Kiểu phong tỏa kỳ lạ ở thị trấn vùng biên phức tạp nhất thế giới

Phòng triển lãm của Sylvia Reijbroek nằm ở vị trí đặc biệt, có biên giới Bỉ – Hà Lan chạy xuyên qua. Khi có các lệnh phong tỏa, cô không biết phải theo quy định của nước nào.

Vì vậy, để an toàn, cô Reijbroek quyết định tuân theo quy định của Bỉ, và đóng cửa, vì phòng tranh của cô được đăng ký ở Bỉ. Nhưng ngay bên cạnh, một tiệm thẩm mỹ vẫn mở, và khách hàng vẫn ra vào bình thường, vì họ đang ở Hà Lan.

“Cả dãy phố này chỉ có một tiệm phải theo luật của Bỉ và đóng cửa”, cô phàn nàn. “Chính là tiệm của tôi”.

Các nước châu Âu đã ban hành rồi nới lỏng phong tỏa ở các mức độ khác nhau – một số nơi đã cho phép cửa hàng mở lại, nơi khác vẫn yêu cầu đóng cửa. Các quy định khác nhau đang khiến nhịp sống khác hẳn nhau ở những vùng biên giới, nơi nhiều người thường xuyên qua lại giữa hai bên.

Nhưng không ở đâu mà sự khác biệt và phức tạp lại thể hiện rõ như ở thị trấn Baarle-Hertog-Nassau, biên giới Bỉ – Hà Lan, nơi có những quy định khác nhau từ phố này sang phố khác, nhà này sang nhà khác, thậm chí trong cùng một tòa nhà.

Có thể bạn đang theo luật của Bỉ, nhưng chỉ sau vài bước chân là bạn sang Hà Lan và phải theo luật của Hà Lan.

Willem van Gool (trái) và Sylvia Reijbroek ở phòng triển lãm của cô Reijbroek. Vạch chữ thập trắng ở dưới đất là biên giới Bỉ – Hà Lan. Ảnh: New York Times.

Hai bên có lệnh phong tỏa khác nhau

Baarle-Hertog-Nassau thường được coi là thị trấn biên giới phức tạp nhất trên thế giới. Thị trấn này ở phía trong phần đất Hà Lan vài km, nhưng được chia làm hai bên Hà Lan – Bỉ do thỏa thuận giữa các lãnh chúa phong kiến vào năm 1198.

Như chưa đủ phức tạp, trong lòng mỗi bên lại có những khu nhỏ thuộc về bên kia. Bên của Hà Lan có 22 khu của Bỉ, còn bên Bỉ thì có 8 khu của Hà Lan, khiến vạch mốc biên giới được vẽ chằng chịt bên trong thị trấn.

Tất nhiên, mỗi khu nhỏ đều phải theo luật của nước mình, tạo ra sự chắp vá của những quy định, luật lệ mâu thuẫn. Nhưng “không hề có sự bất ổn hay xung đột mà một khu biệt lập nằm trong nước khác thường có”, Willem van Gool, quan chức du lịch địa phương, nói với New York Times.

Dù hai bên luôn chung sống hòa bình, các quy định mâu thuẫn ngay trong một con phố, dãy nhà vốn đã phức tạp trong điều kiện bình thường. Vào thời Covid-19, mọi thứ còn trở nên “kỳ lạ”, theo cô Reijbroek, người có phòng tranh có đường biên chạy xuyên qua.

Để đối phó với dịch bệnh, Bỉ phong tỏa hoàn toàn từ tháng 3, phạt tiền bất cứ ai ra ngoài mà không có lý do chính đáng.

Nhưng Hà Lan lại mềm mỏng hơn, vẫn cho phép nhà hàng phục vụ dịch vụ gọi đồ ăn, các cửa tiệm và văn phòng chính phủ vẫn mở, mọi người vẫn đi lại. Chính phủ chỉ yêu cầu mọi người ở nhà nhiều nhất có thể và giữ khoảng cách khi ở ngoài.

Cửa hàng bên trái vạch biên giới, thuộc đất Hà Lan, được mở, trong khi cửa hàng bên phải, thuộc đất Bỉ, phải đóng. Ảnh: New York Times.

