‘Quả bom ngoại giao’ của Indonesia về đường lưỡi bò trên Biển Đông

Hãng tin ABS&CBN của Philippines đã gọi công hàm của Indonesia gửi tổng thư ký Liên Hiệp Quốc mới đây là “quả bom ngoại giao mới của Indonesia chống lại chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông”.

Tổng thống Indonesia Joko “Jokowi” Widodo thị sát một tàu chiến ở vùng biển Natuna – Ảnh: mediasulsel.com

Hãng tin này viết: “Quả bom này được ném ra dưới hình thức một công hàm gửi cho Liên Hiệp Quốc (LHQ) hôm 26-5, nêu một phán quyết mang tính lịch sử của Tòa án trọng tài thường trực (PCA) năm 2016 trong vụ kiện của Philippines chống lại bản đồ đường chín đoạn của Trung Quốc.

Không còn nghi ngờ gì nữa, công hàm này đã gây tiếng vang lớn và rõ ràng trong phòng quốc yến ở Đại lễ đường nhân dân Bắc Kinh, trụ sở của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc”.

Vùng dậy

Thông tấn xã Bernama của Malaysia “nhấn nhá” tới lui thái độ của Indonesia: “Công hàm này nhấn mạnh rằng Chính phủ Indonesia ủng hộ phán quyết bởi PCA nghiêng về phía Philippines…”.

Công hàm do trưởng phái bộ Indonesia tại LHQ gửi LHQ viết: “Indonesia nhắc lại rằng bản đồ đường chín đoạn ngụ ý yêu sách quyền lịch sử rõ ràng là thiếu cơ sở pháp lý quốc tế và hầu như là nhằm đảo lộn UNCLOS 1982 [Công ước LHQ về Luật biển]”.

Bản tin cũng trích dẫn công hàm: “Là một quốc gia thành viên của UNCLOS 1982, Indonesia luôn kêu gọi tuân thủ hoàn toàn luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982. Indonesia tuyên bố không bị ràng buộc bởi bất kỳ yêu sách nào trái với luật pháp quốc tế, trong đó UNCLOS 1982”.

Mệnh đề “bất kỳ yêu sách nào trái với luật pháp quốc tế, trong đó UNCLOS 1982” nặng nề ở chỗ ai cũng hiểu là nói đến yêu sách đường chín đoạn của Trung Quốc, song “không thèm” nêu đích danh!

Nhưng công hàm cũng không ngần ngại phản bác trực diện, viện dẫn Tòa The Hague: “Quan điểm này đã được tòa khẳng định bằng phán quyết ngày 12-7-2016 rằng bất kỳ quyền lịch sử nào mà nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa có thể đã có với các tài nguyên sinh vật và phi sinh vật đều đã được thay thế bởi ranh giới các khu vực hàng hải được quy định bởi UNCLOS 1982”.

Đây là sự đáp trả mạnh mẽ những luận điệu trước giờ của Bắc Kinh, khi nại ra những thí dụ về quyền lịch sử, tỉ như ông đô đốc này từng tới đó, dân Tàu từng đánh cá ở đó thời xa xưa. Như mọi tranh chấp đất đai hay vùng biển, ai cũng phải tôn trọng giấy tờ sổ sách và pháp luật!

Bởi thế, giám đốc Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á Gregory Poling mới diễn nghĩa với Thông tấn xã Bermana: “Công hàm này là lần đầu tiên một nước láng giềng của Philippines tại Đông Nam Á đứng lên và tán thành một cách rõ ràng thắng lợi trọng tài năm 2016 trước Trung Quốc. Các quan chức ở Jakarta đã thúc đẩy điều này suốt bốn năm, và có vẻ như cuối cùng họ đã chiến thắng nỗi sợ chính trị về Trung Quốc”.

Trực diện

Thiệt ra, công hàm của phái bộ Indonesia tại LHQ chỉ là một tiếp nối bằng văn bản chính thức những gì mà cả tổng thống và bộ trưởng ngoại giao nước này đã phát biểu từ đầu năm.

