Khe nứt Mỹ – EU nới rộng

Liên minh với Mỹ tạo nền tảng vững chắc cho sự ổn định của châu Âu hơn 70 năm qua, nhưng mối quan hệ dưới thời Trump đang lung lay dữ dội.

Trong suốt hơn 7 thập kỷ qua, mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương tưởng như không gì lay chuyển nổi đã góp phần củng cố các giá trị của trật tự phương Tây do Mỹ dẫn dắt. Nhưng đến năm 2020, quan hệ này dường như đang được xem xét lại ở cả hai phía.

Hồi đầu tuần trước, Liên minh châu Âu (EU) từ chối đưa Mỹ vào danh sách “các quốc gia an toàn” giữa đại dịch Covid-19, đồng nghĩa những người đến từ Mỹ sẽ không được khối này chào đón trong tương lai gần. Quyết định trên bắt nguồn từ thực tế là tình hình Covid-19 tại Mỹ vẫn chưa được kiểm soát. Trong khi đó, danh sách của EU có tên cả Trung Quốc, quốc gia được cho là nơi khởi phát dịch bệnh.

Từ trái qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tham dự một sự kiện tại Khải Hoàn Môn ở Paris hồi tháng 11/2018. Ảnh: AFP.

Nhằm xoa dịu Tổng thống Mỹ Donald Trump, người gần đây thường xuyên chỉ trích khối, giới chức EU cam đoan rằng quyết định họ đưa ra không mang tính chính trị mà hoàn toàn dựa trên bằng chứng dịch tễ học.

Tuy nhiên, nhiều người đã ngầm thừa nhận rằng trước đây, để “viên thuốc đắng” trở nên dễ uống hơn với công chúng Mỹ, Brussels đã bọc thêm bên ngoài “một lớp đường”.

“Nếu như trước đây, tôi có thể đoán chắc rằng EU sẽ không đưa Trung Quốc vào danh sách để làm hài lòng Mỹ”, một nhà ngoại giao EU giấu tên nói.

Đặt trong bối cảnh địa chính trị hiện nay, hành động này có lẽ là bằng chứng dễ thấy nhất về mối rạn nứt trong quan hệ xuyên Đại Tây Dương, giới chuyên gia nhận định. Washington rõ ràng ngày càng ít quan tâm hơn đối với các vấn đề của châu Âu và các quốc gia châu Âu cũng không che giấu việc họ đang tìm cách giảm dần sự phụ thuộc vào Mỹ. Điều này đặc biệt đúng với 27 nước thành viên EU.

Một trong những cách Brussels nghĩ họ có thể tách rời khỏi Mỹ là tham gia nhiều hơn với Trung Quốc trên tư cách đối tác chiến lược và kinh tế, giảm phụ thuộc vào một trong những siêu cường toàn cầu bằng cách cân bằng mối quan hệ với siêu cường đối trọng.

“Nhìn vào các số liệu của Trung Quốc, cách họ đối phó với Covid-19 và nhìn sang lập trường của Nhà Trắng, tôi nghĩ chúng ta không thể tiếp tục xa rời họ”, nhà ngoại giao EU giấu tên nhận định.

Một quan chức giấu tên khác ở Brussels làm việc về chính sách đối ngoại của EU cho biết mục tiêu tách rời khỏi châu Âu đã trở thành ưu tiên địa chính trị của Mỹ từ thời tổng thống Barack Obama. “Obama không quan tâm sâu sắc tới Trung Đông như các tổng thống Mỹ đời trước và điều đó thực sự tạo ra vấn đề với EU. Ông ấy còn chuyển các ưu tiên từ châu Âu sang Trung Quốc và châu Á”, quan chức này nói.

Các nhà quan sát lâu năm đồng tình rằng mối quan hệ Mỹ – châu Âu đã trải qua quãng thời gian căng thẳng trong 4 năm qua và sẽ tiếp tục chia rẽ hơn nếu Trump tái đắc cử nhiệm kỳ hai vào cuối năm nay.

“Trump coi EU, đặc biệt là Đức, là một đối thủ về kinh tế và thương mại, đồng nghĩa căng thẳng nhiều khả năng sẽ gia tăng nếu ông ấy tái đắc cử”, Velina Tchakarova, chuyên gia từ Viện Chính sách An ninh và châu Âu của Áo, bình luận.

Theo bà, EU đang thực hiện các bước để dần dần “xây dựng quyền tự chủ mạnh mẽ hơn trong lĩnh vực an ninh và quốc phòng”, song Trump lại tìm cách “làm suy yếu những nỗ lực đó bằng những đòn công kích nhằm vào các thành viên châu Âu của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), đồng thời thông qua cả những biện pháp về thương mại và kinh tế”.