Cửa hàng chia đôi, đóng một nửa

Cách chống dịch khác nhau đó khiến cuộc sống hàng ngày của 11.000 cư dân của Baarle-Hertog-Nassau, cả người Bỉ lẫn Hà Lan, trở nên phức tạp.

“Chúng tôi theo luật của Bỉ, vì vậy chúng tôi đóng cửa toàn bộ cửa hàng trong phần đất chúng tôi”, Frans de Bont, thị trưởng của Baarle-Hertog, phần thuộc về Bỉ trong thị trấn, cho biết. “Chúng tôi hy vọng phía Hà Lan cũng sẽ theo quy định của chúng tôi, ít nhất là trong thị trấn đa dạng này”.

Người Hà Lan không làm vậy.

Do cách chống dịch khác nhau, chính phủ Bỉ đóng cửa mọi cửa khẩu dọc biên giới 450 km với Hà Lan. Những trạm kiểm soát, tưởng chừng chỉ là hình ảnh của quá khứ, bỗng nhiên được lập ra. Người Hà Lan muốn mua xăng rẻ ở Bỉ giờ phải quay về. Trong những ngày đầu hỗn loạn, nhiều gia đình thậm chí còn bị chia cắt, nhưng sau đó một số nhóm cư dân được phép qua lại biên giới, thăm gia đình.

Nhưng ở thị trấn Baarle-Hertog-Nassau, các chốt chặn như vậy là không thể.

“(Nếu vậy) sẽ có dây chằng chịt chạy khắp thành phố”, ông Van Gool, quan chức phòng du lịch địa phương, nói. Phòng của ông là cơ quan mà hai nước cùng chia sẻ.

Cảnh sát chặn xe ở biên giới để kiểm tra. Ảnh: New York Times.

Các cửa tiệm trong phần đất Hà Lan vẫn mở cửa, khách hàng Hà Lan vẫn tươi cười mua khoai tây chiên hay kem, trong khi người Bỉ chỉ biết nhìn theo đằng sau cửa sổ.

Phòng tranh của cô Reijbroek không phải tiệm duy nhất có biên giới xuyên qua. Cuối phố, một tiệm thuộc chuỗi Zeeman bán quần áo giá rẻ cũng có đường biên giới chạy xuyên qua.

Trong tiệm, phần Bỉ bị ngăn lại, đầu tiên là bằng dải băng, sau là bằng một kệ hàng sôcôla và đồ chơi. Khách hàng tìm mua quần lót sẽ thất vọng, vì “kệ quần lót ở bên lãnh thổ của Bỉ”, một nhân viên bán hàng giải thích.

“Thế nên thị trấn của chúng tôi mới rất thú vị”, ông Van Gool từ phòng du lịch địa phương hồ hởi.

Vạch biên giới phân chia Bỉ (B) và Hà Lan (NL). Ảnh: New York Times.

“Ở Bỉ phải đeo khẩu trang, sang Hà Lan có thể bỏ ra”

Đây như những ngày lịch sử của thị trấn, vì qua nhiều thế kỷ nay, hai bên luôn có được thỏa thuận để cho cư dân hai bên có quyền đi sang bên kia. Nhờ vậy mà cô Reijbroek có thể sống trong căn hộ bên kia đường, thuộc về Hà Lan, mà vẫn đi làm ở bên này.

Chính quyền hai bên có cơ chế đặc biệt để phối hợp các quyết định như xây đường mới hay tổ chức sự kiện văn hóa.

“Chúng tôi như một ví dụ của châu Âu”, ông Van Gool nói, và cho biết dù có khác biệt văn hóa, các quyết định luôn được đưa ra với sự tôn trọng lẫn nhau. “Ở đây, chúng tôi luôn tìm ra được giải pháp”.

Tuần này, nhiều nước châu Âu bắt đầu nới lỏng phong tỏa, để khởi động lại kinh tế sao cho dịch không bùng phát. Trường học, sân bay, nhà hàng, tiệm cắt tóc… đang mở dần.

Một chốt chặn ở biên giới Bỉ – Hà Lan. Ảnh: New York Times.

