‘Gậy và báng súng AK-47 trút xuống’ – bác sĩ Pakistan bị cảnh sát đánh

Thiếu thiết bị y tế, bác sĩ bị cảnh sát tấn công và các thông điệp hỗn loạn từ chính phủ và địa phương đang cản trở nỗ lực phòng chống đại dịch Covid-19 ở Pakistan.

Các bác sĩ Pakistan đã cảnh báo về các vấn đề có thể phá vỡ tuyến đầu chiến đấu với đại dịch Covid-19 ở nước này, khi cảnh sát đàn áp dã man các cuộc biểu tình của nhân viên y tế phàn nàn về điều kiện làm việc của họ, Guardian cho biết.

Một bác sĩ tham gia vào cuộc biểu tình hôm 6/4 để phản đối việc thiếu thiết bị bảo hộ cá nhân, cho biết ông đã bị cảnh sát đánh đập và làm nhục. “Lúc đầu tôi nghĩ, làm thế nào cảnh sát có thể sử dụng bạo lực đối với các chiến binh ở tuyến đầu trong cuộc chiến với Covid-19, khi vài ngày trước, các sĩ quan đã chào đón chúng tôi tiên phong trong đại dịch”, bác sĩ Amanullah nói từ đồn cảnh sát Quetta, trong khu vực Balochistan.

Bị đánh đập như tội phạm

“Nhưng chúng tôi đã sai, gậy và báng súng AK-47 trút xuống chúng tôi. Chúng tôi bị kéo lê qua đường và ném vào xe tải”, bác sĩ Amanullah thất vọng kể lại. Ông cùng 60 bác sĩ khác đã bị cảnh sát giam giữ qua đêm và chỉ được thả vào lúc nưa đêm 7/4.

Trong bệnh viện nơi Amanullah làm việc tại phòng cấp cứu, 16 bác sĩ, gồm cả trưởng khoa tim mạch đã được chẩn đoán dương tính với Covid-19. “Chúng tôi không thể biết có bao nhiêu bệnh nhân đã lây nhiễm cho các bác sĩ, vì họ không được trang bị đồ bảo hộ phòng chống bệnh truyền nhiễm”, bác sĩ Amanullah nói.

Bác sĩ ở Pakistan bị đánh như tội phạm khi họ biểu tình yêu cầu được cung cấp thiết bị bảo hộ cá nhân. Ảnh: AFP.

Nhiều bệnh nhân mà ông và các bác sĩ tại phòng cấp cứu đã điều trị cho các vấn đề không phải do virus corona, nhưng sau đó được xác định dương tính với virus. Vấn đề đáng quan ngại là tại các bệnh viện nhà nước, đội ngũ y tế ở đây vẫn chưa được cấp thiết bị bảo hộ cá nhân phòng bệnh truyền nhiễm.

Ở những bệnh viện chưa được chỉ định là bệnh viện Covid-19, không có phòng cách ly cho bác sĩ và y tá đã nhiễm bệnh. Trên toàn khu vực Balochistan, nơi đã trở thành tâm điểm bùng phát Covid-19 ở Pakistan, chỉ có 19 máy thở.

Pakistan ghi nhận hơn 4.000 ca nhiễm Covid-19, nhưng tỷ lệ xét nghiệm thấp khiến các bác sĩ tin rằng con số thực tế cao hơn nhiều.

“Có rất nhiều tâm lý đau khổ và tổn thương, vì chúng tôi không biết có bao nhiêu người trong chúng tôi đã nhiễm bệnh từ bệnh nhân hoặc lây nhiễm cho họ. Đó là lý do tại sao chúng tôi quyết định biểu tình yêu cầu thiết bị bảo hộ cá nhân, điều này không phải chỉ vì bản thân chúng tôi mà còn để cứu sống nhiều người”, bác sĩ Amanullah nói.

Younas Elahi, một bác sĩ làm việc tại bệnh viện ở Quetta, nói rằng đối với các đồng nghiệp làm việc trong môi trường nguy hiểm mà không được trang bị đồ bảo hộ cần thiết để điều trị cho bệnh nhân Covid-19, chẳng khác nào là tự sát.

“Các bác sĩ đang tự sát trong bệnh viện khi điều trị cho bệnh nhân Covid-19 mà không có thiết bị bảo hộ, đã thế chính phủ còn sử dụng bạo lực đối với họ”, bác sĩ Elahi nói. Không có thiết bị bảo hộ phù hợp, các bác sĩ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc từ chối điều trị cho bệnh nhân.

