Toàn cầu đau đầu đảm bảo lương thực trong đại dịch

Khi nhiều nước áp lệnh phong toả, hàng loạt doanh nghiệp đóng cửa cũng là lúc toàn cầu thấy cần phải nghĩ tới vấn đề an ninh lương thực.

“Tới lúc này, siêu thị vẫn đủ hàng dự trữ”, Tổ chức Nông lương (FAO) cho biết trong một báo cáo cuối tháng trước. “Nhưng một đại dịch kéo dài sẽ nhanh chóng gây căng thẳng chuỗi cung ứng thực phẩm, một mạng lưới liên quan tới nhiều bên như nông dân, đầu vào nông nghiệp, nhà máy chế biến, vận chuyển, nhà bán lẻ…”

Thực tế, bài toán về lương thực của mỗi Chính phủ trong đại dịch một khác nhau.

Trung Quốc: Trông chờ vào công nghệ

Trung Quốc bị virus tấn công nặng nhất vào tháng 1 và tháng 2, với hàng ngàn trường hợp mới nhiễm nCoV được báo cáo mỗi ngày. Đất nước này đã áp đặt lệnh phong toả, cấm di chuyển liên tỉnh và yêu cầu người dân ở nhà, làm gián đoạn kinh doanh trong hầu hết lĩnh vực.

Siêu thị Trung Quốc hết rau củ quả sớm trong ngày. Ảnh: AFP.

“Tại Trung Quốc, những hạn chế về logistics và khủng hoảng lực lượng lao động đã gây tổn thất với rau quả tươi, hạn chế tiếp cận với nguồn thức ăn chăn nuôi và năng suất các lò giết mổ bị giảm sút”, báo cáo của FAO cho biết.

Với công nghệ mới và sự giàu có, Trung Quốc đã nỗ lực nhiều năm để cải thiện an ninh lương thực, chi hàng chục tỷ đô la trong thập kỷ qua để mua các doanh nghiệp hạt giống lớn. Những nỗ lực này đã góp phần không nhỏ “giảm đau” cho ngành công nghiệp thực phẩm Trung Quốc trong dịch bệnh. Chính phủ trung ương đã phân phối 20 triệu USD tiền trợ cấp để hồi sinh ngành nông nghiệp và đầu tư vào công nghệ, bao gồm máy bay và xe không người lái, để có thể giữ cho chuỗi cung ứng tiếp tục hoạt động đều đặn mà không cần sự tiếp xúc của con người, báo cáo của FAO cho biết.

Ngay cả thị trường thương mại điện tử có ưu thế vượt trội cũng nhảy vào tiếp sức. Việc phong toả các tỉnh thành và hạn chế di chuyển cản trở xuất khẩu và vận chuyển hàng hoá. Vì vậy đại gia thương mại điện tử Alibaba thành lập một quỹ để giúp nông dân tìm thị trường đầu ra khác cho các sản phẩm chưa bán được của họ, báo cáo cho biết.

Australia đối mặt áp lực xuất khẩu

Australia xuất khẩu khoảng hai phần ba sản phẩm nông nghiệp và là nhà cung cấp chính cho khu vực châu Á Thái Bình Dương – nhưng sự giao thương quan trọng này đang bị đe dọa.

Các thị trường xuất khẩu chính của Australia. Đồ hoạ: CNN.

Ngành hàng không bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch và các chuyến bay quốc tế bị cắt giảm. Ít chuyến bay hơn có nghĩa là chi phí xuất khẩu thông qua đường hàng không sẽ cao hơn, Richard Shannon, người quản lý chính sách và vận động tại Growcom, cơ quan đại diện cho nông nghiệp thô sơ ở bang Queensland cho biết. “Ngành này đang nhanh chóng cố gắng tìm kiếm các tuyến đường thay thế”, ông nói – nhưng một số nông dân Australia có thể cố gắng tìm người mua mới trong nước thay vì quốc tế.