Baarle-Hertog-Nassau cũng đã sẵn sàng mở lại sau khi tránh được ảnh hưởng của dịch bệnh, khi có hai ca tử vong bên phía Hà Lan và 8 ca nhiễm, chưa có ca tử vong bên phía Bỉ.

Ngày 4/5, Bỉ có bước thận trọng đầu tiên nới lỏng lệnh phong tỏa khắt khe của nước này: mở lại giao thông công cộng. Theo quy định mới, đeo khẩu trang là bắt buộc, nếu không sẽ bị phạt 270 USD.

Nhưng ở nước láng giềng Hà Lan, giới chức vẫn hoài nghi việc đeo khẩu trang.

Để mọi người đỡ khó hiểu, thị trưởng Frans de Bont giải thích: “Khi bạn đi xe bus từ Turnhout bên trong Bỉ đến đây, bạn phải đeo khẩu trang… Nhưng khi bạn sang phần đất Hà Lan, bạn có thể bỏ ra. Cũng hơi lạ một chút”.

Theo Zing

Thông tin liên hệ

Họ và tên: Dịch vụ đăng bài Chợ Úc

Địa chỉ email: [email protected]

Thông tin bài viết

Lưu ý: Khi bạn gọi điện liên hệ với người đăng tin này, xin vui lòng nói cho họ biết bạn biết được thông tin này trên Chợ Úc nhé. Họ sẽ sẵn sàng hỗ trợ bạn 

Chợ Úc cho phép người sử dụng ĐĂNG TIN MIỄN PHÍ về Việc Làm - Nhà ỞDịch Vụ cho Người Việt tại Úc.

Xin Chân Thành Cảm Ơn!

Đang tải...

Bài viết liên quan

Bác sĩ Mỹ: Yêu cầu công khai tác dụng phụ của vắcxin COVID-19

Vắcxin COVID-19 có thể gây ra tác dụng phụ từ nhẹ đến nặng tùy cơ địa mỗi người, cần lưu ý điều này trước khi tiêm chủng, các thầy thuốc Mỹ khuyến cáo. Theo Đài CNBC, trong bối cảnh các tiểu bang ở Mỹ chuẩn bị phân phối những liều vắcxin COVID-19 đầu tiên trong tháng 12,…

Làm ăn ở Trung Quốc: ‘Ông lớn’ được chia phần chính là Joe Biden

Tony Bobulinski, một người tự nhận là “đối tác làm ăn cũ” của nhà Biden, ngày 22-10 đã lên tiếng khẳng định “ông lớn” được nhắc trong các email chia chác lợi nhuận ở Trung Quốc chính là Joe Biden – ứng viên tổng thống của Đảng Dân chủ. Trong tuyên bố được gởi tới…

Trung Quốc tố cáo Mỹ: ‘Các ông mới là đế quốc tin tặc’

Phản ứng sau việc Mỹ công bố hàng chục lỗ hổng an ninh mạng mà “tin tặc Trung Quốc có thể lợi dụng”, phát ngôn viên Triệu Lập Kiên của Trung Quốc đã tố ngược lại Mỹ và chỉ ra các chương trình do thám của Washington trên khắp thế giới. Cơ quan an ninh…

Phía sau huyền thoại ‘người gốc Á luôn giàu có’ ở Mỹ

Không ít người xem San Francisco là một thiên đường thịnh vượng của người Mỹ gốc Á. Có ai ngờ huyền thoại về những con người vóc dáng nhỏ nhắn, giỏi tiết kiệm và thành công đã trở thành định kiến, ngăn những người khó khăn nhận được hỗ trợ. Việc được xem là hình…

Trung Quốc cảnh báo sẽ bắt người Mỹ để trả đũa

Quan chức chính phủ Trung Quốc đang cảnh báo những người đồng cấp Mỹ rằng họ có thể sẽ giam giữ công dân Mỹ ở Trung Quốc để đáp trả việc Bộ Tư pháp Mỹ truy tố các học giả nước này. Trung Quốc đã cảnh báo các đại diện của chính phủ Mỹ nhiều lần và qua nhiều…

Mỹ hỗ trợ miền Trung Việt Nam 100.000 USD

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink hôm nay công bố khoản viện trợ trị giá 100.000 USD để giúp Việt Nam ứng phó thiên tai tại miền Trung. Khoản hỗ trợ này sẽ được Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) trao cho Hội Chữ thập đỏ Việt Nam nhằm giúp người…

