‘Đã 100 năm châu Âu không gặp đại dịch nào, nên họ không biết làm gì’

Châu Âu tự hào có hệ thống y tế tốt nhất thế giới, nhưng nó không được thiết kế để đáp ứng những cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu như đại dịch Covid-19.

Các bệnh viện ở châu Âu đang trở nên quá tải với hàng chục nghìn bệnh nhân nhiễm Covid-19 và cuộc khủng hoảng đã phơi bày một nghịch lý đáng ngạc nhiên. Hệ thống y tế được xem là tốt nhất thế giới lại không được trang bị để xử lý đại dịch, AP nhận định.

Các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm cho rằng các hệ thống bệnh viện tập trung ở châu Âu thiếu kinh nghiệm về dịch bệnh và sự tự mãn sớm là một phần nguyên nhân ra gây những giọt nước mắt mà người dân nơi đây phải đổ vì đại dịch.

“Nếu bạn bị ung thư, bạn nên đến một bệnh viện ở châu Âu. Tuy nhiên, châu Âu đã không có ổ dịch lớn nào trong 100 năm qua và bây giờ họ không biết phải làm gì”, Brice de le Vingne, người đứng đầu các hoạt động về Covid-19 của tổ chức Bác sĩ không biên giới ở Bỉ, nói.

Tuần trước, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chỉ trích các nước châu Âu phung phí cơ hội của họ để ngăn đại dịch bùng phát. WHO nói rằng các nước nên phản ứng mạnh mẽ hơn 2 tháng trước, bao gồm thực hiện việc xét nghiệm rộng và giám sát mạnh mẽ hơn.

Cách tiếp cận lỏng lẻo

Ông De le Vingne và những người khác cho rằng cách tiếp cận ban đầu của châu Âu đối với virus corona chủng mới quá lỏng lẻo, thiếu quyết đoán trong các vấn đề cơ bản về dịch tễ học, như theo dõi quá trình tiếp xúc, một quá trình mà các nhân viên y tế theo dõi những người đã tiếp xúc với người bệnh để theo dõi cách thức và nơi virus lây lan.

Hệ thống y tế tiên tiến của châu Âu phơi bày nhược điểm khi chiến đấu với đại dịch Covid-19. Ảnh: AP.

Trong đợt dịch Ebola, bao gồm những đợt bùng phát gần đây nhất ở Congo, các quan chức y tế công bố số liệu hàng ngày về số người tiếp xúc với người bệnh, ngay cả ở những ngôi làng xa xôi, vốn bị tê liệt bởi các cuộc tấn công vũ trang.

Sau khi virus corona bùng phát mạnh ở Vũ Hán, Trung Quốc, vào cuối năm ngoái, Bắc Kinh đã triển khai đội ngũ y tế gồm 9.000 người, theo dõi hàng nghìn người mỗi ngày ở Vũ Hán để sàng lọc ca bệnh.

Trong khi đó, tại Italy, trong một số trường hợp, các quan chức lại để cho người bệnh đi thông báo với những người đã tiếp xúc rằng họ đã dương tính với virus và chỉ sử dụng các cuộc gọi hàng ngày để kiểm tra người bệnh.

Tây Ban Nha và Anh đều từ chối cho biết có bao nhiêu nhân viên y tế đang làm việc để theo dõi người tiếp xúc với người bệnh, hoặc có bao nhiêu người nghi nhiễm được xác định ở bất kỳ giai đoạn nào của dịch bệnh.

“Chúng tôi rất giỏi trong việc theo dõi liên lạc ở Anh, nhưng vấn đề là chúng tôi đã không làm điều đó đúng mức”, tiến sĩ Bharat Pankhania, chuyên gia về truyền nhiễm Đại học Exeter, Anh, nói.

Khi số ca nhiễm bắt đầu tăng tốc ở Anh vào đầu tháng 3, Pankhania và những người khác đã khẩn khoản cầu xin biến các trung tâm cuộc gọi thành các trung tâm theo dõi liên lạc. Nhưng điều đó đã không bao giờ xảy ra, những gì mà tiến sĩ Pankhania gọi là “phung phí cơ hội”.

Giường bệnh bị cắt giảm

Tiến sĩ Pankhania nói thêm rằng dù Anh có chuyên môn rất cao trong việc điều trị các bệnh liên quan đến hô hấp, nhưng đơn giản là họ có quá ít giường bệnh để đối phó với sự gia tăng bệnh nhân theo cấp số nhân.

