Trung Quốc quyết ‘chiến đến cùng’ trên mọi mặt trận

Những gì Trung Quốc đã làm với cáo buộc về Covid-19 và dự luật an ninh Hong Kong cho thấy họ sẵn sàng “quyết chiến” để duy trì quyền kiểm soát.

Khi nhiều nước trên thế giới vẫn quay cuồng vì Covid-19, chính quyền Trung Quốc không chỉ tìm cách vực dậy đất nước sau đại dịch, mà còn nhắm tới nhiều vấn đề khác như răn đe Đài Loan, tìm cách kiểm soát Hong Kong, củng cố yêu sách phi pháp ở Biển Đông, tranh chấp biên giới với Ấn Độ và đối đầu với Mỹ.

Theo bình luận viên James Griffiths của CNN, Trung Quốc có lẽ cho rằng vị thế toàn cầu của họ đang chịu tác động nặng nề vì Covid-19, khi nhiều bên cáo buộc họ ban đầu xử lý sai khiến đại dịch trở nên nghiêm trọng. Do vậy, lúc đất nước dần khôi phục trạng thái bình thường, Bắc Kinh dường như tranh thủ sự gián đoạn của thế giới để “lật ngược thế cờ”, hướng tới mục tiêu trở thành siêu cường toàn cầu.

Chủ tịch Tập Cận Bình trong phiên họp quốc hội Trung Quốc tại Bắc Kinh hôm 28/5. Ảnh: Reuters.

Đối với những cáo buộc liên quan đến Covid-19, bất chấp nhiều bằng chứng rõ ràng cho thấy giới chức Trung Quốc che giấu dịch, Bắc Kinh vẫn một mực khẳng định họ đã cung cấp thông tin cho cộng đồng quốc tế một cách “kịp thời, cởi mở và minh bạch”. Chủ tịch Tập Cận Bình còn cho rằng những nỗ lực từ sớm của Bắc Kinh đã giúp Washington và các nước khác có thêm thời gian chuẩn bị cho đại dịch.

Glen Johnson, cựu phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách truyền thông chiến lược, đánh giá Tổng thống Donald Trump đã mắc những sai lầm rõ rệt, nhưng cũng không thể chối bỏ cái giá quá đắt mà toàn cầu phải gánh chịu do sự chậm trễ từ Trung Quốc. Giới chuyên gia nhận định nếu Trung Quốc cảnh báo sớm và đầy đủ hơn, hậu quả của đại dịch có thể nhẹ đi rất nhiều.

Về vấn đề Hong Kong, các lãnh đạo Trung Quốc đã tận dụng kỳ họp thường niên của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, tức quốc hội, hồi cuối tháng trước để thúc đẩy luật an ninh mới với đặc khu. Nghị quyết xây dựng luật này đã được thông qua, trong đó cấm những hành vi ly khai, khủng bố và can thiệp từ nước ngoài tại Hong Kong, đồng thời có thể cho phép các cơ quan an ninh và tình báo Trung Quốc thiết lập cơ sở trong thành phố.

Giới phê bình lo ngại luật an ninh có thể vi phạm mô hình “một quốc gia, hai chế độ”, phương pháp quản lý Hong Kong mà Trung Quốc từng cam kết sẽ duy trì tới năm 2047 sau khi Anh trao trả đặc khu cho họ. Johnson nhận định đây là một tình huống trớ trêu, khi Bắc Kinh thậm chí siết chặt kiểm soát Hong Kong hơn sau phong trào biểu tình chống chính phủ vì một dự luật dẫn độ tại đặc khu năm ngoái.

“Mẫu số chung giữa Covid-19 và luật an ninh Hong Kong chính là ý chí kiểm soát mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và đội ngũ của ông muốn áp đặt nhằm duy trì sự lãnh đạo”, Johnson nhận định.

Johnson cho rằng Trung Quốc hiện nay muốn kiểm soát tình hình bằng mọi giá, bất chấp những ý kiến bên ngoài hoặc hậu quả của hành động. Ông nói thêm rằng việc hiểu được thực tế này rất quan trọng với người dân và chính phủ Mỹ khi cân nhắc những quyết định kinh tế – chính trị liên quan đến Trung Quốc trong tương lai.