Tổng thống Joko Widodo trao đổi với báo giới khi thăm căn cứ quân sự ở quần đảo Natuna ngày 8-1 – Ảnh: AFP

Ngày 8-1, Tổng thống Joko Widodo (Jokowi) đích thân đến thăm đảo Natuna, bước lên tàu hải quân đi một vòng quanh đảo rồi gặp gỡ các ngư dân nước này. Nhân dịp đấy, ông khẳng định quyền khai thác tài nguyên của nước ông trong khu vực đặc quyền kinh tế và tuyên bố tại căn cứ hải quân Lamba: “Tôi đến đây để đảm bảo việc thực thi quyền chủ quyền của chúng ta. Indonesia có quyền bắt giữ hay đuổi đi các tàu nước ngoài khai thác trái phép tài nguyên của chúng ta trong vùng đặc quyền kinh tế này”.

Ông nói thêm rằng việc Trung Quốc gia tăng số tàu tại khu vực này từ tháng 12-2019 là vi phạm luật pháp quốc tế.

Trước đó, hôm 6-1-2020, trong một phiên họp nội các toàn thể, ông Jokowi quả quyết “không có chuyện thương thuyết chủ quyền”. Chuyến thăm Natuna của ông diễn ra một tuần sau khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng tuyên bố ngư dân Trung Quốc có quyền tự do hoạt động trong “ngư trường truyền thống”.

Sau khi các tàu Trung Quốc đổ về đây và được tàu hải cảnh hộ tống, ông Jokowi đã ra lệnh tăng cường lực lượng hải quân Indonesia và điều động 4 chiến đấu cơ F-16 tới biểu dương lực lượng. Ông cũng kêu gọi ngư dân đưa tàu ra thật đông: 120 tàu đánh cá Indonesia đã có mặt.

Một ngày sau chuyến thăm Natuna của Tổng thống Jokowi cũng như việc máy bay không quân Indonesia xuất hiện, Reuters loan tin tàu cá và tàu hải cảnh Trung Quốc đã rút đi.

Cũng trong chiều hướng này, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno L.P. Marsudi, trong cuộc họp báo chính sách ngoại giao đầu năm tổ chức cùng ngày 8-1 với chuyến thăm Natuna của ông Jokowi, tuyên bố: “Về việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Indonesia…, như mọi nước khác, vấn đề chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là bất khả thương lượng. Lãnh thổ và chủ quyền của Indonesia không thể nào đem ra mặc cả bởi bất cứ ai vào bất cứ lúc nào”.

Nhân dịp này, bà Marsudi tuyên bố: “Tôi muốn nhắc lại một nguyên tắc liên quan đến chủ quyền và quyền chủ quyền trong vùng biển Indonesia. Bất kỳ yêu sách nào bởi bất cứ ai đều phải phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982”. Đây chính là nội dung trong công hàm gửi cuối tháng 5.

Tiền lệ nguy hiểm

Tờ Jakarta Post 6-1-2020 chạy tít: “Trung Quốc đang đùa với lửa qua những yêu sách tại vùng biển Natuna”. Báo đánh giá tình hình: “Giờ vấn đề là phải ngăn chặn những va chạm đã kéo dài cả năm qua giữa ngư dân Indonesia và Trung Quốc, vốn về sau thường được các tàu hải quân Trung Quốc bảo vệ, leo thang trở thành một cuộc tranh cãi lớn hơn giữa hai nước”.

Theo báo này, Bắc Kinh đã chủ ý sinh sự: “Tuần trước, những tuyên bố thẳng thừng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc về quần đảo Natuna gây sốc cho nhiều người Indonesia. Trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh, Cảnh Sảng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nhấn mạnh rằng ngư dân Trung Quốc được tự do đánh bắt cá trong khu vực đánh cá truyền thống của họ, một phần chồng lấn vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia”.

Theo Jakarta Post, ông Cảnh Sảng đã chọc giận người dân Indonesia với tuyên bố thách thức: “Bất chấp Indonesia có chấp nhận hay không, sẽ chẳng có gì thay đổi với sự thật khách quan Trung Quốc có quyền và lợi ích trên các vùng biển liên quan”.

Tờ báo nhắn nhủ: “Indonesia tới giờ đã luôn tránh xa các tranh cãi [ở Biển Đông], song giờ Jakarta không thể tiếp tục giữ lập trường đấy nữa. ASEAN hiện đối diện một tình hình mới, trong đó thành viên quan trọng nhất nay cũng sẽ dính líu trực tiếp vào vấn đề nhạy cảm này”.

