Bắc Cực bốc cháy, loài người tiến gần đến thảm họa diệt vong?

Nhiệt độ ở Bắc Cực đang cao bất thường gây ra những trận cháy rừng dữ dội.

Nhiều vùng rộng lớn ở Bắc Cực đang phải hứng chịu những trận cháy rừng dữ dội sau khi nhiệt độ cao bất thường và thời tiết khô hạn đã thổi bùng lên các ngọn lửa “zombie”.

Gần đây, Pierre Markuse, một chuyên gia nhiếp ảnh vệ tinh, đã đăng tải những bức ảnh lấy từ dữ liệu vệ tinh viễn thám Sentinel-2 cho thấy sự lan rộng của ngọn lửa và khói đen dày đặc trên một vùng đất rộng ở Cộng hòa Sakha (Siberia) từ ngày 19/5 đến ngày 3/6.

Một hình ảnh đám cháy ở Bắc Cực chụp từ vệ tinh.

Các vụ cháy bị châm ngòi bởi nhiệt độ cao chưa từng có trên khắp Vòng Bắc Cực. Nhiều nhà khoa học nói rằng nguy cơ của sự hủy diệt sinh thái với quy mô khổng lồ đang đến rất gần. Thông thường, các vụ hỏa hoạn hay xảy ra vào những tháng mùa hè. Thế nhưng năm nay, nhiệt độ tăng và băng tan đã khiến chúng bắt đầu từ đầu năm.

Nhiều khu vực thuộc Nga và Siberia đã xuất hiện tình trạng “đám cháy zombie” khi muội than và khói tàn dư từ đám cháy của mùa hè năm ngoái thổi bùng lên hỏa hoạn vào năm nay khi thời tiết quá khô và nóng.

Hiện tượng trên cũng được xác định ở Alaska và những nơi trước đây chúng chưa từng xuất hiện. Có thể nói, “đám cháy zombie” đang ngày càng tiến gần hơn về Bắc Cực qua từng năm.

Bắc Cực, nơi sinh sống của khoảng 4 triệu người, đang nóng lên nhanh gấp đôi so với phần còn lại của thế giới vì biến đổi khí hậu. Khatanga, một ngôi làng ở Nga nằm ở Vòng Bắc Cực, đã ghi nhận nhiệt độ chưa từng thấy là 25 độ C vào tháng trước, tức là ấm hơn Barcelona của Tây Ban Nha một chút. Theo dự đoán, nhiệt độ trung bình của tháng 1 ở Bắc Cực có thể tăng hơn 9 độ C vào năm 2080.

Nhiệt độ trung bình trên khắp nước Nga từ tháng 1 đến tháng 4 năm nay cao hơn gần 6 độ C so với thông thường. Thủ đô Moscow đã trải qua một mùa đông không có tuyết trong khi nơi đây vốn được bao phủ bởi lớp tuyết dày từ giữa tháng 12.

“Đám cháy zombie” đang ngày càng tiến gần hơn về Bắc Cực qua từng năm.

Tháng trước, các nhà khoa học đã công bố nghiên cứu mới về việc nhiệt độ tăng làm tan chảy lớp băng vĩnh cửu ở Bắc Cực có thể phát tán một số loại vi khuẩn vốn bị “vô hiệu hóa” từ lâu.

Các loại vi khuẩn và virus bị đóng băng trong hàng ngàn năm này có khả năng là nguyên nhân gây ra những bệnh mà con người đã loại bỏ từ xưa hay thậm chí là những bệnh nguy hiểm mà chúng ta chưa bao giờ gặp phải.

Tiến sĩ Dennis Carroll chia sẻ: “Chúng ta nên hết sức thận trọng và không được đánh giá thấp các mối đe dọa tiềm tàng mà vi khuẩn và virus tái sinh có thể gây ra”.

Ông giải thích thêm rằng thế giới đang phải đối mặt với viễn cảnh có thật là các loại virus, vi khuẩn cổ xưa nằm im lìm trong lớp băng vĩnh cửu sẽ có một cuộc sống mới nhờ sự thay đổi khí hậu và tình trạng băng tan ở miền Bắc của Bắc Cực. Ông nói: “Tuy rủi ro mà chúng đem lại vẫn chưa được xác định chính xác nhưng Covid-19 là một lời nhắc nhở rằng chúng ta cần hết sức thận trọng về tác động của các mối đe dọa tiềm tàng. Nếu không chú ý theo dõi và có biện pháp đề phòng, không loại trừ khả năng chúng ta phải đối mặt với nguy cơ diệt vong”.