“Chúng tôi đang hoạt động hết công suất và trên hết là virus corona xuất hiện vào thời điểm chúng tôi hoàn toàn căng thẳng và không có bất kỳ sự chuẩn bị nào”, tiến sĩ Pankhania nói, lưu ý vấn đề số giường bệnh bị cắt giảm trong nhiều năm qua ở Anh.

Các bác sĩ đang tập trung chăm sóc cho bệnh nhân trong đơn vị chăm sóc đặc biệt. Ảnh: AP.

Tiến sĩ Chiara Lepora, người đứng đầu nhóm Bác sĩ không biên giới tại điểm nóng ở miền Bắc Italy, cho biết đại dịch đã tiết lộ một số vấn đề đáng nghiêm trọng ở các nước phát triển.

“Không thể chiến đấu với sự bùng phát dịch bệnh ở trong bệnh viện. Bệnh viện chỉ có thể giải quyết hậu quả của dịch bệnh”, tiến sĩ Lepora nói.

Mặt khác, hệ thống y tế phương Tây được xây dựng xung quanh khái niệm chăm sóc bệnh nhân là trung tâm. Nhưng đối với đại dịch, họ cần phải thay đổi quan điểm này và sự chăm sóc tập trung vào cộng đồng.

Mô hình chăm sóc cộng đồng thường thấy ở các quốc gia châu Phi, hoặc một số nước ở châu Á, nơi các bệnh viện chỉ dành riêng cho những người có triệu chứng nặng. Những bệnh nhân có triệu chứng nhẹ được điều trị tại cơ sở, hoặc bệnh viện dã chiến. Những bệnh viện như thế này đang được vội vã xây dựng trên khắp châu Âu.

Mạng lưới bác sĩ gia đình mạnh mẽ ở châu Âu cũng không đủ để điều trị cho các bệnh nhân. Trong khi đó, vấn đề có thể dễ dàng giải quyết bởi đội ngũ y tế của quân đội, những người được đào tạo ít hơn so với bác sĩ, nhưng tập trung vào các biện pháp kiểm soát dịch bệnh.

Các nước đang phát triển có nhiều lao động như vậy, vì họ đã quá quen với các chiến dịch can thiệp sức khỏe như tiêm chủng.

Khung cảnh bên trong bệnh viện San Raffaele ở Milan, Italy. Ảnh: Reuters.

Một số chuyên gia cho biết các nước châu Âu đã tính toán sai khả năng ngăn chặn đại dịch Covid-19. “Tôi nghĩ rằng đây là một căn bệnh mới và tốc độ lây lan của nó khiến mọi người ngạc nhiên”, bác sĩ Stacey Mearns thuộc Ủy ban Cứu hộ Quốc tế nói.

Bác sĩ Mearns cho biết tình trạng tuyệt vọng lan rộng khắp châu Âu, các bác sĩ, y tá cầu xin đồ bảo hộ, những nhà xác tạm thời được dựng lên trong sân trượt băng để chờ chôn cất người chết, những điều không thể tưởng tượng được chỉ vài tuần trước.

Ở Tây Ban Nha, 14% bác sĩ và y tá nhiễm bệnh, làm căng thẳng nguồn nhân lực vào thời điểm quan trọng. Vốn là những quốc gia tài trợ cho những vấn đề ở các nước nghèo, nhưng Italy, Pháp và Tây Ban Nha đang yêu cầu trợ giúp y tế từ những nước khác.

Theo Zing.

Thông tin liên hệ

Họ và tên: Dịch vụ đăng bài Chợ Úc

Địa chỉ email: [email protected]

Thông tin bài viết

Lưu ý: Khi bạn gọi điện liên hệ với người đăng tin này, xin vui lòng nói cho họ biết bạn biết được thông tin này trên Chợ Úc nhé. Họ sẽ sẵn sàng hỗ trợ bạn 

Chợ Úc cho phép người sử dụng ĐĂNG TIN MIỄN PHÍ về Việc Làm - Nhà ỞDịch Vụ cho Người Việt tại Úc.

Xin Chân Thành Cảm Ơn!

Đang tải...