Quan chức Brussels giải thích rằng việc Trump “xa rời chủ nghĩa đa phương” trước những vấn đề quốc tế như Iran, kết hợp với việc Mỹ “thu hẹp trách nhiệm đối với an ninh châu Âu” đã thúc đẩy châu Âu cân nhắc việc rời xa Mỹ và “tự làm theo cách của mình trên trường quốc tế”.

“Vấn đề đặt ra là các quan chức ở Washington vẫn muốn làm việc với châu Âu lại không nhận được sự ủy nhiệm của chính phủ để tham gia vào bất kỳ cuộc thảo luận nghiêm túc nào”, ông này nói và thêm rằng nếu Trump đắc cử nhiệm kỳ hai, tình hình sẽ càng trở nên trầm trọng.

Đây là lý do “các tổ chức của EU và lãnh đạo các quốc gia thành viên muốn Joe Biden đắc cử vào tháng 11… Ông ấy ủng hộ chủ nghĩa đa phương và điểm khác biệt còn nằm ở việc ông ấy sẽ củng cố mối quan hệ giữa Mỹ và châu Âu”, Tchakarova nhận xét.

Một số nhà ngoại giao ở cả hai bờ Đại Tây Dương thừa nhận họ có chung quan điểm với Tchakarova, dù phần lớn từ chối bình luận về vấn đề này. Một nhà ngoại giao châu Âu nói: “Chúng tôi sẽ nhảy với bất kỳ ai, nhưng không cần phải là thiên tài mới có thể nhìn thấy rằng mối hợp tác giữa EU và Mỹ đang kém hiệu quả”.

Dù vậy, chiến thắng của Biden cũng không thể mang đến giải pháp tức thời cho mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương, giới phân tích đánh giá. “Câu hỏi không phải là liệu bạn có thể đưa mối quan hệ quay về như ban đầu hay không mà là bạn có thể thuyết phục Mỹ tái gia nhập trật tự phương Tây không”, nhà ngoại giao EU giấu tên bình luận.

Theo Vnexpress

Thông tin liên hệ

Họ và tên: Dịch vụ đăng bài Chợ Úc

Địa chỉ email: [email protected]

Thông tin bài viết

Lưu ý: Khi bạn gọi điện liên hệ với người đăng tin này, xin vui lòng nói cho họ biết bạn biết được thông tin này trên Chợ Úc nhé. Họ sẽ sẵn sàng hỗ trợ bạn 

Chợ Úc cho phép người sử dụng ĐĂNG TIN MIỄN PHÍ về Việc Làm - Nhà ỞDịch Vụ cho Người Việt tại Úc.

Xin Chân Thành Cảm Ơn!

Đang tải...

Bài viết liên quan

Họa tam tai của nước Pháp

Làm thế nào mà tổng thống Pháp phải ra lệnh giới nghiêm toàn khu vực “đại thủ đô” cùng 8 thủ phủ lớn? Lần cuối cùng nước Pháp trải qua lệnh giới nghiêm là sau cuộc nổi loạn năm 1961 của tướng Salan tại Algérie không chịu từ bỏ thuộc địa. Với trên 22.000 ca…

Chi tiết mới gây lo ngại của Luật an ninh Hồng Kông

Hồng Kông hôm 6-7 công bố thêm chi tiết về Luật Về bảo vệ an ninh quốc gia ở Hồng Kông của Trung Quốc, nói rằng các lực lương an ninh có thẩm quyền kiểm tra nơi ở để tìm kiếm bằng chứng và ngăn chặn những cá nhân đang bị điều tra rời khỏi…

Người phương Tây lại tranh cãi về khẩu trang

Trong lúc các nước bắt đầu tái mở cửa nền kinh tế, khẩu trang, vật dụng thiết yếu giúp ngăn nCoV lây lan, lại đang gây tranh cãi ở phương Tây. Giới khoa học và y tế quốc tế đồng thuận rộng rãi rằng khẩu trang là một phần quan trọng trong nỗ lực chống…

Mỹ rút quân khỏi châu Âu để đối trọng Trung Quốc ở châu Á

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 25-6 cho biết mối đe dọa của Trung Quốc đối với Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á khác là một trong những lý do khiến Mỹ giảm số lượng binh sĩ ở châu Âu và triển khai đến những nơi khác. Ngoại trưởng Pompeo đã đưa…

EU và Mỹ đổi vai trong đại dịch Covid-19

Các nước thuộc khối Liên minh châu Âu (EU), vốn đang nóng lòng tái mở cửa kinh tế, đang chuẩn bị để cấm công dân Mỹ nhập cảnh vì quốc gia này không thể kiểm soát đại dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới (Covid-19), theo báo The New York Times…