Mark Parrington, nhà nghiên cứu khoa học tại cơ quan Dịch vụ Giám sát khí quyển Copernicus của châu Âu cho biết bề mặt ấm và khô hơn chính là môi trường lý tưởng để các đám cháy bùng lên và kéo dài. Ông nói: “Chúng ta có thể thấy hiệu ứng tích lũy của mùa cháy năm ngoái ở Bắc Cực, khi các vụ hỏa hoạn bùng phát lại vào mùa tiếp theo và dẫn đến các đám cháy quy mô lớn, kéo dài tại cùng một khu vực”.

Những vụ cháy ở Alaska và Siberia vào tháng 6 năm ngoái ước tính đã thải ra 50 triệu tấn carbon dioxide vào khí quyển, một lượng tương đương với lượng khí thải hàng năm của Thụy Điển.

Các nhà khoa học cho biết đất than bùn ở bán cầu Bắc chứa nhiều carbon hơn tất cả các khu rừng nhiệt đới trên Trái Đất cộng lại. Nếu chúng bị đốt cháy, lượng carbon dioxide khổng lồ thải vào khí quyển sẽ gây ra tình trạng đáng lo ngại.

Không những vậy, các vụ cháy ở Bắc Cực cũng ảnh hưởng đến sức khỏe con người dù chúng đa số xảy ra ở khu vực hẻo lánh. Trên thực tế, khói từ đám cháy đã xâm nhập vào một số khu vực đông dân ở Nga, khiến người hít phải bị cay mắt, chảy nước mũi hay nghiêm trọng hơn là gặp vấn đề về hô hấp, tim mạch.

Theo Cafebiz

Thông tin liên hệ

Họ và tên: Dịch vụ đăng bài Chợ Úc

Địa chỉ email: [email protected]

Thông tin bài viết

Lưu ý: Khi bạn gọi điện liên hệ với người đăng tin này, xin vui lòng nói cho họ biết bạn biết được thông tin này trên Chợ Úc nhé. Họ sẽ sẵn sàng hỗ trợ bạn 

Chợ Úc cho phép người sử dụng ĐĂNG TIN MIỄN PHÍ về Việc Làm - Nhà ỞDịch Vụ cho Người Việt tại Úc.

Xin Chân Thành Cảm Ơn!

Đang tải...

Bài viết liên quan

“Moi” tiền tài trợ của Mỹ, nhà nghiên cứu Trung Quốc sa lưới

Một nhà nghiên cứu Trung Quốc làm việc tại các trường đại học Mỹ bị cáo buộc lừa đảo tiền tài trợ để phát triển chuyên môn khoa học cho chính phủ quê nhà. Thông báo trên được đưa ra vào ngày 9-7 trong bối cảnh các quan chức hàng đầu của Mỹ, bao gồm…

Cuộc đua vắc-xin Covid-19 thêm căng thẳng

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chọn ra 5 công ty tiềm năng nhất để sản xuất vắc-xin chống đại dịch Covid-19. Báo The New York Times hôm 3-6 dẫn một số nguồn tin mật cho biết Nhà Trắng sẽ ra thông báo về vấn đề này trong vài tuần tới.  Đây là…

Tham vọng vắc-xin Covid-19 của Mỹ

Khoảng 100.000 – 150.000 người tình nguyện dự kiến tham gia các cuộc thử nghiệm của khoảng 6 loại vắc-xin hứa hẹn nhất tại Mỹ trong thời gian tới. Chính phủ Mỹ đang lên kế hoạch thử nghiệm vắc-xin phòng bệnh Covid-19 quy mô lớn trong nỗ lực có được một sản phẩm hiệu quả…

Bắc Cực trở thành “biển Đông” thứ hai?

