cocktail và vui chơi thâu đêm trong cao trào của lễ hội.

Từ ngày 17-21/2, khoảng 2.500 tín đồ đã tập trung tại nhà thờ Cơ đốc giáo Porte Ouverte ở quận Bourtzwiller, Mulhouse, đông nam nước Pháp, cho một trong những sự kiện được mong đợi nhất trong lịch truyền giáo.

Những tín đồ đến từ khắp nơi trên thế giới để tổ chức tuần ăn chay và cầu nguyện. Trong suốt 5 ngày, họ chào nhau, nắm tay và hôn lên má. Ở thời điểm đó, không ai nghĩ về virus corona. Chỉ sau khi sự kiện kết thúc, một số tín đồ được xác định dương tính với virus, những lo ngại về lây lan giờ đã quá muộn.

Một y tá từng tham gia lễ cầu nguyện đã tạo thành ổ dịch với 250 người tại Bệnh viện Đại học Strasbourg, Pháp, nơi cô làm việc. Hai tín đồ khác trở về nhà của họ ở đảo Corsica, Địa Trung Hải đã tạo thành một ổ dịch với 263 ca nhiễm và 21 ca tử vong.

Ổ dịch tại nhà thờ giáo phái Tân Thiên Địa ở Hàn Quốc cũng là một điển hình để tạo nên những ổ dịch lây lan với tốc độ cấp số nhân.

Nguy hiểm của vòng lặp

Đại dịch như Covid-19 đã cho thấy rằng nó có thể bùng phát mạnh chỉ với một cụm nhỏ ban đầu. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự cân nhắc của các nhà hoạch định chính sách, những người đang vạch ra lộ trình để thoát khỏi tình trạng cách ly xã hội.

Nới lỏng cách ly xã hội sẽ kéo theo nguy cơ về làn sóng virus thứ 2. Ảnh: AFP.

Khi các chính phủ bắt đầu nới lỏng các biện pháp cách ly xã hội sẽ dẫn đến các cuộc tụ họp xã hội, văn hóa hoặc tôn giáo.

“Phần lớn mọi người đều nghĩ về đại dịch là một đường cong, nhưng điều mà tôi sợ hãi là chúng ta đang đối phó với một vòng lặp. Ngay khi các hạn chế xã hội được nới lỏng có thể tạo ra các cụm mới và sự lây lan tăng tốc trở lại”, nhà toán học Popper nói.

Ông dẫn chứng trường hợp tại Việt Nam là một tín hiệu cảnh báo về sự nguy hiểm của vòng lặp. Việt Nam ghi nhận ca nhiễm Covid-19 đầu tiên vào ngày 23/1. Các giải pháp phòng chống dịch bệnh được chính phủ Việt Nam áp dụng một cách nhanh chóng và quyết liệt.

Đóng cửa trường học, kéo dài kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, cấm các chuyến bay đến và đi từ Trung Quốc vào ngày 1/2. Việt Nam cũng là quốc gia đầu tiên ngoài Trung Quốc phong tỏa một xã từ ngày 12/2 để ngăn chặn sự lây lan.

Theo Zing

Thông tin liên hệ

Họ và tên: Dịch vụ đăng bài Chợ Úc

Địa chỉ email: [email protected]

Thông tin bài viết

Lưu ý: Khi bạn gọi điện liên hệ với người đăng tin này, xin vui lòng nói cho họ biết bạn biết được thông tin này trên Chợ Úc nhé. Họ sẽ sẵn sàng hỗ trợ bạn 

Chợ Úc cho phép người sử dụng ĐĂNG TIN MIỄN PHÍ về Việc Làm - Nhà ỞDịch Vụ cho Người Việt tại Úc.

Xin Chân Thành Cảm Ơn!

Đang tải...

Bài viết liên quan

Cách Hàn Quốc và Nhật Bản phân loại rác

Quy định phân loại rác từ hộ gia đình tại Nhật Bản và Hàn Quốc rất nghiêm ngặt, người vi phạm thậm chí có thể bị phạt tiền. Ở Nhật Bản, nơi nổi tiếng với các tiêu chuẩn phân loại rác nghiêm ngặt nhất thế giới, hoạt động phân loại và tái chế rác đã…

Bác sĩ Mỹ: Yêu cầu công khai tác dụng phụ của vắcxin COVID-19

Vắcxin COVID-19 có thể gây ra tác dụng phụ từ nhẹ đến nặng tùy cơ địa mỗi người, cần lưu ý điều này trước khi tiêm chủng, các thầy thuốc Mỹ khuyến cáo. Theo Đài CNBC, trong bối cảnh các tiểu bang ở Mỹ chuẩn bị phân phối những liều vắcxin COVID-19 đầu tiên trong tháng 12,…

Thủ tướng Úc: Trung Quốc ‘làm xấu’ quan hệ

Thủ tướng Úc chỉ trích Trung Quốc làm quan hệ hai nước xấu đi một cách “không cần thiết” và khẳng định không muốn chọn phe Bắc Kinh – Washington. Trong bài phát biểu trực tuyến tại diễn đàn Trao đổi Chính sách Anh hôm 23/11, Thủ tướng Scott Morrison đã chỉ trích Trung Quốc…