Bài viết liên quan

Úc: ‘Tôi đi ăn trưa và rồi bị kẹt ở đây gần 3 tháng’

Định đến Queensland, Úc để ăn một bữa trưa, Louise Goldsbury kẹt lại hơn 80 ngày do dịch Covid-19. Cô quyết định biến thời gian này thành cơ hội khám phá điều mới. Cuối tháng 7, tôi nhận được lời mời tham dự một bữa ăn trưa do Hiệp hội Nhà văn Du lịch Úc…

Họa tam tai của nước Pháp

Làm thế nào mà tổng thống Pháp phải ra lệnh giới nghiêm toàn khu vực “đại thủ đô” cùng 8 thủ phủ lớn? Lần cuối cùng nước Pháp trải qua lệnh giới nghiêm là sau cuộc nổi loạn năm 1961 của tướng Salan tại Algérie không chịu từ bỏ thuộc địa. Với trên 22.000 ca…

WHO nói lãnh đạo một số nước gây mất lòng tin

Tổng giám đốc WHO chỉ trích một số lãnh đạo chính phủ làm xói mòn lòng tin của công chúng khi đưa ra các “thông điệp lộn xộn” về Covid-19. “Thông điệp lộn xộn từ các lãnh đạo đang làm suy yếu yếu tố quan trọng nhất của bất kỳ lời kêu gọi nào: lòng…

Trung Quốc dịu giọng, Mỹ vẫn áp đòn trừng phạt mới

Mỹ hôm 9-7 áp lệnh trừng phạt lên các quan chức cấp cao Trung Quốc tại Tân Cương, với cáo buộc vi phạm nhân quyền đối với người Duy Ngô Nhĩ. Washington đã áp lệnh trừng phạt nhằm vào Bí thư khu tự trị Tân Cương Trần Toàn Quốc, một thành viên của Bộ Chính…

Quan chức ngoại giao Trung Quốc đồng loạt dịu giọng với Mỹ

Hai quan chức ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc mới đây bất ngờ dịu dọng khi nói về các mối quan hệ với Mỹ, giữa lúc quan hệ 2 nước leo thang căng thẳng vì nhiều vấn đề. “Chính sách của Trung Quốc về Mỹ vẫn không thay đổi. Chúng tôi vẫn sẵn sàng…

Khe nứt Mỹ – EU nới rộng

Liên minh với Mỹ tạo nền tảng vững chắc cho sự ổn định của châu Âu hơn 70 năm qua, nhưng mối quan hệ dưới thời Trump đang lung lay dữ dội. Trong suốt hơn 7 thập kỷ qua, mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương tưởng như không gì lay chuyển nổi đã góp…

Người phương Tây lại tranh cãi về khẩu trang

Trong lúc các nước bắt đầu tái mở cửa nền kinh tế, khẩu trang, vật dụng thiết yếu giúp ngăn nCoV lây lan, lại đang gây tranh cãi ở phương Tây. Giới khoa học và y tế quốc tế đồng thuận rộng rãi rằng khẩu trang là một phần quan trọng trong nỗ lực chống…

Mỹ rút quân khỏi châu Âu để đối trọng Trung Quốc ở châu Á

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 25-6 cho biết mối đe dọa của Trung Quốc đối với Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á khác là một trong những lý do khiến Mỹ giảm số lượng binh sĩ ở châu Âu và triển khai đến những nơi khác. Ngoại trưởng Pompeo đã đưa…

Phải làm sao khi visa Úc bị huỷ ngay trong đại dịch?

Trong trường hợp visa của quý vị sắp bị hủy ngay trong đại dịch COVID-19, phải làm gì để có cơ hội tiếp tục sống hợp pháp tại Úc? Theo lời ông Tim Madigan, một luật sư và là đại diện di trú thuộc Trung tâm hỗ trợ pháp lý cho di dân, một tổ…

Cảnh báo xu hướng nguy hiểm giữa Mỹ – Trung trên biển Đông

Trung Quốc và Mỹ đang tiến đến rủi ro xung đột và cần đề ra một cơ chế giải quyết khủng hoảng hiệu quả khi tàu chiến 2 nước tiếp xúc gần ở biển Đông, giới chuyên gia chiến lược hàng hải khẳng định. Theo một nguồn tin mật từ quân đội Trung Quốc, trong…

Hết ép Úc lại cảnh báo Anh, Trung Quốc muốn gì?

Bộ Giáo dục Trung Quốc hôm 9-6 cảnh báo về sự nguy hiểm khi du học tại Úc, viện dẫn rủi ro Covid-19 và tình trạng kỳ thị chủng tộc gia tăng. “Bộ Giáo dục nhắc nhở du học sinh đánh giá rủi ro kỹ lưỡng và vào thời điểm này, hãy cẩn trọng khi…

Đã có bằng chứng chứng minh virus SARS-CoV-2 đang suy yếu?