Chính quyền Trump đã đưa ra một số quyết định như cắt quan hệ với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sau khi cáo buộc cơ quan này thiên vị Trung Quốc, dọa trừng phạt kinh tế Bắc Kinh vì che giấu mức độ nghiêm trọng của Covid-19, khởi động quá trình tước trạng thái thương mại đặc biệt của Hong Kong.

Johnson chỉ ra rằng Washington cũng phải quyết định sẽ làm gì nếu Bắc Kinh tăng cường kiểm soát Đài Loan, hòn đảo mà họ coi là một phần lãnh thổ chờ thống nhất, nhưng được Washington ủng hộ quyền tự quyết và phê chuẩn các hợp đồng bán vũ khí.

Chính phủ cùng giới lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ đang đánh giá lại các dây chuyền sản xuất và cung ứng sau khi Covid-19 khiến nhiều nhà máy quan trọng của họ tại Trung Quốc phải đóng cửa. Bắc Kinh sau đó đã giành quyền kiểm soát những mặt hàng xuất khẩu thiết yếu như đồ bảo hộ cá nhân mà cả thế giới đang cần. Tuy nhiên, Johnson cảnh báo bất cứ nỗ lực nào nhằm đưa các dây chuyền sản xuất về lãnh thổ Mỹ cũng chắc chắn vấp phải sự đáp trả của ông Tập.

“Sau những động thái của giới lãnh đạo Trung Quốc tại Vũ Hán, Hong Kong, hoặc kỳ họp quốc hội thường niên, người Mỹ phải hiểu rằng Bắc Kinh sẽ đấu đến cùng bất cứ khi nào quyền lực bị thách thức. Với các vấn đề nội bộ thì đây là điều không nằm ngoài dự đoán, nhưng nếu họ áp dụng cách hành xử tương tự ở bên ngoài, thế giới có nguy cơ gánh hậu quả nghiêm trọng”, Johnson nhận định.

Cảnh sát chống bạo động giải tán đám đông tại Hong Kong hôm 27/5. Ảnh: AFP.

4 năm làm cố vấn cấp cao cho cựu ngoại trưởng Mỹ John Kerry giúp Johnson được trải nghiệm phong cách lãnh đạo cứng rắn của ông Tập. Bắc Kinh là một trong những bên chủ chốt giúp đạt được hai thỏa thuận toàn cầu mang tính bước ngoặt là hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu và thỏa thuận hạt nhân Iran. Tuy nhiên, bất kể địa điểm và mục đích, cách làm việc của phái đoàn Trung Quốc luôn nhất quán.

“Các đối tác người Trung Quốc của chúng tôi đề nghị tuân thủ nghiêm ngặt lịch trình hoặc chương trình nghị sự, trừ khi họ cần sự điều chỉnh nhất định. Họ cố gắng thực hiện vô vàn phương án để kiểm soát cách truyền thông đưa tin về họ, như giới hạn số lượng câu hỏi dành cho các lãnh đạo hoặc không tổ chức họp báo”, Johnson cho hay.

Ông còn chỉ ra rằng ngay cả khi phải đối mặt với bằng chứng về hành vi sai trái, như những bức ảnh chứng minh họ cải tạo phi pháp các bãi đá trên Biển Đông thành căn cứ quân sự, Trung Quốc vẫn một mực phủ nhận. Khi không chối cãi được thêm, Bắc Kinh cố gắng biện hộ bằng cách viện dẫn một số tiền lệ của Mỹ hoặc trên thế giới.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo từng gọi việc thông qua nghị quyết xây dựng luật an ninh Hong Kong là “quyết định tai hại”. Trump cũng tuyên bố Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin sẽ xem xét những hạn chế trong tương lai đối với các công ty Trung Quốc niêm yết trên thị trường Mỹ.

Nhưng trước cả khi giới chức Mỹ lên tiếng, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên khẳng định Bắc Kinh sẽ làm những việc cần thiết để duy trì quyền lực.

“Nếu ai đó có ý định làm tổn hại lợi ích của Trung Quốc, chúng tôi sẽ tiến hành tất cả biện pháp cần thiết để đáp trả”, ông nói.

Theo Vnexpress

Thông tin liên hệ

Họ và tên: Dịch vụ đăng bài Chợ Úc

Địa chỉ email: [email protected]

Thông tin bài viết

Lưu ý: Khi bạn gọi điện liên hệ với người đăng tin này, xin vui lòng nói cho họ biết bạn biết được thông tin này trên Chợ Úc nhé. Họ sẽ sẵn sàng hỗ trợ bạn 

Chợ Úc cho phép người sử dụng ĐĂNG TIN MIỄN PHÍ về Việc Làm - Nhà ỞDịch Vụ cho Người Việt tại Úc.