Khoảng 14,5% hàng xuất khẩu của Australia là thực phẩm, theo Đài quan sát phức tạp kinh tế (OEC). Nếu nông dân không thể xuất khẩu hàng hóa, thu nhập của quốc gia này có thể thâm hụt hàng chục tỷ đôla Australia.

Nông dân có thể lựa chọn bán hàng hóa trong nước. Nhưng như vậy thì tất cả sản phẩm nông nghiệp vốn được gửi ra bên ngoài biên giới Australia đột nhiên ồ ạt vào nội địa. Số hàng hoá bất ngờ tràn vào này có thể gây áp lực lớn lên thị trường và ảnh hưởng đến giá bán, ông Shannon nói.

Chính phủ Australia can thiệp với gói viện trợ khẩn cấp, tuyên bố sẽ chi 110 triệu đôla Australia (67,4 triệu đôla Mỹ) để tăng số chuyến bay và giúp các nhà xuất khẩu vận chuyển hàng hóa đến các thị trường quốc tế quan trọng.

Nhưng đại dịch cũng đã đặt ra những vấn đề khác. Mùa đông đang đến ở Australia – có nghĩa là công nhân thời vụ trên toàn quốc đang đổ về Queensland, nơi gieo trồng hơn 90% loại rau mùa đông của nước này. Đột nhiên, dân số ở những thị trấn nhỏ vùng nông thôn tăng vọt lên với những người đến từ bên ngoài tiểu bang, tìm kiếm việc làm trong các trang trại.

Với số lượng lớn người sống và làm việc trong các khu vực san sát nhau như vậy, chỉ một vài ca nhiễm bệnh có thể gây ra thảm họa cho hoạt động của trang trại, và các trang trại này không thể ngừng hoạt động trong 14 ngày như doanh nghiệp trong lĩnh vực khác. “Chúng tôi cung cấp một dịch vụ thiết yếu,” Shannon nói. “Mọi người cần phải ăn để tồn tại.”

Chính quyền và người trồng trọt ở Queensland đang phối hợp để tạo ra các quy tắc làm việc và quản lý để vừa có thể giữ an toàn cho công nhân, vừa ngăn chặn việc đóng cửa trang trại, như bố trí xen kẽ ca ăn trưa để giảm số người tiếp xúc gần.

Hong Kong và Singapore: Dùng tiền để giải quyết

Hong Kong và Singapore là hai trung tâm tài chính lớn của châu Á – nhưng với diện tích đất nông nghiệp hạn chế, họ nhập khẩu hơn 90% lượng thực phẩm, theo các trang web của chính phủ.

Người đàn ông đeo khẩu trang đẩy xe giữa những kệ hàng trống ở siêu thị Fusion, khu Cửu Long (Hong Kong) hôm 7/2. Người mua hàng vét sạch các kệ hàng từ gạo, thịt, rau quả cho tới các sản phẩm vệ sinh như xà phòng rửa tay, nước khử trùng, giấy vệ sinh tại siêu thị. Ảnh: Reuters.

Mỗi nước có một nhà cung cấp chính. Hong Kong nhập khẩu phần lớn thực phẩm từ Trung Quốc đại lục và Singapore nhập khẩu từ Malaysia. Chừng nào các nguồn chính này vẫn ổn định, các mặt hàng thực phẩm sẽ được đảm bảo và việc dừng nhập khẩu từ các quốc gia khác sẽ không gây ảnh hưởng quá lớn.

Ngay cả khi Trung Quốc đang gồng mình đối phó dịch bệnh, dòng hàng hoá vẫn đổ vào Hong Kong, Jonathan Wong, giám đốc Viện Bioresource và Nông nghiệp tại Đại học Baptist Hong Kong cho biết. Một số sản phẩm thuộc thị trường ngách, đáp ứng nhu cầu của một bộ phận nhỏ người tiêu dùng như hàu từ Pháp, có thể tạm ngừng cung cấp – nhưng đây không phải là nhu yếu phẩm hàng ngày và Hong Kong có thể thay thế nguồn cung thông qua các quốc gia khác, ông Wong nói.