“Tình huống này giống như người mất trí. Chúng tôi rất dễ bị tổn thương và điều đó làm chúng tôi khóc khi nhìn thấy bệnh nhân cầu xin sự giúp đỡ khi các bác sĩ thậm chí không thể chạm vào họ. Cơ sở y tế ở đây rất tồi tệ, tôi nghĩ rằng đại dịch này không thể được chữa khỏi ở Balochistan”, bác sĩ Elahi nói.

Thiếu thiết bị trầm trọng

Tại một trong những bệnh viện lớn nhất được chỉ định để đối phó với đại dịch Covid-19, Viện Khoa học Y tế Pakistan ở Islamabad, thủ đô của đất nước, chỉ có 50 máy thở. Hai phần ba dân số Pakistan sống ở các vùng nông thôn không có quyền tiếp cận các bệnh viện được trang bị để điều trị cho bệnh nhân Covid-19, thậm chí còn không thể đến bất kỳ cơ sở y tế nào.

Tiến sĩ Zafar Mirza, trợ lý đặc biệt về sức khỏe cho Thủ tướng Imran Khan, cho biết vấn đề không nằm ở việc thiếu thiết bị bảo hộ cá nhân, mà là việc sử dụng không hợp lý. Chính phủ liên bang đã cung cấp ít nhất gấp 3 lần số lượng yêu cầu, nhưng do sử dụng không đúng và thất thoát, vì chúng đã không đến đúng người cần, ông Mirza cho biết.

Người dân Pakistan xếp hàng để khử trùng trước khi vào mua sắm. Ảnh: AFP.

Kể từ năm 2010, vấn đề quản lý sức khỏe công cộng được giao cho chính quyền các tỉnh, nơi thường xuyên xảy ra tình trạng quản lý sai lầm và thiếu thốn, dẫn đến những tiêu chuẩn rất khác nhau trên khắp đất nước.

Sự rối loạn trong phản ứng từ chính quyền trung ương đến địa phương đối với đại dịch Covid-19 cũng lên đến đỉnh điểm. Những cuộc tranh chấp công khai giữa chính phủ trung ương, chính quyền tỉnh và quân đội về việc có thực hiện phong tỏa toàn quốc hay không khiến mọi thứ trở nên rối rắm.

Vào ngày 23/3, Thủ tướng Khan tuyên bố sẽ không thực hiện phong tỏa toàn quốc vì ảnh hưởng đến người nghèo ở Pakistan. Nhưng chỉ vài giờ sau, ông Murad Ali Shah, tỉnh trưởng tỉnh Sindh đã tuyên bố phong tỏa toàn tỉnh trong 15 ngày để cứu người dân khỏi đại dịch.

Sau đó, quân đội, cơ quan nắm giữ sức mạnh và ảnh hưởng lớn ở Pakistan, tham gia hỗ trợ việc phong tỏa hoàn toàn.

Vào ngày 7/4, quân đội Pakistan đã thực hiện một bước bất thường là cung cấp thiết bị y tế khẩn cấp cho các bệnh viện ở Quetta, một công việc thường nằm trong quyền kiểm soát của chính quyền địa phương và trung ương.

Tuy nhiên, cố vấn Mirza vẫn không thừa nhận sự mâu thuẫn, nói rằng chính quyền trung ương và địa phương đang trên cùng một mặt trận. Thủ tướng Khan cũng bị chỉ trích vì đánh giá thấp mối đe dọa của virus corona, mà các bác sĩ cho rằng đang dẫn đến sự cố như ngày 3/4, khi hàng trăm nghìn người trên khắp đất nước bất chấp lệnh hạn chế đị lại để tham dự lễ cầu nguyện.

Một bác sĩ ở Islamabad đã mô tả những nhận xét công khai gần đây của Thủ tướng Khan, rằng virus corona có tỷ lệ tử vong thấp và không gây nguy hiểm cho những người trẻ tuổi, hoặc người khỏe mạnh là “vô lý và không an toàn”.

“Thật đáng sợ khi ông Imran Khan cứ lặp đi lặp lại câu thần chú này đối với công chúng. Thủ tướng Imran Khan không nghiêm túc, đó là lý do tại sao công chúng và người ủng hộ ông xem nhẹ mối đe dọa từ đại dịch”, vị bác sĩ nói.

Theo Zing

Thông tin liên hệ

Họ và tên: Dịch vụ đăng bài Chợ Úc

Địa chỉ email: [email protected]

Thông tin bài viết

Lưu ý: Khi bạn gọi điện liên hệ với người đăng tin này, xin vui lòng nói cho họ biết bạn biết được thông tin này trên Chợ Úc nhé. Họ sẽ sẵn sàng hỗ trợ bạn 

Chợ Úc cho phép người sử dụng ĐĂNG TIN MIỄN PHÍ về Việc Làm - Nhà ỞDịch Vụ cho Người Việt tại Úc.