Xin Chân Thành Cảm Ơn!

Đang tải...

Bài viết liên quan

Bác sĩ Mỹ: Yêu cầu công khai tác dụng phụ của vắcxin COVID-19

Vắcxin COVID-19 có thể gây ra tác dụng phụ từ nhẹ đến nặng tùy cơ địa mỗi người, cần lưu ý điều này trước khi tiêm chủng, các thầy thuốc Mỹ khuyến cáo. Theo Đài CNBC, trong bối cảnh các tiểu bang ở Mỹ chuẩn bị phân phối những liều vắcxin COVID-19 đầu tiên trong tháng 12,…

Melbourne sắp kết thúc đợt phong tỏa lâu nhất thế giới

Thành phố Melbourne sẽ kết thúc đợt phong tỏa dài 112 ngày sau khi lần đầu tiên không ghi nhận ca nhiễm nCoV mới kể từ tháng 7. “0 ca nhiễm nào. Lần cuối cùng bang Victoria ghi nhận 0 ca nhiễm ngày 9/6, cách đây 139 ngày. Điều đáng kinh ngạc hơn là chúng…

Phía sau huyền thoại ‘người gốc Á luôn giàu có’ ở Mỹ

Không ít người xem San Francisco là một thiên đường thịnh vượng của người Mỹ gốc Á. Có ai ngờ huyền thoại về những con người vóc dáng nhỏ nhắn, giỏi tiết kiệm và thành công đã trở thành định kiến, ngăn những người khó khăn nhận được hỗ trợ. Việc được xem là hình…

Queensland đưa ra cảnh báo về COVID-19 sau khi tìm thấy dấu vết virus trong nước thải

Thử nghiệm nước thải đã xác định được các trường hợp nhiễm COVID-19 tiềm năng chưa được phát hiện ở Queensland. Thử nghiệm nước thải đã xác định được các trường hợp nhiễm Covid-19 tiềm năng chưa được phát hiện ở Queensland. Tiểu bang vào thứ Bảy không báo cáo trường hợp nhiễm COVID-19 nào mới và…

Tổng hợp chi tiết các thay đổi mới về hạn chế COVID-19 tại Victoria

Chính quyền tiểu bang đã vạch ra một lộ trình mới cho vùng đô thị Melbourne và vùng quê Victoria phụ thuộc số trường hợp nhiễm COVID-19 trong cộng đồng mà không rõ nguồn lây. Chính quyền tiểu bang đã vạch ra một lộ trình mới cho vùng đô thị Melbourne và vùng quê Victoria phụ thuộc…

Úc đón những chuyến bay “không kiểm dịch” đầu tiên

Hàng trăm hành khách đi chuyến bay từ New Zealand đến Sydney hôm nay – 16/10 đã không phải cách ly – một nỗ lực khôi phục du lịch của đảo quốc này trong bối cảnh dịch Covid-19 ở hai nước bắt đầu lắng xuống. Các nhà chức trách cho biết, trong kế hoạch mở…

Úc cân nhắc nới lỏng hạn chế đi lại với một số nước

Trong bối cảnh tình hình đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trong nước đã có dấu hiệu cải thiện, Úc đang cân nhắc việc nới lỏng hạn chế đi lại với một số nước, còn Hàn Quốc cũng nới lỏng quy định giãn cách xã hội. Thủ tướng Úc Scott Morrison cho biết…

Victoria gia hạn tình trạng khẩn cấp và thảm họa đến ngày 8/11

Những người liên hệ gần với các ca nhiễm COVID-19 từ chối xét nghiệm ở Victoria sẽ trải qua 21 ngày cách ly theo quy định mới có hiệu lực từ 11 giờ 59 phút tối Chủ Nhật ngày 11/10. Những người liên hệ gần với các ca nhiễm COVID-19 từ chối xét nghiệm ở…

Melbourne khó có thể dỡ bỏ phong tỏa vào ngày 19/10

Thủ hiến Victoria Daniel Andrews nói rằng Melbourne khó có thể nới lỏng phong tỏa như dự kiến vào Chủ nhật tuần tới, do số ca nhiễm COVID-19 mới không giảm xuống nhanh chóng như kỳ vọng. Ông Andrews kêu gọi người dân không từ bỏ hy vọng, nhưng cũng không nên giả vờ rằng…