Tác giả bài báo không quên cảnh báo Chính phủ Indonesia: “Chính phủ sẽ gặp rắc rối trong nước nếu không tỏ ra vững vàng trong việc đảm bảo gìn giữ quyền kiểm soát Natuna”.

Rắc rối đó là gì? Jakarta Post giải thích: “Trong giới quân đội Indonesia, tâm lý chung là quan điểm của Trung Quốc là hoàn toàn không thể chấp nhận và phải có những hành động cụ thể tại chỗ”.

Nếu biết Bộ trưởng Quốc phòng đương nhiệm Prabowo Subianto là đối thủ hai lần tranh chấp ghế tổng thống với ông Jokowi và là một nhân vật không ưa Trung Quốc, có thể hiểu tờ Jakarta Post định ám chỉ gì.

Tờ The Strategist chuyên phân tích chiến lược của Úc từng mô tả nhân vật Prabowo: “Trong các cuộc tranh luận bầu cử tổng thống năm 2014, phần tranh luận của cựu tướng Prabowo Subianto về mối đe dọa của Trung Quốc với sự toàn vẹn lãnh thổ hàng hải của các quốc gia ASEAN đã cho thấy hiểu biết vượt trội của ông về các vấn đề chiến lược khu vực và sự sẵn sàng tố cáo hành vi bắt nạt của Trung Quốc”.

Tờ báo cũng ghi nhận rằng ông Prabowo “chỉ trích gay gắt việc sử dụng lao động Trung Quốc và việc Bắc Kinh đầu tư tại Indonesia”. Theo báo này, chủ nghĩa dân tộc nồng nhiệt của Prabowo cùng niềm tin cơ bản của ông vào năng lực tự vệ mạnh để bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Indonesia có thể báo trước ông sẽ nắm quyền kiểm soát lớn hơn đối với chính sách chiến lược của Indonesia.

Jakarta Post còn cảnh báo việc làm của Trung Quốc có nguy cơ tạo ra một tiền lệ nguy hiểm với cả khu vực và thế giới: “Bản thân Indonesia không phải là quốc gia có yêu sách ở Nam Hải (Biển Đông), nhưng yêu sách của Trung Quốc dựa trên lịch sử và ngư trường truyền thống xung quanh quần đảo Natuna cũng có thể được các quốc gia khác áp dụng. Ngư dân từ Sulawesi đã đánh cá hàng thế kỷ ở vùng biển Úc, vì vậy phải chăng chúng ta cũng có thể đòi quyền lịch sử ở đó?”.

Theo Báo Tuổi trẻ

Thông tin liên hệ

Họ và tên: Dịch vụ đăng bài Chợ Úc

Địa chỉ email: [email protected]

Thông tin bài viết

Lưu ý: Khi bạn gọi điện liên hệ với người đăng tin này, xin vui lòng nói cho họ biết bạn biết được thông tin này trên Chợ Úc nhé. Họ sẽ sẵn sàng hỗ trợ bạn 

Chợ Úc cho phép người sử dụng ĐĂNG TIN MIỄN PHÍ về Việc Làm - Nhà ỞDịch Vụ cho Người Việt tại Úc.

Xin Chân Thành Cảm Ơn!

Đang tải...

Bài viết liên quan

Trung Quốc nhắc Mỹ: Nước lớn thì chớ nên bắt nạt!

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị mới đây khẳng định với người đồng cấp Nga Sergey Lavrov rằng Mỹ đã “mất trí, đạo đức và sự tín nhiệm”. “Mỹ công khai theo đuổi chính sách “Nước Mỹ trên hết”, nâng cái tôi, chủ nghĩa đơn phương và bắt nạt lên mức tối đa. Đây…

Nỗ lực chung kìm Trung Quốc ở Biển Đông

Một số nước đã bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của việc duy trì luật pháp quốc tế ở Biển Đông với niềm tin rằng nếu trật tự dựa trên luật lệ bị phá vỡ, họ có thể trở thành nạn nhân kế tiếp. Tàu chiến Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản tham dự…

Thông điệp cho Trung Quốc: Mỹ không nói suông ở biển Đông!