Tương tự, mặc dù Malaysia hiện bị phong toả toàn quốc, ngành công nghiệp thực phẩm là một trong những dịch vụ thiết yếu được miễn trừ. Do đó, chuỗi cung ứng thực phẩm của Singapore vẫn không bị ảnh hưởng và không có sự gián đoạn nào đối với hàng nhập khẩu. Ngoài ra, họ còn có nguồn dự trữ thực phẩm và đa dạ hoá nguồn cung, các quan chức chính phủ Singapore cho biết.

Quần đảo Thái Bình Dương: Nguy cơ cao nhất thiếu lương thực

Điều cốt yếu khiến Singapore và Hong Kong không gặp vấn đề là vì họ có đủ tiềm lực để mua thực phẩm từ các nguồn thay thế. Nhưng những nước có thu nhập thấp, phụ thuộc vào nhập khẩu như Quần đảo Thái Bình Dương, ở vào tình thế hoàn toàn khác

“Những người có nguy cơ cao nhất là những người không có cơ sở kinh tế vững chắc, như Kiribati hoặc Micronesia hoặc Tuvalu,” David Dawe, nhà kinh tế cấp cao của FAO nói.

Tỷ trọng nhập khẩu của các nước tại đảo Thái Bình Dương. Đồ hoạ: CNN.

Một số quốc gia đang phát triển như Lào hoặc Myanmar sản xuất đầy đủ các mặt hàng thiết yếu bao gồm gạo để họ có thể sống sót qua tình trạng nhập khẩu cạn kiệt – nhưng các đảo Thái Bình Dương này quá nhỏ đến nỗi họ không tự trồng nhiều lương thực, Dawe nói. Họ “quá biệt lập và phụ thuộc rất nhiều vào nhập khẩu.”

Phần lớn nguồn thu nhập của những hòn đảo này dựa vào du lịch – nhưng không ai đi du lịch giữa đại dịch toàn cầu. Mất doanh thu chủ đạo từ du lịch, thiếu thực phẩm sản xuất trong nước và thiếu lưới an sinh cả về tài chính.

Tình trạng thiếu lương thực và giá cả leo thang có thể dẫn tới mất an ninh lương thực nghiêm trọng đối với cộng đồng dân số vốn đã dễ bị tổn thương.

Thế giới cần làm gì

Sự bất ổn tăng cao trong việc cung cấp thực phẩm toàn cầu sẽ ảnh hưởng đến đại đa số những người nghèo khó nhất, theo cảnh báo của Ủy ban An ninh lương thực thế giới (CFS) của Liên Hợp Quốc tháng trước.

Liên Hợp Quốc đang thúc giục các nước bị ảnh hưởng về an ninh lương thực tiến hành các biện pháp khẩn cấp trong nước, cũng như hợp tác ở cấp độ toàn cầu để bảo vệ nguồn cung thực phẩm.

Chính phủ có thể bảo vệ công dân của mình bằng cách huy động các ngân hàng thực phẩm, chuyển tiền mặt cho các hộ gia đình cần được giúp đỡ, thiết lập dự trữ lương thực khẩn cấp và thực hiện các bước để bảo vệ công nhân nông nghiệp, FAO cho biết.

Hợp tác quốc tế và thương mại toàn cầu mở rộng cũng là một giải pháp then chốt. Chính phủ nên loại bỏ các hạn chế xuất khẩu và thuế nhập khẩu thời gian này. Với những nước nghèo hơn không đủ khả năng chi trả các gói kích thích và giải cứu nông nghiệp, họ nên tìm kiếm nguồn tài trợ quốc tế.