Công ty Mỹ muốn phát triển vắc xin COVID-19 đông khô

Công ty công nghệ sinh học Arcturus Therapeutics có trụ sở tại Mỹ, phối hợp với Trường Y Duke – NUS của Singapore phát triển vắc xin COVID-19 mang tên Lunar-Cov19, đang tìm kiếm phiên bản đông khô. Phiên bản đông khô vắc xin COVID-19 của Công ty công nghệ sinh học Arcturus và Trường…

Tiểu bang New South Wales ghi nhận 8 ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng

Tiểu bang NSW ghi nhận 8 ca nhiễm trong cộng đồng một ngày trước đó. Queensland vẫn đóng cửa biên giới cho đến khi nào NSW không ghi nhận ca nhiễm Covid-19 nào trong cộng đồng trong vòng 28 ngày, một đòi hỏi mà thủ hiến tiểu bang này nói là không thực tế. Thủ…

Victoria: Quy tắc phạm vi 5km có thể sẽ được gia hạn sau ngày 19/10

Trưởng Nhân viên Y tế Victoria không loại trừ khả năng sẽ gia hạn thời gian áp dụng hạn chế cho phép người dân di chuyển cách nhà không quá 5km sau ngày 19/10. Trưởng Nhân viên Y tế Victoria, Brett Sutton, mới đây cho biết, ông không loại trừ khả năng sẽ gia hạn…

Trump lại dọa bắt Trung Quốc ‘trả giá’ vì Covid-19

Tổng thống Trump cho biết ông cam kết sẽ “bắt Trung Quốc phải trả giá” cho những thiệt hại do đại dịch Covid-19 gây ra. “Điều này (Covid-19) xảy ra không phải lỗi của bạn, đó là lỗi của Trung Quốc và Trung Quốc sẽ phải trả giá đắt cho những điều họ gây ra…

Một người về từ Úc nhiễm Covid-19

Bộ Y tế chiều 7/10 ghi nhận thêm một ca dương tính nCoV, là người về từ Úc được cách ly ngay tại Cần Thơ. Ca bệnh được ghi nhận là “bệnh nhân 1099”, nữ, 28 tuổi, ở phường An Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Ngày 23/9, cô từ Australia về sân…

Michelle Obama lại công kích Donald Trump

Bà Obama cho rằng Tổng thống Trump hành động sai trái về đạo đức, phân biệt đối xử với người da màu, kêu gọi cử tri bỏ phiếu cho Biden. Cựu đệ nhất phu nhân Mỹ Michelle Obama chỉ trích Tổng thống Mỹ Donald Trump “gây ra nỗi sợ hãi về người Mỹ da màu,…

Ai đã lây Covid-19 cho ông Trump?

Không rõ làm thế nào mà Tổng thống Trump, 74 tuổi, bị nhiễm Covid-19. Tuy nhiên, “đối tượng tình nghi số một” lây Covid-19 cho Tổng thống Mỹ đã được xác định. Hope Hicks – cố vấn đáng tin cậy nhất của ông Trump – được cho là “nghi phạm” hàng đầu lây Covid-19 cho…

Trung Quốc lo bị ‘đổ vạ’ khi Trump nhiễm nCoV

Trong buổi tranh luận tổng thống đầu tiên với Biden, Trump đã chỉ đích danh bên chịu trách nhiệm cho đại dịch Covid-19 là Trung Quốc. “Đây là lỗi của Trung Quốc và chuyện này đáng lẽ không bao giờ nên xảy ra”, Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu trong buổi tranh luận trực…

Nga ‘đấu’ vaccine Covid-19 với phương Tây

Sau khi bị phương Tây cáo buộc đánh cắp thông tin nghiên cứu vaccine Covid-19, Nga tuyên bố có thể tung ra vaccine ngay trong tháng 9. “Nga có lẽ sẽ là một trong những nước đầu tiên sản xuất vaccine, dù hàng tỷ USD đã được đầu tư vào Mỹ và tất cả công…

Úc lo ngại Covid-19 lây lan rộng tại bang New South Wales

Dịch Covid-19 tại bang Victoria của Australia có dấu hiệu lan nhanh hơn sang bang New South Wales khi số ca bệnh mới tại đây liên tục tăng. Ngày 20/7, bang New South Wales của Australia ghi nhận 20 ca Covid-19 mới trong 24 giờ qua. Mặc dù con số này chưa phải là nhiều…

Trung Quốc nhắc Mỹ: Nước lớn thì chớ nên bắt nạt!