Trước khi Bộ Ngoại giao Mỹ ra tuyên bố đầy sức nặng hôm 13-7 về việc bác bỏ hầu hết yêu sách của Trung Quốc trên biển Đông, Mỹ đã sớm có sự chuẩn bị và không ngại thể hiện sức mạnh. Trong lúc Trung Quốc tập trận ở biển Đông gần đây, hai nhóm…

Mỹ bác hầu hết yêu sách của Trung Quốc về Biển Đông

Chính quyền Mỹ bác bỏ gần như toàn bộ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc về Biển Đông, đánh dấu leo thang căng thẳng song phương. “Thế giới sẽ không cho phép Bắc Kinh coi Biển Đông là đế chế trên biển của mình. Mỹ sát cánh cùng các đồng minh và đối tác…

Phát hiện t.hi t.hể đông lạnh của ngư dân Indonesia trên tàu cá Trung Quốc

Giới chức Indonesia đang điều tra hàng chục thủy thủ sau khi tìm thấy thi thể công dân nước này trong tình trạng đông lạnh trên một tàu cá Trung Quốc. Theo AFP, lực lượng chấp pháp Indonesia chặn 2 tàu cá Trung Quốc tại eo biển Malacca vào tuần này. Trước đó, họ nhận được tin báo một trong…

Ngoại trưởng Trung Quốc kêu gọi hòa giải Trung – Mỹ

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị kêu gọi hòa giải giữa Trung Quốc và Mỹ sau khi nhiều tháng leo thang căng thẳng đã khiến mối quan hệ giữa hai nước trở nên nghiêm trọng nhất trong nhiều thập kỷ qua. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị – Ảnh: EPA-EFE Ông Vương Nghị là quan chức cao…

Buộc Trung Quốc tuân thủ luật pháp

Nhiều tín hiệu cho thấy Việt Nam và các nước xung quanh bắt đầu tìm thấy sự thống nhất trong việc buộc Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông. Tàu khảo sát Hải Dương 4 của Trung Quốc, tàu kiểm ngư Việt Nam và tàu chiến Mỹ USS Gabrielle Giffords xuất…

Trung Quốc sắp diễn tập trái phép ở Biển Đông

Cục Hải sự tỉnh Hải Nam ra thông báo về cuộc diễn tập từ ngày 30/6 đến 5/7 ở khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Theo thông báo của Cục Hải sự Hải Nam, quân đội Trung Quốc sẽ tổ chức cuộc diễn tập trái phép dài 5 ngày tại quần đảo…

Mỹ rút quân khỏi châu Âu để đối trọng Trung Quốc ở châu Á

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 25-6 cho biết mối đe dọa của Trung Quốc đối với Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á khác là một trong những lý do khiến Mỹ giảm số lượng binh sĩ ở châu Âu và triển khai đến những nơi khác. Ngoại trưởng Pompeo đã đưa…

Cảnh báo đáng sợ về tham vọng của Trung Quốc ở biển Đông

Cựu Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull cho rằng Trung Quốc kỳ vọng Úc sẽ “tuân phục” các động thái chính sách đối ngoại mạnh mẽ của mình. Bắc Kinh không xem Canberra là cường quốc ngang hàng mà chỉ là một quốc gia yếu thế hơn. Trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông Úc…

Trung Quốc lấn sâu xuống biển Đông, đe dọa luôn Malaysia, Indonesia

Bắc Kinh liên tục khẳng định tiến hành “các hoạt động bình thường trong vùng biển thuộc quyền tài phán” của mình nhưng tàu Trung Quốc bị cáo buộc xua đuổi tàu nước khác đang thăm dò tài nguyên ở biển Đông. Theo đài CNN hôm 8-6, các chuyên gia cho rằng các tàu Trung…

Ông Cảnh Sảng rời vị trí phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc

Người phát ngôn thứ 30 của Bộ Ngoại giao Trung Quốc chính thức tuyên bố rời vị trí này sau 4 năm làm việc với nhiều cuộc họp báo gây sóng gió. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Cảnh Sảng – Ảnh: AFP Thông báo trong cuộc họp báo ngày 5-6, ông Cảnh…

Trung Quốc quyết ‘chiến đến cùng’ trên mọi mặt trận

Những gì Trung Quốc đã làm với cáo buộc về Covid-19 và dự luật an ninh Hong Kong cho thấy họ sẵn sàng “quyết chiến” để duy trì quyền kiểm soát. Khi nhiều nước trên thế giới vẫn quay cuồng vì Covid-19, chính quyền Trung Quốc không chỉ tìm cách vực dậy đất nước sau đại dịch, mà còn nhắm…