FAO đánh giá, thế giới đã thiếu sự chuẩn bị trước “một cách khủng khiếp”. “Nhưng bằng cách giữ cho chuỗi cung ứng tiếp tục di chuyển và tích cực tìm kiếm sự hợp tác quốc tế để giữ giao thương rộng rãi, không tắc nghẽn, các quốc gia có thể ngăn chặn tình trạng thiếu lương thực và bảo vệ những người dân cần được bảo vệ nhất.”

Theo Vnexpress

Thông tin liên hệ

Họ và tên: Dịch vụ đăng bài Chợ Úc

Địa chỉ email: [email protected]

Thông tin bài viết

Lưu ý: Khi bạn gọi điện liên hệ với người đăng tin này, xin vui lòng nói cho họ biết bạn biết được thông tin này trên Chợ Úc nhé. Họ sẽ sẵn sàng hỗ trợ bạn 

Chợ Úc cho phép người sử dụng ĐĂNG TIN MIỄN PHÍ về Việc Làm - Nhà ỞDịch Vụ cho Người Việt tại Úc.

Xin Chân Thành Cảm Ơn!

Đang tải...

Bài viết liên quan

Melbourne sắp kết thúc đợt phong tỏa lâu nhất thế giới

Thành phố Melbourne sẽ kết thúc đợt phong tỏa dài 112 ngày sau khi lần đầu tiên không ghi nhận ca nhiễm nCoV mới kể từ tháng 7. “0 ca nhiễm nào. Lần cuối cùng bang Victoria ghi nhận 0 ca nhiễm ngày 9/6, cách đây 139 ngày. Điều đáng kinh ngạc hơn là chúng…

Phía sau huyền thoại ‘người gốc Á luôn giàu có’ ở Mỹ

Không ít người xem San Francisco là một thiên đường thịnh vượng của người Mỹ gốc Á. Có ai ngờ huyền thoại về những con người vóc dáng nhỏ nhắn, giỏi tiết kiệm và thành công đã trở thành định kiến, ngăn những người khó khăn nhận được hỗ trợ. Việc được xem là hình…

Queensland đưa ra cảnh báo về COVID-19 sau khi tìm thấy dấu vết virus trong nước thải

Thử nghiệm nước thải đã xác định được các trường hợp nhiễm COVID-19 tiềm năng chưa được phát hiện ở Queensland. Thử nghiệm nước thải đã xác định được các trường hợp nhiễm Covid-19 tiềm năng chưa được phát hiện ở Queensland. Tiểu bang vào thứ Bảy không báo cáo trường hợp nhiễm COVID-19 nào mới và…

Tổng hợp chi tiết các thay đổi mới về hạn chế COVID-19 tại Victoria

Chính quyền tiểu bang đã vạch ra một lộ trình mới cho vùng đô thị Melbourne và vùng quê Victoria phụ thuộc số trường hợp nhiễm COVID-19 trong cộng đồng mà không rõ nguồn lây. Chính quyền tiểu bang đã vạch ra một lộ trình mới cho vùng đô thị Melbourne và vùng quê Victoria phụ thuộc…

Úc đón những chuyến bay “không kiểm dịch” đầu tiên

Hàng trăm hành khách đi chuyến bay từ New Zealand đến Sydney hôm nay – 16/10 đã không phải cách ly – một nỗ lực khôi phục du lịch của đảo quốc này trong bối cảnh dịch Covid-19 ở hai nước bắt đầu lắng xuống. Các nhà chức trách cho biết, trong kế hoạch mở…

Úc cân nhắc nới lỏng hạn chế đi lại với một số nước

Trong bối cảnh tình hình đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trong nước đã có dấu hiệu cải thiện, Úc đang cân nhắc việc nới lỏng hạn chế đi lại với một số nước, còn Hàn Quốc cũng nới lỏng quy định giãn cách xã hội. Thủ tướng Úc Scott Morrison cho biết…