Úc: ‘Tôi đi ăn trưa và rồi bị kẹt ở đây gần 3 tháng’

Định đến Queensland, Úc để ăn một bữa trưa, Louise Goldsbury kẹt lại hơn 80 ngày do dịch Covid-19. Cô quyết định biến thời gian này thành cơ hội khám phá điều mới. Cuối tháng 7, tôi nhận được lời mời tham dự một bữa ăn trưa do Hiệp hội Nhà văn Du lịch Úc…

Ngôi làng Italy trả tiền cho người đến ở

Làng Santo Stefano di Sessanio hy vọng khoản trợ cấp lên tới 44.000 euro (hơn 52.000 USD) sẽ thu hút nhiều cư dân trẻ đến đây sống và khởi nghiệp. Ngôi làng nằm tại vùng Abruzzo phía Đông Nam Italy này tuần trước đã đăng tải chi tiết kế hoạch lên website của hội đồng…

Làm ăn ở Trung Quốc: ‘Ông lớn’ được chia phần chính là Joe Biden

Tony Bobulinski, một người tự nhận là “đối tác làm ăn cũ” của nhà Biden, ngày 22-10 đã lên tiếng khẳng định “ông lớn” được nhắc trong các email chia chác lợi nhuận ở Trung Quốc chính là Joe Biden – ứng viên tổng thống của Đảng Dân chủ. Trong tuyên bố được gởi tới…

Trung Quốc tố cáo Mỹ: ‘Các ông mới là đế quốc tin tặc’

Phản ứng sau việc Mỹ công bố hàng chục lỗ hổng an ninh mạng mà “tin tặc Trung Quốc có thể lợi dụng”, phát ngôn viên Triệu Lập Kiên của Trung Quốc đã tố ngược lại Mỹ và chỉ ra các chương trình do thám của Washington trên khắp thế giới. Cơ quan an ninh…

Trung Quốc: Tiêm vắc-xin Covid-19 thử nghiệm cũng phải trả tiền

Một thành phố ở tỉnh Chiết Giang – Trung Quốc sẽ cung cấp vắc-xin Covid-19 thử nghiệm cho cư dân của mình với giá 400 nhân dân tệ (60 USD). Reuters hôm 21-10 đưa tin thành phố kể trên là Thiệu Hưng. Cư dân thành phố này khi muốn tiêm vắc-xin Covid-19 thử nghiệm cần…

Phía sau huyền thoại ‘người gốc Á luôn giàu có’ ở Mỹ

Không ít người xem San Francisco là một thiên đường thịnh vượng của người Mỹ gốc Á. Có ai ngờ huyền thoại về những con người vóc dáng nhỏ nhắn, giỏi tiết kiệm và thành công đã trở thành định kiến, ngăn những người khó khăn nhận được hỗ trợ. Việc được xem là hình…

Trung Quốc cảnh báo sẽ bắt người Mỹ để trả đũa

Quan chức chính phủ Trung Quốc đang cảnh báo những người đồng cấp Mỹ rằng họ có thể sẽ giam giữ công dân Mỹ ở Trung Quốc để đáp trả việc Bộ Tư pháp Mỹ truy tố các học giả nước này. Trung Quốc đã cảnh báo các đại diện của chính phủ Mỹ nhiều lần và qua nhiều…

Mỹ hỗ trợ miền Trung Việt Nam 100.000 USD

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink hôm nay công bố khoản viện trợ trị giá 100.000 USD để giúp Việt Nam ứng phó thiên tai tại miền Trung. Khoản hỗ trợ này sẽ được Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) trao cho Hội Chữ thập đỏ Việt Nam nhằm giúp người…

Họa tam tai của nước Pháp

Làm thế nào mà tổng thống Pháp phải ra lệnh giới nghiêm toàn khu vực “đại thủ đô” cùng 8 thủ phủ lớn? Lần cuối cùng nước Pháp trải qua lệnh giới nghiêm là sau cuộc nổi loạn năm 1961 của tướng Salan tại Algérie không chịu từ bỏ thuộc địa. Với trên 22.000 ca…

Úc yêu cầu Trung Quốc làm rõ nghi vấn cấm nhập than

Úc đã yêu cầu Trung Quốc làm rõ về nghi vấn Bắc Kinh được cho đã chỉ thị ngừng nhập than của Canberra trong lúc căng thẳng giữa 2 nước leo thang. Bloomberg dẫn nguồn thạo tin hôm 12/10 cho hay, các nhà máy điện và nhà máy thép Trung Quốc dường như đã nhận…

Bộ Tứ – Từ yên ắng đến hồi sinh (kỳ 1)

Sự trỗi dậy mạnh mẽ đầy tham vọng, cùng những hành động kiên quyết của Trung Quốc không chỉ đe dọa vị thế số một, lợi ích chiến lược của Mỹ mà còn gây lo ngại cho các thành viên khác của Bộ Tứ… Có một dòng chảy khác với xu thế toàn cầu hóa…

Trung Quốc nhắc Mỹ: Nước lớn thì chớ nên bắt nạt!

