Nhà máy thịt lớn nhất nước Mỹ trở thành ổ dịch Covid-19 tàn khốc nhất

Nhà máy Smithfield là sinh kế của hàng nghìn người nhập cư, nhưng ổ dịch Covid-19 bùng phát ở đây khiến nhiều người nhiễm bệnh và bị mất việc làm vì nhà máy đóng cửa.

Một người nhập cư từ El Salvador đã mua được căn nhà 3 phòng ngủ có tầng hầm. Một bà mẹ đơn thân từ Ethiopia đã gửi con gái đến trường đại học. Một người tị nạn từ Sudan đã mua được giường tầng cho con trai, ghế sofa và bàn ăn mới, tất cả đều nhờ vào quá trình họ làm việc tại nhà máy chế biến thịt Smithfield ở thành phố Sioux Falls, bang South Dakota, Mỹ.

Trước khi nhà máy chế biến thịt lớn nhất nước Mỹ bị tấn công bởi virus corona, với 640 ca nhiễm, nhà máy này là “phao cứu sinh” cho hàng nghìn người nhập cư, từ châu Phi, Đông Á và Mỹ Latin, nhưng cơ hội không dễ dàng có được, New York Times cho biết.

Sinh kế của người nhập cư

Trong hơn 100 năm qua, những người chạy trốn khỏi các khu vực chiến tranh, nghèo đói đã gắn bó với nhà máy 8 tầng, hoạt động suốt 24 giờ mỗi ngày dọc theo sông Big Sioux rợp bóng cây.

Họ làm việc cạnh nhau trước băng chuyền nhanh với những con dao điện rung lắc đủ mạnh để xẻ đôi một con lợn chỉ trong 30-40 giây. Nhiều người phải chờm đá ở cổ tay vào ban đêm và dựa vào một liều ibuprofen (thuốc chống viêm khớp) hàng ngày để theo kịp tốc độ giết mổ, chế biến và đóng gói các sản phẩm thịt lợn để tiêu thụ toàn cầu.

Nhờ thu nhập từ nhà máy đã giúp bà mẹ đơn thân đến từ Sudan nuôi 3 đứa con nhỏ. Ảnh: New York Times.

Đổi lại, họ nhận được tiền lương cao hơn mức tối thiểu và dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở một tiểu bang có chi phí sinh hoạt khiêm tốn, nâng cao giá trị những người nhập cư đến Mỹ mà không cần được giáo dục chính thức hoặc hiểu biết về tiếng Anh.

Nhưng 3.700 lao động bên trong nhà máy đang đối mặt với nguy hiểm, khi nhà máy trở thành ổ dịch cụm đơn lớn nhất nước Mỹ. Các công nhân làm việc tại nhà máy chiếm 44% số ca nhiễm Covid-19 ở bang South Dakota.

Một nhóm chuyên gia từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã đến nhà máy để đánh giá sự bùng phát ngoài tầm kiểm soát.

Các công nhân, nhiều người đã chiến đấu với những cơn sốt kéo dài hàng tuần và suy nhược cơ thể, giờ đang đối mặt với thực tế tàn khốc khác, virus. Họ đang thương tiếc những đồng nghiệp và công việc khiến họ nhiễm bệnh.

Ban đầu các công nhân tại nhà máy, đặc biệt là người nhập cư cho rằng virus corona không thể tệ hơn những gì mà họ đã trải qua, chiến tranh, giành giật và không đủ ăn. Sau nhiều giờ làm việc trong nhà máy, họ đã tập trung trong phòng ăn đông đúc và náo nhiệt, chia sẻ món bánh sambusa từ Sudan, trứng cuộn từ Trung Quốc.

Họ chia sẻ những câu chuyện về con đường gian khổ để đến được “thiên đường Mỹ” và từ đó virus lây lan trong nhà máy.

Muốn làm việc bất chấp nguy hiểm

Rất nhiều gia đình người nhập cư ở Mỹ và thân nhân của họ ở quê nhà trông chờ vào tiền lương mà các công nhân nhận được từ nhà máy. Nhiều người nói rằng họ muốn quay trở lại làm việc, bao gồm làm việc 2 ca mỗi ngày, điều mà họ thường xuyên thực hiện trong 6-7 ngày mỗi tuần, bất chấp nguy cơ lây nhiễm virus.