Victoria gia hạn tình trạng khẩn cấp và thảm họa đến ngày 8/11

Những người liên hệ gần với các ca nhiễm COVID-19 từ chối xét nghiệm ở Victoria sẽ trải qua 21 ngày cách ly theo quy định mới có hiệu lực từ 11 giờ 59 phút tối Chủ Nhật ngày 11/10. Những người liên hệ gần với các ca nhiễm COVID-19 từ chối xét nghiệm ở…

Melbourne khó có thể dỡ bỏ phong tỏa vào ngày 19/10

Thủ hiến Victoria Daniel Andrews nói rằng Melbourne khó có thể nới lỏng phong tỏa như dự kiến vào Chủ nhật tuần tới, do số ca nhiễm COVID-19 mới không giảm xuống nhanh chóng như kỳ vọng. Ông Andrews kêu gọi người dân không từ bỏ hy vọng, nhưng cũng không nên giả vờ rằng…

Công ty Mỹ muốn phát triển vắc xin COVID-19 đông khô

Công ty công nghệ sinh học Arcturus Therapeutics có trụ sở tại Mỹ, phối hợp với Trường Y Duke – NUS của Singapore phát triển vắc xin COVID-19 mang tên Lunar-Cov19, đang tìm kiếm phiên bản đông khô. Phiên bản đông khô vắc xin COVID-19 của Công ty công nghệ sinh học Arcturus và Trường…

Tiểu bang New South Wales ghi nhận 8 ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng

Tiểu bang NSW ghi nhận 8 ca nhiễm trong cộng đồng một ngày trước đó. Queensland vẫn đóng cửa biên giới cho đến khi nào NSW không ghi nhận ca nhiễm Covid-19 nào trong cộng đồng trong vòng 28 ngày, một đòi hỏi mà thủ hiến tiểu bang này nói là không thực tế. Thủ…

Victoria: Quy tắc phạm vi 5km có thể sẽ được gia hạn sau ngày 19/10

Trưởng Nhân viên Y tế Victoria không loại trừ khả năng sẽ gia hạn thời gian áp dụng hạn chế cho phép người dân di chuyển cách nhà không quá 5km sau ngày 19/10. Trưởng Nhân viên Y tế Victoria, Brett Sutton, mới đây cho biết, ông không loại trừ khả năng sẽ gia hạn…

Trump lại dọa bắt Trung Quốc ‘trả giá’ vì Covid-19

Tổng thống Trump cho biết ông cam kết sẽ “bắt Trung Quốc phải trả giá” cho những thiệt hại do đại dịch Covid-19 gây ra. “Điều này (Covid-19) xảy ra không phải lỗi của bạn, đó là lỗi của Trung Quốc và Trung Quốc sẽ phải trả giá đắt cho những điều họ gây ra…

Một người về từ Úc nhiễm Covid-19

Bộ Y tế chiều 7/10 ghi nhận thêm một ca dương tính nCoV, là người về từ Úc được cách ly ngay tại Cần Thơ. Ca bệnh được ghi nhận là “bệnh nhân 1099”, nữ, 28 tuổi, ở phường An Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Ngày 23/9, cô từ Australia về sân…

Michelle Obama lại công kích Donald Trump

Bà Obama cho rằng Tổng thống Trump hành động sai trái về đạo đức, phân biệt đối xử với người da màu, kêu gọi cử tri bỏ phiếu cho Biden. Cựu đệ nhất phu nhân Mỹ Michelle Obama chỉ trích Tổng thống Mỹ Donald Trump “gây ra nỗi sợ hãi về người Mỹ da màu,…

Ai đã lây Covid-19 cho ông Trump?