Trung Quốc âm mưu độc chiếm Biển Đông bằng đường băng, bắp cải

Trung Quốc tìm cách củng cố yêu sách phi pháp ở Biển Đông bằng cách vừa tăng năng lực quân sự trên đảo nhân tạo, vừa trồng rau để chối bỏ luật quốc tế. Tờ SCMP ở Hong Kong tuần trước dẫn nguồn tin giấu tên trong quân đội Trung Quốc cho biết Bắc Kinh từ năm…

Ngoại trưởng Mỹ chỉ trích Trung Quốc “rát mặt”

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 31-5 cho rằng Trung Quốc đang sử dụng chiến thuật tạo lợi thế và đặt ra các mối đe dọa trong một thời gian dài giống với những gì đang xảy ra ở biên giới Ấn Độ. Trả lời cho câu hỏi về hành động hung hăng của Trung…

Trung Quốc có thể chờ thời cơ lập ADIZ trên Biển Đông

Bắc Kinh lên kế hoạch lập Vùng Nhận dạng Phòng không trên Biển Đông từ 2010 và chỉ chờ cơ hội tuyên bố, theo quan chức quân sự Trung Quốc. Kế hoạch lập Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) ở Biển Đông đã được Trung Quốc xây dựng từ năm 2010, cùng thời điểm nước này…

Bộ trưởng Indonesia hứng chỉ trích vì so sánh nCoV với phụ nữ

Bộ trưởng An ninh Indonesia bị chỉ trích phân biệt giới tính khi khuyên người dân học cách sống chung với nCoV vì virus “cũng giống như vợ”. Chính phủ Indonesia sắp nới lỏng lệnh phong tỏa từng phần vào đầu tháng 6, cố gắng thiết lập nhịp sống bình thường mới. Trong nỗ lực…

Trung Quốc quen với ‘luật là của kẻ mạnh’ ở Biển Đông

Bắc Kinh chưa từ bỏ quan niệm luật là dành cho nước lớn, nên không chấp nhận phán quyết Biển Đông, theo chuyên gia Mỹ. “Trung Quốc coi luật là công cụ của nước mạnh để kiểm soát các nước yếu hơn, chứ không nhìn nhận luật là cơ chế chung dành cho tất cả”, Giáo sư James Kraska,…

Nạn kỳ thị và Covid-19 – hai mặt trận của y bác sĩ gốc Á

Những vụ kỳ thị và bạo lực nhắm vào người Mỹ gốc Á tăng đáng kể trong đại dịch Covid-19. Ngay cả các nhân viên y tế tuyến đầu chống dịch cũng trở thành nạn nhân. Cô Lucy Li cố gắng không để nỗi sợ ảnh hưởng công việc của cô trong phòng chăm sóc…

Thêm thuyền viên Indonesia bị tàu cá Trung Quốc ném thi thể xuống biển

Thông tin xuất hiện giữa lúc quan hệ Bắc Kinh – Jakarta đang căng thẳng vì thông tin các tàu cá Trung Quốc đối xử với các thuyền viên Indonesia như nô lệ. Thêm thuyền viên người Indonesia thứ tư đã bị tàu cá Trung Quốc ném thi thể xuống biển sau khi tử vong, lần này là ngoài…

Bắc Cực trở thành “biển Đông” thứ hai?

Vào năm 2018, Trung Quốc công bố chính sách Bắc Cực, tự nhận là “một quốc gia cận Bắc Cực” bất chấp khoảng cách địa lý, đồng thời công khai ý định tham gia vào các vấn đề trong khu vực như một “cổ đông lớn”. Xuyên suốt thập kỷ qua, theo tạp chí The…

116 nước cùng Úc thúc đẩy điều tra về nguồn gốc đại dịch

54 nước châu Phi gia nhập nhóm ủng hộ Canberra trước thềm cuộc họp của Tổ chức Y tế Thế giới, dù việc kêu gọi điều tra đã gây ra rạn nứt trong quan hệ giữa Australia và Trung Quốc. Việc Australia kêu gọi điều tra về đại dịch virus corona trước đó đã nhận được sự…