Họa tam tai của nước Pháp

Làm thế nào mà tổng thống Pháp phải ra lệnh giới nghiêm toàn khu vực “đại thủ đô” cùng 8 thủ phủ lớn? Lần cuối cùng nước Pháp trải qua lệnh giới nghiêm là sau cuộc nổi loạn năm 1961 của tướng Salan tại Algérie không chịu từ bỏ thuộc địa. Với trên 22.000 ca…

Chuyên gia y tế Mỹ nói Tổng thống Trump ‘không thể dạy nổi’

Một chuyên gia đầu ngành y của Mỹ ngày 18-7 tuyên bố Tổng thống Mỹ Donald Trump “không thể dạy nổi” và tỏ ra nghi ngờ khả năng điều hành của ông trong dịch COVID-19. Bác sĩ Jonathan Reiner thuộc Trường Y khoa, ĐH George Washington – Ảnh: CNN Trong bài phỏng vấn thực hiện…

‘Nỗi oan Thị Mầu’ TikTok trong mắt Mỹ

TikTok luôn một mực khẳng định không chia sẻ dữ liệu với chính quyền Bắc Kinh. Nhưng trong mắt của các chính trị gia ở Washington, những lời giải thích đó chẳng khác gì ‘nỗi oan Thị Mầu’ – tức sự việc đã rành rành mà vẫn cứ kêu oan. Nhiều người trẻ Mỹ đã…

Bằng chứng còn trong bóng tối của vụ George Floyd

Các đoạn ghi hình từ camera trên người cảnh sát được cho là sẽ mang lại bức tranh toàn cảnh và công bằng hơn về vụ bắt giữ dẫn đến cái chết của người Mỹ da đen George Floyd. Các đoạn ghi hình từ camera công vụ gắn trên người hai sĩ quan cảnh sát…

Covid-19 và câu chuyện của 38 bộ não, 87 lá phổi và 42 trái tim

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, những nghiên cứu trên người chết thắp lên hy vọng có thể cứu được những người sống. Khi nhà bệnh lý học Amy Rapkiewicz khám nghiệm tử thi những nạn nhân nhiễm virus corona, bà phát hiện ra những thương tổn đối với các cơ quan…

Đến Trung Quốc điều tra dịch Covid-19, chuyên gia WHO im ắng

Một nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đến thủ đô Trung Quốc vào cuối tuần qua để điều tra dịch Covid-19 nhưng lại có rất ít chi tiết được tiết lộ. WHO trước đó cho biết hai chuyên gia gồm một chuyên gia về sức khỏe động vật và…

Tội phạm bị FBI lần ra vì khoe xe sang, máy bay riêng trên Instagram

Trên trang Instagram của mình, Ramon Abbas thường xuyên khoe cuộc sống xa hoa với xe sang và máy bay riêng cùng đồ hiệu. Điều này đã dẫn đến một cuộc điều tra của FBI. Trên trang cá nhân có tên Ray Hushpuppi với 2,5 triệu người theo dõi trên Instagram, Ramon Abbas tự giới…

Covid-19 sẽ khiến nhiều người c.hết đói hơn cả c.hết dịch

Tổ chức Oxfam nhận định cuộc hoảng lương thực liên quan đến đại dịch Covid-19 có thể khiến nhiều người thiệt mạng hơn cả căn bệnh do virus corona gây ra. Đại dịch Covid-19 tới nay đã trực tiếp giết chết hơn nửa triệu người trên khắp thế giới, và những ca nhiễm mới vẫn…

Dự “tiệc Covid-19”, bệnh nhân 30 tuổi trả giá bằng mạng sống

Một bệnh nhân 30 tuổi sống tại TP San Antonio, bang Texas – Mỹ đã tử vong vì virus SARS-CoV-2 sau khi tham dự một bữa tiệc Covid-19 vì cho rằng đại dịch là một “trò lừa đảo”. Trang News24 dẫn lời bác sĩ Jane Appleby, Giám đốc Y khoa của Phương pháp Chăm sóc sức khỏe,…