Không rõ làm thế nào mà Tổng thống Trump, 74 tuổi, bị nhiễm Covid-19. Tuy nhiên, “đối tượng tình nghi số một” lây Covid-19 cho Tổng thống Mỹ đã được xác định. Hope Hicks – cố vấn đáng tin cậy nhất của ông Trump – được cho là “nghi phạm” hàng đầu lây Covid-19 cho…

Trung Quốc lo bị ‘đổ vạ’ khi Trump nhiễm nCoV

Trong buổi tranh luận tổng thống đầu tiên với Biden, Trump đã chỉ đích danh bên chịu trách nhiệm cho đại dịch Covid-19 là Trung Quốc. “Đây là lỗi của Trung Quốc và chuyện này đáng lẽ không bao giờ nên xảy ra”, Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu trong buổi tranh luận trực…

Úc lo ngại Covid-19 lây lan rộng tại bang New South Wales

Dịch Covid-19 tại bang Victoria của Australia có dấu hiệu lan nhanh hơn sang bang New South Wales khi số ca bệnh mới tại đây liên tục tăng. Ngày 20/7, bang New South Wales của Australia ghi nhận 20 ca Covid-19 mới trong 24 giờ qua. Mặc dù con số này chưa phải là nhiều…

Chuyên gia y tế Mỹ nói Tổng thống Trump ‘không thể dạy nổi’

Một chuyên gia đầu ngành y của Mỹ ngày 18-7 tuyên bố Tổng thống Mỹ Donald Trump “không thể dạy nổi” và tỏ ra nghi ngờ khả năng điều hành của ông trong dịch COVID-19. Bác sĩ Jonathan Reiner thuộc Trường Y khoa, ĐH George Washington – Ảnh: CNN Trong bài phỏng vấn thực hiện…

Các doanh nghiệp Úc được lưu ý việc tuân thủ qui tắc về COVID-19

Hàng trăm cá nhân và doanh nghiệp tiếp tục bị phạt vì những lý do khác nhau, kể từ khi một số hạn chế về coronavirus được áp dụng trở lại. Cảnh sát và giới chức y tế thúc giục người dân Úc không nên tự mãn vào thời điểm nghiêm trọng này, trong lúc…

Việt Nam đưa 350 công dân tại Úc về nước

Chuyến bay chở 350 người Việt tại Úc đã hạ cánh an toàn xuống sân bay Nội Bài ngày 13-7. Hành khách trên chuyến bay bao gồm trẻ em dưới 18 tuổi, người cao tuổi, các du học sinh không có nơi ở do ký túc xá đóng cửa và những trường hợp khó khăn.…

Bang Victoria đang trong “giai đoạn nguy hiểm”

Thống đốc bang Daniel Andrews cảnh báo bang Victoria trong giai đoạn nguy hiểm, đồng thời khuyến cáo người dân tiếp tục tuân thủ các biện pháp phòng dịch và hạn chế ra khỏi nhà. Nhân viên y tế lấy mẫu dich xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Melbourne, Australia, ngày 1/7/2020. (Nguồn: AFP)…

Sốc với cảnh chở t.hi t.hể bệnh nhân COVID-19 bằng xe tuk tuk

Không thể để dọc theo chiều dài xe, người nhà bệnh nhân đành để thi thể nằm ngang khiến đầu và hai chân ló ra hai bên. Dù thi thể đã được bó kín trong túi nhựa, cảnh tượng vẫn gây sốc và khiến nhiều người xót xa trước số phận con người. Thi thể…

Trung Quốc – tác nhân thành bại với ông Trump

Để giành lợi thế trên đường đua bầu cử tháng 11 tới, Tổng thống Mỹ Donald Trump buộc phải vực dậy nền kinh tế theo hình chữ V, đồng thời lấy lại niềm tin của người dân trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19. Tổng thống Mỹ Donald Trump lên chuyên cơ cho chuyến đi…

Dự “tiệc Covid-19”, bệnh nhân 30 tuổi trả giá bằng mạng sống

Một bệnh nhân 30 tuổi sống tại TP San Antonio, bang Texas – Mỹ đã tử vong vì virus SARS-CoV-2 sau khi tham dự một bữa tiệc Covid-19 vì cho rằng đại dịch là một “trò lừa đảo”. Trang News24 dẫn lời bác sĩ Jane Appleby, Giám đốc Y khoa của Phương pháp Chăm sóc sức khỏe,…