Trong thời gian nhà máy phải đóng cửa do dịch bệnh, họ được đảm bảo 80 giờ nghỉ có lương, ít hơn nhiều so với số tiền mà họ kiếm được thông qua việc làm thêm giờ.

Thu nhập từ nhà máy nuôi sống hàng nghìn người nhập cư và gia đình của họ ở quê nhà. Ảnh: Smithfield Foods.

Đối với nhiều người lao động, rủi ro mà họ phải đối mặt không có gì mới. Họ chạy trốn chiến tranh, nghèo đói hoặc sự đàn áp sắc tộc để đến Mỹ. Dù họ nhìn thấy nhiều đồng nghiệp bị tai nạn do máy móc chuyển động nhanh, bị ngã vì sàn nhà dính đầy dầu mỡ và da bong tróc vì chất tẩy rửa, nhưng đối với họ công việc trong nhà máy là một “đặc quyền”.

“Tôi không thể chờ đợi cho đến khi nhà máy mở cửa trở lại, vì lý do đơn giản rằng đây là nguồn sinh kế duy nhất của gia đình tôi”, Achut Deng, một người tị nạn từ Sudan, đã làm việc 6 năm trong nhà máy, nói.

“Tôi nghĩ, điều này cũng giống như bất kỳ cơn ác mộng nào khác mà tôi đã trải qua. Nếu tôi chết, những đứa trẻ sẽ lớn lên giống như tôi và đó là điều khiến tôi không thể ngẩng đầu lên được”, bà Deng nói.

Ngoài việc chu cấp tiền cho con gái, bà còn gửi tiền về cho ba mẹ ở Uganda và 2 người em đang là sinh viên ở quê nhà. Công ty nói rằng các công nhân không có triệu chứng trong 3 ngày mà không dùng thuốc và được xác nhận của bác sĩ có thể trở lại làm việc, vì vậy bà đã ngưng dùng thuốc tylenol mà chuyển sang dùng trà và chanh để hạ sốt với hy vọng có thể nhanh chóng quay lại làm việc.

Nhiều công nhân nói rằng công việc tại nhà máy tuy vất vả, nhưng đã mang đến cho họ một cuộc sống không thể tốt hơn đối với người nhập cư và người tị nạn.

“Đây là nơi duy nhất mà tôi có thể kiếm sống và nuôi con”, Yoli Hernandez, bà mẹ đơn thân đến từ El Salvador, người làm việc tại nhà máy từ năm 1999 và kiếm được 17,3 USD/giờ nói.

Giới chủ đặt lợi nhuận lên hàng đầu

Việc số công nhân nhiễm bệnh cao bất thường đã dẫn đến sự chỉ trích của các lãnh đạo công đoàn, những người nói rằng chủ sở hữu đã không áp dụng các biện pháp phòng dịch kịp thời, thay vào đó, họ khuyến khích công nhân làm việc để đáp ứng nhu cầu thịt gia tăng trong đại dịch.

Lãnh đạo công đoàn nhà máy chỉ trích giới chủ đặt lợi nhuận lên trên sức khỏe của công nhân. Ảnh: AP.

Kooper Caraway, chủ tịch khu vực Sioux Falls của Liên đoàn Lao động và Đại hội các tổ chức công nghiệp Mỹ (AFL-CIO), cho biết lãnh đạo công đoàn đã gióng hồi chuông cảnh báo hơn một tháng trước, rằng nhà máy này với lượng công nhân đông đúc, thiếu thiết bị bảo hộ có thể trở thành điểm nóng bùng phát dich bệnh.

“Họ đã quyết định giữ lại tất cả những gì có lợi nhất hơn là thay đổi cho đến khi họ thực sự phải làm, nhưng sau đó virus đã vượt khỏi tầm kiểm soát”, ông Caraway nói.