Số ca mắc Covid-19 trên toàn cầu hiện đang gia tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ khi đại dịch bùng phát, tuy nhiên, tỉ lệ tử vong đã giảm xuống. Điều này cung cấp thêm bằng chứng cho thấy virus SARS-CoV-2 đang có dấu hiệu suy yếu. Hôm 5-6, thế giới ghi nhận…

Úc hỗ trợ Việt Nam hơn 10 triệu đô ứng phó dịch COVID-19

Úc vừa cam kết hỗ trợ Việt Nam 10,5 triệu đôla Úc cho nỗ lực ứng phó và phục hồi từ COVID-19, hướng tới tăng cường hơn nữa các hoạt động hợp tác kinh tế và phát triển giữa hai nước. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch – đầu tư Nguyễn Chí Dũng thảo luận với…

Các ngoại trưởng EU chọn ‘chơi cứng’ với Trung Quốc

Tâm lý cứng rắn với Trung Quốc đang tăng cao trong nội bộ Liên minh châu Âu (EU), bất chấp khối này chuẩn bị có hai hội nghị thượng đỉnh quan trọng với Bắc Kinh trong năm nay. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường trong hội nghị EU – Trung Quốc năm 2019 –…

Y tá Philippines trả giá đắt vì giấc mơ thiên đường

Philippines là quốc gia xuất khẩu y tá lớn nhất thế giới. Đó là ông việc mơ ước đối với nhiều người. Thế nhưng, đại dịch Covid-19 đang ám ánh họ ngay cả trong giấc mơ. “Máu ở khắp nơi”, bà Romina, một trong số gần 20.000 y tá người Philippines đang sinh sống và làm việc…

Viện Virus học Vũ Hán có 3 chủng virus corona sống xuất phát từ dơi

Giám đốc Viện Virus học Vũ Hán cho biết lời cáo buộc của tổng thống Mỹ rằng virus corona rò rỉ ra bên ngoài từ phòng thí nghiệm là vô căn cứ, một sự ngụy tạo từ Washington. Viện Virus học Vũ Hán, tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, có 3 chủng virus corona xuất…

Covid-19: Đài Loan vẫn bất lực trước rào cản WHO, vì đâu?

Trong khi lãnh đạo nhiều nơi đang chật vật ngăn chặn dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới (Covid-19), Đài Loan dường như đã kiểm soát thành công dịch bệnh. Hồi tháng 1, hòn đảo 23 triệu dân này cấm các hoạt động đi lại từ nhiều khu vực ở Trung…

Tổng thống Trump bồi thêm đòn, ép Trung Quốc tới cùng

Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa chấm dứt giai đoạn một của thỏa thuận thương mại nếu Trung Quốc không thực hiện cam kết mua thêm 200 tỉ USD hàng hóa và dịch vụ của nước ông. Phát biểu tại đài tưởng niệm Lincoln ở thủ đô Washington hôm 3-5, Tổng thống Trump cho…

Báo cáo mới của Mỹ về Covid-19 “lật tẩy Trung Quốc”

Các quan chức Mỹ tin rằng Trung Quốc đã che đậy mức độ nghiêm trọng của dịch virus corona – và khả năng lây dễ dàng từ người sang người – để tích trữ trước đồ bảo hộ. Theo báo cáo tình báo dài bốn trang của Bộ An ninh Nội địa Mỹ mà hãng tin AP tiếp cận…

Công ty Mỹ chế thành công robot diệt virus corona trong 2 phút

Một loại máy dùng tia UV để khử trùng tại bệnh viện vừa được chứng tỏ có thể vô hiệu hóa virus corona chủng mới chỉ trong 2 phút, biện pháp hiệu quả tiềm năng để “diệt” virus. Công ty Xenex Disinfection Services, trụ sở tại bang Texas, Mỹ, gần đây tuyên bố đã thử nghiệm…

Việt Nam trở thành điểm sáng “ghìm cương” Covid-19

Với các biện pháp phòng ngừa sự lây lan của Covid-19 nhiều tháng qua, một số quốc gia và vùng lãnh thổ có được tín hiệu tích cực: không có trường hợp nhiễm nội địa mới hoặc không có ca nhiễm Covid-19. Một trong số quốc gia đó có Việt Nam. Việt Nam được nêu…

WHO lên tiếng về nguồn gốc của virus gây đại dịch Covid-19

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 1-5 nói họ có thể khẳng định rằng virus SARS-CoV-2 có “nguồn gốc tự nhiên”. “Chúng tôi đã liên tục lắng nghe nhiều nhà khoa học xem xét hệ quả, nghiên cứu virus và chúng tôi có thể khẳng định rằng con virus này có nguồn gốc…