Chuyên gia Úc: Trung Quốc đụng Mỹ là “phá sản”

Giấc mơ siêu cường của Trung Quốc có thể không trở thành hiện thực khi nước này đang đối đầu với một cường quốc toàn cầu, đó là Mỹ. Đó là nhận định của chuyên gia Salvatore Babones được báo EurAsian Times ngày 10-7 trích dẫn. Ông Salvatore Babones, một học giả tại Trung tâm…

Đông Nam Á trước nguy cơ “dịch chồng dịch”

Trong bối cảnh hệ thống y tế quá tải vì đại dịch Covid-19, một số quốc gia ở Đông Nam Á, như Singapore, Malaysia và Thái Lan đang chật vật với một dịch bệnh khác: sốt xuất huyết (SXH). “Chúng ta đang chứng kiến sự bùng nổ của số ca nhiễm SXH ở Đông Nam…

Tổng giám đốc WHO khóc tại họp báo, kêu gọi đoàn kết chống COVID-19

Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khóc ngay tại cuộc họp báo, nói đại dịch COVID-19 hoành hành dữ dội vì thế giới chia rẽ. Theo báo Sydney Morning Herald (SMH), người đứng đầu WHO cũng hối thúc các quốc gia hãy “cởi mở hơn nữa” và minh bạch hơn với cuộc…

Quan chức ngoại giao Trung Quốc đồng loạt dịu giọng với Mỹ

Hai quan chức ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc mới đây bất ngờ dịu dọng khi nói về các mối quan hệ với Mỹ, giữa lúc quan hệ 2 nước leo thang căng thẳng vì nhiều vấn đề. “Chính sách của Trung Quốc về Mỹ vẫn không thay đổi. Chúng tôi vẫn sẵn sàng…

Mời chào dân Hồng Kông, Úc không ngại chọc giận Trung Quốc

Ngày 9-7, Thủ tướng Úc Scott Morrison thông báo sẽ giúp đỡ các công dân Hồng Kông bắt đầu cuộc sống mới tại Úc bằng cách gia hạn visa thêm 5 năm. Ông Morrinson còn tuyên số sẽ đình chỉ một thỏa thuận dẫn độ với Hồng Kông. Động thái diễn ra sau khi Bắc…

Bị phong tỏa lần 2 vì Covid-19, Melbourne đối mặt tương lai khó khăn

Khách sạn Esplanade tại TP Melbourne, bang Victoria – Úc vừa kết thúc đợt phong tỏa 2 tháng thì nhận được tin một làn sóng lây nhiễm thứ 2 của dịch Covid-19 buộc họ phải đóng cửa thêm lần nữa. Như hàng trăm doanh nghiệp khác tại thành phố lớn thứ 2 của Úc, khách…

‘Cực hình’ sau khi mắc COVID-19: Không còn cảm nhận được mùi hương

Nhiều bệnh nhân COVID-19 đang đối mặt với chứng giảm khứu giác sau khi khỏi bệnh. Tuy phần lớn có thể tự hồi phục, nhiều trường hợp đối mặt với nguy cơ không bao giờ có thể cảm nhận mùi hương nữa, theo Hãng tin AFP. Chứng giảm khứu giác (anosmia) ảnh hưởng đến tâm…

ATO quan tâm đến việc sinh viên quốc tế bị ăn chặn tiền super

Đại dịch COVID-19 cho thấy sinh viên quốc tế bị bóc lột tại Úc, phổ biến nhất đó là các chủ thuê mướn đã lờ đi tiền super phải trả cho sinh viên quốc tế mà theo luật thì khoản tiền này là bắt buộc phải có. Sở Thuế ATO nói rằng họ rất quan…