Trong khi đó, các quan chức nhà máy cho biết họ đã tăng cường các biện pháp phòng dịch, khử trùng nhà máy, cung cấp thêm thiết bị bảo hộ. Họ cho biết thêm đã lắp đặt các tấm che, rào cản vật lý và thiết bị quét thân nhiệt để phát hiện công nhân bị sốt.

“Chúng tôi đã tập trung vào việc bảo vệ sức khỏe cho nhân viên và ngay lập tức thực hiện mọi hành động cần thiết để bảo vệ họ”, Kenneth M. Sullivan, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành nhà máy nói.

Theo Zing

Thông tin liên hệ

Họ và tên: Dịch vụ đăng bài Chợ Úc

Địa chỉ email: [email protected]

Thông tin bài viết

Lưu ý: Khi bạn gọi điện liên hệ với người đăng tin này, xin vui lòng nói cho họ biết bạn biết được thông tin này trên Chợ Úc nhé. Họ sẽ sẵn sàng hỗ trợ bạn 

Chợ Úc cho phép người sử dụng ĐĂNG TIN MIỄN PHÍ về Việc Làm - Nhà ỞDịch Vụ cho Người Việt tại Úc.

Xin Chân Thành Cảm Ơn!

Đang tải...

Bài viết liên quan

Bác sĩ Mỹ: Yêu cầu công khai tác dụng phụ của vắcxin COVID-19

Vắcxin COVID-19 có thể gây ra tác dụng phụ từ nhẹ đến nặng tùy cơ địa mỗi người, cần lưu ý điều này trước khi tiêm chủng, các thầy thuốc Mỹ khuyến cáo. Theo Đài CNBC, trong bối cảnh các tiểu bang ở Mỹ chuẩn bị phân phối những liều vắcxin COVID-19 đầu tiên trong tháng 12,…

Thủ tướng Úc: Trung Quốc ‘làm xấu’ quan hệ

Thủ tướng Úc chỉ trích Trung Quốc làm quan hệ hai nước xấu đi một cách “không cần thiết” và khẳng định không muốn chọn phe Bắc Kinh – Washington. Trong bài phát biểu trực tuyến tại diễn đàn Trao đổi Chính sách Anh hôm 23/11, Thủ tướng Scott Morrison đã chỉ trích Trung Quốc…

Úc: ‘Tôi đi ăn trưa và rồi bị kẹt ở đây gần 3 tháng’

Định đến Queensland, Úc để ăn một bữa trưa, Louise Goldsbury kẹt lại hơn 80 ngày do dịch Covid-19. Cô quyết định biến thời gian này thành cơ hội khám phá điều mới. Cuối tháng 7, tôi nhận được lời mời tham dự một bữa ăn trưa do Hiệp hội Nhà văn Du lịch Úc…

Làm ăn ở Trung Quốc: ‘Ông lớn’ được chia phần chính là Joe Biden

Tony Bobulinski, một người tự nhận là “đối tác làm ăn cũ” của nhà Biden, ngày 22-10 đã lên tiếng khẳng định “ông lớn” được nhắc trong các email chia chác lợi nhuận ở Trung Quốc chính là Joe Biden – ứng viên tổng thống của Đảng Dân chủ. Trong tuyên bố được gởi tới…

Trung Quốc tố cáo Mỹ: ‘Các ông mới là đế quốc tin tặc’

Phản ứng sau việc Mỹ công bố hàng chục lỗ hổng an ninh mạng mà “tin tặc Trung Quốc có thể lợi dụng”, phát ngôn viên Triệu Lập Kiên của Trung Quốc đã tố ngược lại Mỹ và chỉ ra các chương trình do thám của Washington trên khắp thế giới. Cơ quan an ninh…

Trung Quốc: Tiêm vắc-xin Covid-19 thử nghiệm cũng phải trả tiền

Một thành phố ở tỉnh Chiết Giang – Trung Quốc sẽ cung cấp vắc-xin Covid-19 thử nghiệm cho cư dân của mình với giá 400 nhân dân tệ (60 USD). Reuters hôm 21-10 đưa tin thành phố kể trên là Thiệu Hưng. Cư dân thành phố này khi muốn tiêm vắc-xin Covid-19 thử nghiệm cần…