Quân đội Mỹ đạt đột phá bất ngờ về xét nghiệm Covid-19

Các nhà khoa học của quân đội Mỹ đã thiết kế một xét nghiệm Covid-19 mới có thể xác định ca bệnh trước khi sang giai đoạn truyền nhiễm, theo Guardian. Xét nghiệm dựa trên mẫu máu này có thể phát hiện sự xuất hiện của virus chỉ 24 giờ sau khi nhiễm, trước khi…

Mỹ – Trung khẩu chiến về hóa đơn corona

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 28-4 (giờ Việt Nam) đã lần đầu tiên nhắc việc đòi các khoản bồi thường từ Trung Quốc do những thiệt hại của đại dịch COVID-19. Đại dịch COVID-19 đã gây ra những thiệt hại kinh tế chưa thể kiểm đếm tại nhiều nước, đặc biệt là châu Âu…

Khốn khổ vì bị đồn ‘mang nCoV tới Trung Quốc’

Maatje Benassi, nhân viên an ninh tại một căn cứ ở Virginia, bỗng trở thành mục tiêu của những người cáo buộc cô mang nCoV tới Trung Quốc. Những thông tin sai lệch liên quan đến Benassi, một lính dự bị Lục quân Mỹ, được lan truyền trên YouTube mỗi ngày, thu hút về hàng trăm…

Cắt viện trợ WHO, Tổng thống Trump bị Hạ viện Mỹ điều tra

Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ (HFAC) hôm 27-4 mở một cuộc điều tra nhằm vào quyết định cắt tiền viện trợ dành cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ca của Tổng thống Donald Trump. Theo đó, Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ có một tuần để cung cấp thông tin về quyết…

Ông Abe muốn công ty Nhật rời Trung Quốc, Bắc Kinh lo lắng đối phó

Thủ tướng Nhật Bản kêu gọi các doanh nghiệp nước này rời khỏi Trung Quốc, đa dạng hóa điểm sản xuất, giữa lúc những cuộc thảo luận tương tự diễn ra tại Mỹ. Giữa đại dịch virus corona, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đề xuất các biện pháp để xây dựng nền kinh tế ít…

WHO bất ngờ khen Đài Loan chống dịch tốt

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ca ngợi những nỗ lực chống dịch Covid-19 của Đài Loan. Đây là động thái hiếm hoi đối với hòn đảo tự trị. Michael Ryan, Giám đốc Điều hành các Chương trình Khẩn cấp Sức khỏe của WHO, trong cuộc họp báo thường kỳ ở Geneva hôm…

Hàng loạt thuyết âm mưu nhắm vào các bệnh viện trị Covid-19 ở Mỹ

Video chỉ 13 giây, không có nội dung gì ngoài chiếc xe lặng lẽ lái qua cổng bệnh viện. Người đăng lên Twitter dùng nó để hoài nghi thông tin “bệnh viện quá tải” tại New York. Hàng chục video tương tự đang lan truyền trên mạng xã hội với hashtag #FilmYourHospital (tạm dịch: hãy…

Thống đốc New York kêu gọi hỗ trợ, TT Trump nói ‘ngưng phàn nàn’

Thống đốc New York Andrew Cuomo và Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục “lời qua tiếng lại” về hỗ trợ của liên bang dành cho các tiểu bang trong việc xét nghiệm diện rộng. Thống đốc Cuomo ngày 17/4 lập luận rằng chính phủ liên bang cần tăng cường hỗ trợ, còn Tổng thống…

Covid-19: Tổng thống Trump hứng chỉ trích vì đóng băng tài trợ WHO

Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi phản đối quyết định của Tổng thống Donald Trump về việc hoãn tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), động thái bị chỉ trích là nguy hiểm trong bối cảnh Covid-19 bùng phát. Bà Pelosi cho rằng: “Việc Tổng thống Trump hoãn tài trợ cho…

Trung Quốc đảm bảo tiền giấy không làm lây nCoV

Ngân hàng trung ương Trung Quốc liên tục khẳng định tiền giấy đã được khử trùng để đảm bảo an toàn, không có khả năng lây nhiễm nCoV. Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc đã khiến nhu cầu sử dụng tiền mặt giảm mạnh do lo ngại lây lan nCoV. Một người dân ở tỉnh Giang…

Những bữa tiệc tạo nhiên liệu cho virus lan nhanh như tên lửa

Những cái nắm tay, ôm hôn, uống chung ly trong các lễ hội, tiệc tùng và sự kiện tôn giáo là những thứ được ví như nhiên liệu cho virus corona lây lan với tốc độ chóng mặt. Vào ngày 15/2, một đám đông vui vẻ đội tóc giả với chú hề tập trung tại…