Trung Quốc bị tố ‘bóp méo’ phát ngôn quan chức EU

EU cho biết truyền thông nhà nước Trung Quốc đăng thông tin không đúng về phát biểu của quan chức khối này khi gặp Ngoại trưởng Vương Nghị. “Thông cáo báo chí được Trung Quốc phát ra thuật lại một cách có chọn lọc và không cân bằng về các cuộc thảo luận”, phát ngôn viên các vấn…

EU không muốn ‘Chiến tranh Lạnh’ với Trung Quốc

Nhà ngoại giao trưởng của EU đảm bảo với Trung Quốc rằng khối này không muốn “một cuộc chiến tranh lạnh”, khi họ cáo buộc Bắc Kinh tung tin sai về Covid-19. EU ngày 10/6 ra báo cáo nói rằng Trung Quốc và Nga tìm cách làm suy yếu nền dân chủ châu Âu và đánh bóng danh tiếng…

Các ngoại trưởng EU chọn ‘chơi cứng’ với Trung Quốc

Tâm lý cứng rắn với Trung Quốc đang tăng cao trong nội bộ Liên minh châu Âu (EU), bất chấp khối này chuẩn bị có hai hội nghị thượng đỉnh quan trọng với Bắc Kinh trong năm nay. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường trong hội nghị EU – Trung Quốc năm 2019 –…

Phương Tây ‘giãn cách’ với Trung Quốc

Bức tranh kinh tế và chính trị toàn cầu đang chứng kiến những thay đổi đáng chú ý, khi tình hình dịch bệnh ngày càng khiến các quốc gia phương Tây, dẫn đầu là Mỹ, tìm cách ‘giãn cách xã hội’ với Trung Quốc. Ông Trump (trái) giữa tháng 5-2020 nói ông không muốn nói…

62 nước ủng hộ điều tra độc lập về đại dịch COVID-19

62 nước – trong đó có Anh, Indonesia, Nhật Bản, Nga, Nam Phi, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ – ủng hộ đề xuất của Úc và EU mở cuộc điều tra độc lập về đại dịch COVID-19. Người dân làm xét nghiệm COVID-19 tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc – Ảnh: AP Theo…

Covid-19: Đài Loan vẫn bất lực trước rào cản WHO, vì đâu?

Trong khi lãnh đạo nhiều nơi đang chật vật ngăn chặn dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới (Covid-19), Đài Loan dường như đã kiểm soát thành công dịch bệnh. Hồi tháng 1, hòn đảo 23 triệu dân này cấm các hoạt động đi lại từ nhiều khu vực ở Trung…

Báo Trung Quốc kiểm duyệt bài viết của 27 đại sứ EU

Một bài viết của 27 đại sứ EU trên China Daily khác đáng kể với bài đăng trên trang web của đại sứ quán EU, trong đó có đề cập tới nguồn gốc nCoV. “Tuy nhiên, sự bùng phát của Covid-19 ở Trung Quốc và sau đó đã lan ra khắp phần còn lại của thế giới…

EU ủng hộ điều tra quốc tế về nguồn gốc virus corona

Liên minh châu Âu (EU) đã kêu gọi một cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc của virus corona chủng mới cũng như sự lây lan của dịch COVID-19, nhưng tuyên bố sẽ “đứng ngoài cuộc xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc về vấn đề này”. Liên minh châu Âu (EU) ủng hộ…

‘Châu Âu đã ngây thơ trong quan hệ với Trung Quốc’

Nhà ngoại giao cấp cao của EU Josep Borrell nói rằng châu Âu đã “ngây thơ” trong quan hệ với Trung Quốc. Châu Âu đã “hơi ngây thơ” trong mối quan hệ với Trung Quốc nhưng khối này đang chuyển sang cách tiếp cận thực tế hơn, theo ông Josep Borrell, Đại diện Ngoại giao và An…

Việt Nam trở thành điểm sáng “ghìm cương” Covid-19

Với các biện pháp phòng ngừa sự lây lan của Covid-19 nhiều tháng qua, một số quốc gia và vùng lãnh thổ có được tín hiệu tích cực: không có trường hợp nhiễm nội địa mới hoặc không có ca nhiễm Covid-19. Một trong số quốc gia đó có Việt Nam. Việt Nam được nêu…

Phương Tây – Trung Quốc căng thẳng vì virus corona

Những hoài nghi về sự minh bạch trong phòng chống dịch bệnh COVID-19 của Trung Quốc đã trở thành mồi châm lửa căng thẳng mới nhất giữa nước này với phương Tây. Phòng thí nghiệm Vũ Hán đang trở thành tâm điểm chú ý vì cuộc chiến truyền thông giữa Trung Quốc và phương Tây.…