Phía sau huyền thoại ‘người gốc Á luôn giàu có’ ở Mỹ

Không ít người xem San Francisco là một thiên đường thịnh vượng của người Mỹ gốc Á. Có ai ngờ huyền thoại về những con người vóc dáng nhỏ nhắn, giỏi tiết kiệm và thành công đã trở thành định kiến, ngăn những người khó khăn nhận được hỗ trợ. Việc được xem là hình…

Trung Quốc cảnh báo sẽ bắt người Mỹ để trả đũa

Quan chức chính phủ Trung Quốc đang cảnh báo những người đồng cấp Mỹ rằng họ có thể sẽ giam giữ công dân Mỹ ở Trung Quốc để đáp trả việc Bộ Tư pháp Mỹ truy tố các học giả nước này. Trung Quốc đã cảnh báo các đại diện của chính phủ Mỹ nhiều lần và qua nhiều…

Mỹ hỗ trợ miền Trung Việt Nam 100.000 USD

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink hôm nay công bố khoản viện trợ trị giá 100.000 USD để giúp Việt Nam ứng phó thiên tai tại miền Trung. Khoản hỗ trợ này sẽ được Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) trao cho Hội Chữ thập đỏ Việt Nam nhằm giúp người…

Họa tam tai của nước Pháp

Làm thế nào mà tổng thống Pháp phải ra lệnh giới nghiêm toàn khu vực “đại thủ đô” cùng 8 thủ phủ lớn? Lần cuối cùng nước Pháp trải qua lệnh giới nghiêm là sau cuộc nổi loạn năm 1961 của tướng Salan tại Algérie không chịu từ bỏ thuộc địa. Với trên 22.000 ca…

Úc yêu cầu Trung Quốc làm rõ nghi vấn cấm nhập than

Úc đã yêu cầu Trung Quốc làm rõ về nghi vấn Bắc Kinh được cho đã chỉ thị ngừng nhập than của Canberra trong lúc căng thẳng giữa 2 nước leo thang. Bloomberg dẫn nguồn thạo tin hôm 12/10 cho hay, các nhà máy điện và nhà máy thép Trung Quốc dường như đã nhận…

Bộ Tứ – Từ yên ắng đến hồi sinh (kỳ 1)

Sự trỗi dậy mạnh mẽ đầy tham vọng, cùng những hành động kiên quyết của Trung Quốc không chỉ đe dọa vị thế số một, lợi ích chiến lược của Mỹ mà còn gây lo ngại cho các thành viên khác của Bộ Tứ… Có một dòng chảy khác với xu thế toàn cầu hóa…

Trung Quốc nhắc Mỹ: Nước lớn thì chớ nên bắt nạt!

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị mới đây khẳng định với người đồng cấp Nga Sergey Lavrov rằng Mỹ đã “mất trí, đạo đức và sự tín nhiệm”. “Mỹ công khai theo đuổi chính sách “Nước Mỹ trên hết”, nâng cái tôi, chủ nghĩa đơn phương và bắt nạt lên mức tối đa. Đây…

Thần đồng Trung Quốc được bố làm hộ nghiên cứu ung thư

Một học sinh tiểu học Trung Quốc, người được coi là thần đồng vì thực hiện nghiên cứu khoa học cấp cao đạt giải quốc gia, hoá ra là được bố mình làm hộ. Theo South China Morning Post, một nhóm các phụ huynh đầy tham vọng của Trung Quốc mới đây phải nhận chỉ trích từ cộng…

Chuyên gia y tế Mỹ nói Tổng thống Trump ‘không thể dạy nổi’

Một chuyên gia đầu ngành y của Mỹ ngày 18-7 tuyên bố Tổng thống Mỹ Donald Trump “không thể dạy nổi” và tỏ ra nghi ngờ khả năng điều hành của ông trong dịch COVID-19. Bác sĩ Jonathan Reiner thuộc Trường Y khoa, ĐH George Washington – Ảnh: CNN Trong bài phỏng vấn thực hiện…