Xác hiến cho đại học Pháp nghiên cứu bị ‘để cho chuột ăn’

Nhà chức trách Pháp sẽ điều tra cáo buộc xác hiến cho khoa học bị thối rữa, đứt lìa và bị chuột ăn tại một cơ sở nghiên cứu của đại học ở Paris. Sau khi tờ l’Express đưa tin về vụ bê bối vào tháng 11/2019, các công tố viên phụ trách điều tra ban đầu…

Ngoại trưởng Trung Quốc kêu gọi hòa giải Trung – Mỹ

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị kêu gọi hòa giải giữa Trung Quốc và Mỹ sau khi nhiều tháng leo thang căng thẳng đã khiến mối quan hệ giữa hai nước trở nên nghiêm trọng nhất trong nhiều thập kỷ qua. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị – Ảnh: EPA-EFE Ông Vương Nghị là quan chức cao…

CEO công nghệ chửi rủa gia đình gốc Á giữa nhà hàng ở Mỹ

Một gia đình ở Nam California, Mỹ, đã lên tiếng sau khi bị giám đốc điều hành của một công ty công nghệ phân biệt chủng tộc tại nhà hàng hôm 4/7. Tại thời điểm xảy ra vụ việc, gia đình của ông Raymond Orosa đang tổ chức tiệc sinh nhật cho Maria Orosa vào…

Mỹ cân nhắc cấm cửa TikTok và các ứng dụng mạng xã hội Trung Quốc

Ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết Mỹ đang xem xét cấm một số ứng dụng mạng xã hội của Trung Quốc, bao gồm ứng dụng chia sẻ video TikTok. Chia sẻ trong cuộc phỏng vấn ngày 6/7 với biên tập viên Laura Ingraham của Fox News, Ngoại trưởng Pompeo nhấn mạnh chính phủ Mỹ “đang xem xét rất…

Mỹ tịch thu lô hàng tóc người nghi nhập khẩu từ Tân Cương

Các nhà chức trách hải quan Mỹ ngày 1-7 cho biết họ đã tịch thu một lô tóc người của công ty sản xuất tóc Lop County Meixin, được cho là sản phẩm của người Duy Ngô Nhĩ trong các “trại cải tạo” ở Tân Cương, Trung Quốc. Các quan chức CBP tịch thu lô…

Mỹ mua gần hết thuốc trị Covid-19 đầu tiên của thế giới

Mỹ đã mua hầu hết lượng thuốc remdesivir, được coi là chống được Covid-19, sản xuất trong 3 tháng tới trên toàn cầu. Các chuyên gia và các nhà vận động đã lo ngại về hành động đơn phương này của Mỹ và lo những tác động lớn hơn khi vaccine có trên thị trường. Chính quyền…

Iran yêu cầu Interpol bắt ông Trump vì vụ ám sát tướng Soleimani

Không chỉ Tổng thống Mỹ Donald Trump, Iran còn phát lệnh bắt giữ 35 người khác liên quan đến vụ ám sát tướng cấp cao Qassem Soleimani. Quốc gia này thậm chí yêu cầu chủ tịch Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) giúp đỡ. Iran đòi bắt giữ Tổng thống Mỹ Donald…

Mỹ rút quân khỏi châu Âu để đối trọng Trung Quốc ở châu Á

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 25-6 cho biết mối đe dọa của Trung Quốc đối với Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á khác là một trong những lý do khiến Mỹ giảm số lượng binh sĩ ở châu Âu và triển khai đến những nơi khác. Ngoại trưởng Pompeo đã đưa…

Mỹ, Nhật, Philippines chỉ trích hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, Philippines và tham mưu trưởng không quân Mỹ đã cảnh báo về các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông. Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana hôm 25/6 cho biết kế hoạch thành lập khu vực nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông của Trung Quốc…

Cảnh báo đáng sợ về tham vọng của Trung Quốc ở biển Đông

Cựu Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull cho rằng Trung Quốc kỳ vọng Úc sẽ “tuân phục” các động thái chính sách đối ngoại mạnh mẽ của mình. Bắc Kinh không xem Canberra là cường quốc ngang hàng mà chỉ là một quốc gia yếu thế hơn. Trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông Úc…