Phương Tây lo ngại Bắc Kinh ‘xuất khẩu’ mô hình chống dịch

Khi phương Tây vật lộn chiến đấu với đại dịch, Bắc Kinh đã tranh thủ xuất khẩu mô hình kiểm soát dịch bệnh của họ trong nỗ lực trở thành nhà lãnh đạo toàn cầu chống Covid-19. Tháng trước, 6 chuyên gia y tế Trung Quốc bước xuống máy bay của Air Serbia ở Belgrade, Serbia. Tổng…

Giữa đại dịch, ‘người khổng lồ’ cũng lộ điểm yếu

Nước nào có nhiều doanh nghiệp nhỏ và người tự doanh, phụ thuộc vào du lịch và các chuỗi cung ứng sẽ chịu thiệt hại nặng nề. Virus corona đang giáng đòn vào nền kinh tế châu Âu, nhưng “nỗi đau” lại không chia đều các nước. Ai trang bị ‘vũ khí’ tốt hơn chống đại…

EU vướng vào trăm mối tơ vò giữa đại dịch Covid-19

Liên minh châu Âu (EU) đang đứng trước những thách thức chia rẽ nội khối chưa từng có kể từ khi thành lập. Virus corona đã gây ra mức độ tàn phá, chia rẽ nhiều hơn cả cuộc chia tay ồn ào của Anh hay cuộc khủng hoảng người tị nạn. Chủ tịch EC, bà…

Cập nhật: Hơn một triệu người nhiễm nCoV toàn cầu

Thế giới ghi nhận hơn một triệu ca nhiễm nCoV và gần 53.000 người chết khi số liệu ở Mỹ và châu Âu tiếp tục tăng nhanh. Theo thống kê của Đại học Johns Hopkins, thế giới hiện ghi nhận 1.011.490 ca nhiễm và 52.863 ca tử vong do nCoV tại 204 quốc gia và vùng…

EU cảnh báo ý đồ chia rẽ sau chiến dịch trợ giúp của Trung Quốc

Quan chức EU cảnh báo về âm mưu chia rẽ nội bộ và thông tin sai lệch đằng sau các động thái viện trợ thiết bị y tế hào phóng của Trung Quốc. Quan chức đứng đầu cơ quan ngoại giao của Liên minh châu Âu (EU) lên tiếng cảnh báo nguy cơ đằng sau chiến lược…

Trung Quốc lật ngược thế cờ trong cuộc chiến chống dịch

Là những nơi dịch Covid-19 lan rộng đầu tiên, các quốc gia châu Á giờ đây bước vào giai đoạn nỗ lực phòng chống nguy cơ lây nhiễm từ bên ngoài. Nhiều điểm nóng bùng phát Covid-19 tại châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản đã và đang khiến thế giới phải ngả mũ vì tính hiệu…

Các chuyên gia cảnh báo làn sóng thứ ba của dịch Covid-19

Các chuyên gia cảnh báo các nước kém phát triển sắp trải qua làn sóng thứ ba của dịch virus corona, sau Trung Quốc và châu Âu. Các quốc gia đã trải qua khủng hoảng nhân đạo và tị nạn giờ phải đối mặt cuộc đấu tranh để tìm các nguồn lực đối phó với…

Sự khác nhau trong ‘văn hoá khẩu trang’ Á – Âu

Ở châu Á, đeo khẩu trang là trách nhiệm bảo vệ mình và phòng lây nhiễm cho người khác, nhưng với người châu Âu đó là biểu tượng của bệnh tật. Một sinh viên Trung Quốc ở đại học Sheffield (Anh) đã bị quấy rối bằng lời nói và thân thể vào tháng Một vừa…

Úc lọt TOP địa điểm chụp ảnh cưới được yêu thích ở nước ngoài

Australia và châu Âu không thiếu những điểm chụp ảnh cưới đẹp với khung cảnh từ lãng mạn, cổ kính đến hùng vĩ, nên thơ. Australia Với 6 tiểu bang khác nhau, xứ sở Kangaroo có nhiều cảnh quan ngoạn mục để các đôi lựa chọn. Bạn có thể du lịch đến Sydney và ghi lại những…

Khe nứt Mỹ – EU nới rộng

Liên minh với Mỹ tạo nền tảng vững chắc cho sự ổn định của châu Âu hơn 70 năm qua, nhưng mối quan hệ dưới thời Trump đang lung lay dữ dội. Trong suốt hơn 7 thập kỷ qua, mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương tưởng như không gì lay chuyển nổi đã góp…

Hình phạt ở các nước châu Âu nếu du khách dùng hàng giả

Tại Pháp, dùng hàng giả là bất hợp pháp và du khách có thể đối mặt với án tù, hoặc tiền phạt cao. Theo Trung tâm Tiêu dùng châu Âu ECC, du khách đến những quốc gia sau sẽ gặp rắc rối nếu mang theo hoặc mua hàng giả. Tại Pháp, nếu mang hàng giả…