Vào năm 2018, Trung Quốc công bố chính sách Bắc Cực, tự nhận là “một quốc gia cận Bắc Cực” bất chấp khoảng cách địa lý, đồng thời công khai ý định tham gia vào các vấn đề trong khu vực như một “cổ đông lớn”. Xuyên suốt thập kỷ qua, theo tạp chí The…

WHO lên tiếng về nguồn gốc của virus gây đại dịch Covid-19

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 1-5 nói họ có thể khẳng định rằng virus SARS-CoV-2 có “nguồn gốc tự nhiên”. “Chúng tôi đã liên tục lắng nghe nhiều nhà khoa học xem xét hệ quả, nghiên cứu virus và chúng tôi có thể khẳng định rằng con virus này có nguồn gốc…

Úc đạt nhiều tiến triển trong thử nghiệm vaccine chống Covid-19

Sau một số thử nghiệm trên động vật, vaccine này đã tạo ra một lượng kháng thể cao hơn so với kháng thể của bệnh nhân được điều trị khỏi Covid-19. Công tác nghiên cứu vaccine phòng bệnh Covid-19 tại Australia đang tiến triển rất tích cực khi mức độ miễn dịch đạt được trong…

Anh vừa thử nghiệm vừa sản xuất 1 triệu liều vắcxin COVID-19

Giới chức y tế Anh cho biết vắcxin phòng bệnh COVID-19 do Đại học Oxford nghiên cứu, phát triển đã bắt đầu được thử nghiệm trên người từ ngày 23-4. GS Adrian Hill, giám đốc Viện Jenner, trong lần thử nghiệm lâm sàng vắcxin phòng Ebola vào năm 2014 – Ảnh: AFP Theo báo Huffington Post,…

Phát hiện thêm 6 loại virus corona chủng mới trên dơi

Các nhà khoa học đã phát hiện ra 6 loại virus corona hoàn toàn mới được tìm thấy trên những con dơi ở Myanmar. Những loại virus này cùng họ với virus SARS-CoV-2 gây ra đại dịch toàn cầu hiện nay. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết, các loại virus corona mới được…

Người Úc nháo nhào mua thuốc trị chấy rận để nhà phòng Covid-19

Các nhà chức trách ngành y tế Úc đã cảnh báo việc tự chữa bệnh dịch Covid-19 tại nhà, sau khi các cửa hàng thuốc báo cáo về hiện tượng dân chúng vội vàng gom mua thuốc chống ký sinh trùng Ivermectin (thuốc trị chấy rận). Câu chuyện bắt nguồn từ nghiên cứu của các…

Mỹ tiêm thử vắc-xin Covid-19 trên người đầu tiên trong hôm nay

Đó sẽ là một thử nghiệm độ an toàn, để đánh giá xem vắc-xin có gây ra tác dụng phụ nào đáng kể hay không. Một người Mỹ tình nguyện đầu tiên sẽ được tiêm vắc-xin thử nghiệm chống lại virus corona vào thứ Hai, nghĩa là khoảng tối nay cho đến sáng mai giờ Việt…

Giới siêu giàu ‘đốt tiền’ chống dịch Covid-19 thế nào?

Người giàu có thể bay chuyên cơ để tránh dịch hoặc xây riêng cho mình phòng cách ly đầy đủ tiện nghi. Tỷ phú Ken Langone, người đồng sáng lập công ty Ken Langone chăm chú theo dõi cuộc họp báo của Tổng thống Trump về dịch Covid-19. Ông tự hỏi truyền thông có đang…

Người Úc lo ngại về các hiện tượng thời tiết thất thường

Hầu hết người Úc tin rằng biến đổi khí hậu là một vấn đề thực tế và họ lo sợ việc này sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung cấp thực phẩm và sản xuất cây trồng. Những phát hiện này được nêu ra trong phúc trình mới nhất của tổ chức Climate of the Nation,…

Bắc Cực bốc cháy, loài người tiến gần đến thảm họa diệt vong?

Nhiệt độ ở Bắc Cực đang cao bất thường gây ra những trận cháy rừng dữ dội. Nhiều vùng rộng lớn ở Bắc Cực đang phải hứng chịu những trận cháy rừng dữ dội sau khi nhiệt độ cao bất thường và thời tiết khô hạn đã thổi bùng lên các ngọn lửa “zombie”. Gần…