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị mới đây khẳng định với người đồng cấp Nga Sergey Lavrov rằng Mỹ đã “mất trí, đạo đức và sự tín nhiệm”. “Mỹ công khai theo đuổi chính sách “Nước Mỹ trên hết”, nâng cái tôi, chủ nghĩa đơn phương và bắt nạt lên mức tối đa. Đây…

Thần đồng Trung Quốc được bố làm hộ nghiên cứu ung thư

Một học sinh tiểu học Trung Quốc, người được coi là thần đồng vì thực hiện nghiên cứu khoa học cấp cao đạt giải quốc gia, hoá ra là được bố mình làm hộ. Theo South China Morning Post, một nhóm các phụ huynh đầy tham vọng của Trung Quốc mới đây phải nhận chỉ trích từ cộng…

Chuyên gia y tế Mỹ nói Tổng thống Trump ‘không thể dạy nổi’

Một chuyên gia đầu ngành y của Mỹ ngày 18-7 tuyên bố Tổng thống Mỹ Donald Trump “không thể dạy nổi” và tỏ ra nghi ngờ khả năng điều hành của ông trong dịch COVID-19. Bác sĩ Jonathan Reiner thuộc Trường Y khoa, ĐH George Washington – Ảnh: CNN Trong bài phỏng vấn thực hiện…

‘Nỗi oan Thị Mầu’ TikTok trong mắt Mỹ

TikTok luôn một mực khẳng định không chia sẻ dữ liệu với chính quyền Bắc Kinh. Nhưng trong mắt của các chính trị gia ở Washington, những lời giải thích đó chẳng khác gì ‘nỗi oan Thị Mầu’ – tức sự việc đã rành rành mà vẫn cứ kêu oan. Nhiều người trẻ Mỹ đã…

Bộ trưởng Mỹ chỉ trích Hollywood, Apple ‘khúm núm’ trước Trung Quốc

Bộ trưởng Tư pháp Mỹ chỉ trích gay gắt Trung Quốc và các công ty Mỹ, cáo buộc những công ty này đã nhượng bộ trước sức ép từ Bắc Kinh vì lợi ích ngắn hạn. “Kiểm duyệt của chính phủ Trung Quốc chẳng cần nói lời nào vì Hollywood làm hết phần việc của họ rồi”,…

Mưa lũ ở Trung Quốc: Thiên tai hay nhân tai?

Mưa lũ hoành hành ở Trung Quốc từ hơn một tháng nay, đến ngày 12-7 đã khiến ít nhất 141 người chết hoặc mất tích, khoảng 34 triệu người bị ảnh hưởng, thiệt hại kinh tế ước tính lên tới 3 tỉ đôla. Một công viên ở thành phố Vũ Hán đã bị ngập nước…

Nỗ lực chung kìm Trung Quốc ở Biển Đông

Một số nước đã bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của việc duy trì luật pháp quốc tế ở Biển Đông với niềm tin rằng nếu trật tự dựa trên luật lệ bị phá vỡ, họ có thể trở thành nạn nhân kế tiếp. Tàu chiến Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản tham dự…

Bằng chứng còn trong bóng tối của vụ George Floyd

Các đoạn ghi hình từ camera trên người cảnh sát được cho là sẽ mang lại bức tranh toàn cảnh và công bằng hơn về vụ bắt giữ dẫn đến cái chết của người Mỹ da đen George Floyd. Các đoạn ghi hình từ camera công vụ gắn trên người hai sĩ quan cảnh sát…

Úc có thể tham gia tập trận ‘Bộ Tứ’ để răn đe Trung Quốc

Chính phủ Ấn Độ được cho sẽ cho phép Australia tham gia cuộc tập trận hải quân Malabar cùng với Mỹ, Nhật Bản nhằm củng cố hợp tác quân sự trước sự trỗi dậy của Trung Quốc. ABC News cho biết chính phủ Australia đã nhiều lần ngỏ ý muốn tham gia tập trận Malabar, nhưng bị Ấn…

Lũ lớn lịch sử kéo theo nghi vấn về con đập Tam Hiệp 37 tỷ USD

Giữa lúc nhiều địa phương của Trung Quốc chìm trong biển nước, giới chuyên gia tỏ ra hoài nghi về vai trò của đập Tam Hiệp, công trình có chi phí xây dựng lên đến 37 tỷ USD. Trung Quốc đang trải qua đợt mưa lũ lịch sử kéo dài từ tháng 5 tới nay. Lượng…

Trung Quốc nâng cấp cảnh báo du lịch đối với Úc

Trung Quốc nói rằng người dân của họ có nguy cơ bị khám xét “vô cớ” khi đến Úc, cũng như cáo buộc truyền thông Úc khích động thái độ chống Trung Quốc. Thông báo mới nhất của Bộ Ngoại giao Trung Quốc được đưa ra chỉ một tháng sau khi Bắc Kinh cảnh báo…