‘Nỗi oan Thị Mầu’ TikTok trong mắt Mỹ

TikTok luôn một mực khẳng định không chia sẻ dữ liệu với chính quyền Bắc Kinh. Nhưng trong mắt của các chính trị gia ở Washington, những lời giải thích đó chẳng khác gì ‘nỗi oan Thị Mầu’ – tức sự việc đã rành rành mà vẫn cứ kêu oan. Nhiều người trẻ Mỹ đã…

Bộ trưởng Mỹ chỉ trích Hollywood, Apple ‘khúm núm’ trước Trung Quốc

Bộ trưởng Tư pháp Mỹ chỉ trích gay gắt Trung Quốc và các công ty Mỹ, cáo buộc những công ty này đã nhượng bộ trước sức ép từ Bắc Kinh vì lợi ích ngắn hạn. “Kiểm duyệt của chính phủ Trung Quốc chẳng cần nói lời nào vì Hollywood làm hết phần việc của họ rồi”,…

Mưa lũ ở Trung Quốc: Thiên tai hay nhân tai?

Mưa lũ hoành hành ở Trung Quốc từ hơn một tháng nay, đến ngày 12-7 đã khiến ít nhất 141 người chết hoặc mất tích, khoảng 34 triệu người bị ảnh hưởng, thiệt hại kinh tế ước tính lên tới 3 tỉ đôla. Một công viên ở thành phố Vũ Hán đã bị ngập nước…

Nỗ lực chung kìm Trung Quốc ở Biển Đông

Một số nước đã bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của việc duy trì luật pháp quốc tế ở Biển Đông với niềm tin rằng nếu trật tự dựa trên luật lệ bị phá vỡ, họ có thể trở thành nạn nhân kế tiếp. Tàu chiến Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản tham dự…

Bằng chứng còn trong bóng tối của vụ George Floyd

Các đoạn ghi hình từ camera trên người cảnh sát được cho là sẽ mang lại bức tranh toàn cảnh và công bằng hơn về vụ bắt giữ dẫn đến cái chết của người Mỹ da đen George Floyd. Các đoạn ghi hình từ camera công vụ gắn trên người hai sĩ quan cảnh sát…

Úc có thể tham gia tập trận ‘Bộ Tứ’ để răn đe Trung Quốc

Chính phủ Ấn Độ được cho sẽ cho phép Australia tham gia cuộc tập trận hải quân Malabar cùng với Mỹ, Nhật Bản nhằm củng cố hợp tác quân sự trước sự trỗi dậy của Trung Quốc. ABC News cho biết chính phủ Australia đã nhiều lần ngỏ ý muốn tham gia tập trận Malabar, nhưng bị Ấn…

Lũ lớn lịch sử kéo theo nghi vấn về con đập Tam Hiệp 37 tỷ USD

Giữa lúc nhiều địa phương của Trung Quốc chìm trong biển nước, giới chuyên gia tỏ ra hoài nghi về vai trò của đập Tam Hiệp, công trình có chi phí xây dựng lên đến 37 tỷ USD. Trung Quốc đang trải qua đợt mưa lũ lịch sử kéo dài từ tháng 5 tới nay. Lượng…

Trung Quốc nâng cấp cảnh báo du lịch đối với Úc

Trung Quốc nói rằng người dân của họ có nguy cơ bị khám xét “vô cớ” khi đến Úc, cũng như cáo buộc truyền thông Úc khích động thái độ chống Trung Quốc. Thông báo mới nhất của Bộ Ngoại giao Trung Quốc được đưa ra chỉ một tháng sau khi Bắc Kinh cảnh báo…

WHO nói lãnh đạo một số nước gây mất lòng tin

Tổng giám đốc WHO chỉ trích một số lãnh đạo chính phủ làm xói mòn lòng tin của công chúng khi đưa ra các “thông điệp lộn xộn” về Covid-19. “Thông điệp lộn xộn từ các lãnh đạo đang làm suy yếu yếu tố quan trọng nhất của bất kỳ lời kêu gọi nào: lòng…