Căng thẳng tàu chiến Mỹ, Trung Quốc và Úc ngoài khơi Malaysia

Sự xuất hiện đầy sức mạnh của tàu chiến Mỹ và Australia ngoài khơi Malaysia cho thấy cam kết của Washington đối với khu vực trước hành động bắt nạt của Bắc Kinh trên Biển Đông. Sự phô diễn sức mạnh gần đây dọc theo bờ biển Borneo của Malaysia là phản ứng mạnh mẽ…

Âm mưu dùng ‘Tứ Sa’ để thay thế đường lưỡi bò của Trung Quốc

Với chiến lược “Tứ Sa”, Trung Quốc âm mưu yêu sách vùng biển còn lớn hơn cả khu vực giới hạn trong “đường lưỡi bò”, nhưng cả hai đều không có cơ sở pháp lý và cố ý nhập nhằng. Trong bài viết được đăng trên chuyên trang Maritime Issues hồi cuối tháng 4, phó giáo sư…

Trung Quốc lại ngang ngược cấm đánh bắt ở biển Đông

Trung Quốc ngang ngược đơn phương tuyên bố lệnh cấm đánh bắt cá mùa hè bắt đầu từ trưa 1-5 ở biển Đông với sự giám sát của lực lượng hải cảnh và kiểm ngư nước này. Theo hãng tin Tân Hoa Xã, lệnh cấm đánh bắt cá bắt đầu được áp dụng từ 12 giờ…

Quân đội Trung Quốc gọi Mỹ là ‘kẻ phá rối’ ở Biển Đông

Quân đội Trung Quốc ngày 30-4 gọi Mỹ là “kẻ phá rối” tại Biển Đông, đồng thời nhấn mạnh Trung Quốc “cảnh giác cao độ” để bảo vệ lợi ích. Tàu USS Bunker Hill (phía trước) và tàu USS Barry – Ảnh: HẢI QUÂN MỸ Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm…

Quân đội Mỹ liên tiếp thách thức Trung Quốc trên Biển Đông

Tuần dương hạm Mỹ áp sát Trường Sa ngày 29/4 là ngày thứ hai liên tiếp hải quân Mỹ tiến hành hoạt động tự do hàng hải để thách thức các tuyên bố của Trung Quốc trên Biển Đông. Các hoạt động của hải quân Mỹ diễn ra giữa lúc quan hệ Washington – Bắc Kinh đang…

Mỹ ca ngợi Australia điều tàu chiến đến Biển Đông

Hải quân Mỹ cho rằng việc Australia triển khai tàu hộ vệ diễn tập chung ở Biển Đông thể hiện lợi ích chung và cam kết với khu vực. “Australia có chung lợi ích trong bảo đảm tự do hàng hải và giám sát các thông lệ, quy định quốc tế liên quan tới luật pháp trên…

Trung Quốc lấy đại dịch phục vụ cho tham vọng hung hăng

Chính quyền và quân đội Trung Quốc rõ ràng đang khai thác đại dịch do virus corona chủng mới (COVID-19) để tiến hành ‘chiến tranh không giới hạn’ và cách tiếp cận ‘chiến tranh ba phương diện’. Đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm…

Trung Quốc đe doạ Việt Nam về vấn đề Biển Đông

Trong một buổi họp báo hôm thứ Ba, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cáo buộc Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền “bất hợp pháp” ở Biển Đông, và nói rằng mọi nỗ lực nhằm bác bỏ chủ quyền của Trung Quốc chắc chắn sẽ thất bại. Hãng tin Reuters tường thuật…

Một người đàn ông Úc bị chỉ trích vì đi chơi mang nCoV về nước

Thủ hiến Mark McGowan chỉ trích ca nhiễm Covid-19 mới nhất tại bang Tây Australia. Một trong ba trường hợp nhiễm nCoV mới của bang là một người đàn ông vừa du lịch đảo Bali, Indonesia, về nước. Anh ta chỉ biết mình dương tính với nCoV khi công ty chủ quản lấy máu xét nghiệm trước ngày trở lại…

Trung Quốc ngang ngược lập hai huyện quản lý Trường Sa và Hoàng Sa

Truyền thông Trung Quốc cho biết chính phủ nước này đã phê chuẩn thành lập 2 huyện quản lý các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vốn thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam. Theo đăng tải của CGTN ngày 18/4, hai huyện vừa được Trung Quốc thành lập là Tây Sa và Nam Sa,…