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị mới đây khẳng định với người đồng cấp Nga Sergey Lavrov rằng Mỹ đã “mất trí, đạo đức và sự tín nhiệm”. “Mỹ công khai theo đuổi chính sách “Nước Mỹ trên hết”, nâng cái tôi, chủ nghĩa đơn phương và bắt nạt lên mức tối đa. Đây…

Chuyên gia y tế Mỹ nói Tổng thống Trump ‘không thể dạy nổi’

Một chuyên gia đầu ngành y của Mỹ ngày 18-7 tuyên bố Tổng thống Mỹ Donald Trump “không thể dạy nổi” và tỏ ra nghi ngờ khả năng điều hành của ông trong dịch COVID-19. Bác sĩ Jonathan Reiner thuộc Trường Y khoa, ĐH George Washington – Ảnh: CNN Trong bài phỏng vấn thực hiện…

Trung Quốc nói Mỹ ‘mất trí’

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói quan chức Mỹ “mất trí và phát điên” trong cách giải quyết với Bắc Kinh, khi quan hệ hai nước ngày một xấu đi. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh hôm nay cáo buộc các quan chức Mỹ đang nhắm chỉ…

Các doanh nghiệp Úc được lưu ý việc tuân thủ qui tắc về COVID-19

Hàng trăm cá nhân và doanh nghiệp tiếp tục bị phạt vì những lý do khác nhau, kể từ khi một số hạn chế về coronavirus được áp dụng trở lại. Cảnh sát và giới chức y tế thúc giục người dân Úc không nên tự mãn vào thời điểm nghiêm trọng này, trong lúc…

Nỗ lực chung kìm Trung Quốc ở Biển Đông

Một số nước đã bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của việc duy trì luật pháp quốc tế ở Biển Đông với niềm tin rằng nếu trật tự dựa trên luật lệ bị phá vỡ, họ có thể trở thành nạn nhân kế tiếp. Tàu chiến Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản tham dự…

Trung Quốc chỉ trích Mỹ ‘ăn cướp và bắt nạt’

Trung Quốc lên án Mỹ “can thiệp thô bạo” và gọi việc Trump chấm dứt tình trạng đặc biệt của Hong Kong là “logic kẻ cướp và bắt nạt”. “Sự can thiệp phi lý và đe dọa không biết xấu hổ của Mỹ là loại logic kẻ cướp và hành vi bắt nạt. Không lực…

Thông điệp cho Trung Quốc: Mỹ không nói suông ở biển Đông!

Trước khi Bộ Ngoại giao Mỹ ra tuyên bố đầy sức nặng hôm 13-7 về việc bác bỏ hầu hết yêu sách của Trung Quốc trên biển Đông, Mỹ đã sớm có sự chuẩn bị và không ngại thể hiện sức mạnh. Trong lúc Trung Quốc tập trận ở biển Đông gần đây, hai nhóm…

Việt Nam đưa 350 công dân tại Úc về nước

Chuyến bay chở 350 người Việt tại Úc đã hạ cánh an toàn xuống sân bay Nội Bài ngày 13-7. Hành khách trên chuyến bay bao gồm trẻ em dưới 18 tuổi, người cao tuổi, các du học sinh không có nơi ở do ký túc xá đóng cửa và những trường hợp khó khăn.…

Mỹ bác hầu hết yêu sách của Trung Quốc về Biển Đông

Chính quyền Mỹ bác bỏ gần như toàn bộ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc về Biển Đông, đánh dấu leo thang căng thẳng song phương. “Thế giới sẽ không cho phép Bắc Kinh coi Biển Đông là đế chế trên biển của mình. Mỹ sát cánh cùng các đồng minh và đối tác…

Cố vấn Nhà Trắng cảnh báo sẽ mạnh tay với TikTok

Cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro cho hay Trump sẽ hành động kiên quyết với ứng dụng Trung Quốc như TikTok hay WeChat. “Người Mỹ phải hiểu là tất cả dữ liệu trong các ứng dụng điện thoại di động mà trẻ em rất thích thú sẽ đi ngay đến các máy chủ…