Xin Chân Thành Cảm Ơn!

Đang tải...

Bài viết liên quan

Úc: ‘Tôi đi ăn trưa và rồi bị kẹt ở đây gần 3 tháng’

Định đến Queensland, Úc để ăn một bữa trưa, Louise Goldsbury kẹt lại hơn 80 ngày do dịch Covid-19. Cô quyết định biến thời gian này thành cơ hội khám phá điều mới. Cuối tháng 7, tôi nhận được lời mời tham dự một bữa ăn trưa do Hiệp hội Nhà văn Du lịch Úc…

WHO nói lãnh đạo một số nước gây mất lòng tin

Tổng giám đốc WHO chỉ trích một số lãnh đạo chính phủ làm xói mòn lòng tin của công chúng khi đưa ra các “thông điệp lộn xộn” về Covid-19. “Thông điệp lộn xộn từ các lãnh đạo đang làm suy yếu yếu tố quan trọng nhất của bất kỳ lời kêu gọi nào: lòng…

Trung Quốc dịu giọng, Mỹ vẫn áp đòn trừng phạt mới

Mỹ hôm 9-7 áp lệnh trừng phạt lên các quan chức cấp cao Trung Quốc tại Tân Cương, với cáo buộc vi phạm nhân quyền đối với người Duy Ngô Nhĩ. Washington đã áp lệnh trừng phạt nhằm vào Bí thư khu tự trị Tân Cương Trần Toàn Quốc, một thành viên của Bộ Chính…

Quan chức ngoại giao Trung Quốc đồng loạt dịu giọng với Mỹ

Hai quan chức ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc mới đây bất ngờ dịu dọng khi nói về các mối quan hệ với Mỹ, giữa lúc quan hệ 2 nước leo thang căng thẳng vì nhiều vấn đề. “Chính sách của Trung Quốc về Mỹ vẫn không thay đổi. Chúng tôi vẫn sẵn sàng…

Nhắm vào Trung Quốc, nhóm ly khai tấn công đẫm máu ở Pakistan

Ngày 29-6, Sở Giao dịch Chứng khoán Pakistan tại TP Karachi bị 4 tay súng tấn công khiến 2 bảo vệ, 1 cảnh sát thiệt mạng và nhiều người khác bị thương. Đài BBC đưa tin các tay súng dùng lựu đạn ném vào cổng chính của tòa nhà và nổ súng nhưng chưa đến được sàn…

Hơn 30% phi công Pakistan nhờ người thi bằng hộ

262 trong tổng số 860 phi công Pakistan thuê người thi lấy bằng và không đủ khả năng điều khiển máy bay, theo Bộ trưởng Hàng không Dân dụng nước này. Phát biểu trước quốc hội Pakistan hôm 24/6, Bộ trưởng Hàng không Dân dụng Ghulam Sarwar Khan cho biết các phi công này “không tự đi…

Phải làm sao khi visa Úc bị huỷ ngay trong đại dịch?

Trong trường hợp visa của quý vị sắp bị hủy ngay trong đại dịch COVID-19, phải làm gì để có cơ hội tiếp tục sống hợp pháp tại Úc? Theo lời ông Tim Madigan, một luật sư và là đại diện di trú thuộc Trung tâm hỗ trợ pháp lý cho di dân, một tổ…

Cảnh báo xu hướng nguy hiểm giữa Mỹ – Trung trên biển Đông

Trung Quốc và Mỹ đang tiến đến rủi ro xung đột và cần đề ra một cơ chế giải quyết khủng hoảng hiệu quả khi tàu chiến 2 nước tiếp xúc gần ở biển Đông, giới chuyên gia chiến lược hàng hải khẳng định. Theo một nguồn tin mật từ quân đội Trung Quốc, trong…

Hết ép Úc lại cảnh báo Anh, Trung Quốc muốn gì?

Bộ Giáo dục Trung Quốc hôm 9-6 cảnh báo về sự nguy hiểm khi du học tại Úc, viện dẫn rủi ro Covid-19 và tình trạng kỳ thị chủng tộc gia tăng. “Bộ Giáo dục nhắc nhở du học sinh đánh giá rủi ro kỹ lưỡng và vào thời điểm này, hãy cẩn trọng khi…

Y tá Philippines trả giá đắt vì giấc mơ thiên đường

Philippines là quốc gia xuất khẩu y tá lớn nhất thế giới. Đó là ông việc mơ ước đối với nhiều người. Thế nhưng, đại dịch Covid-19 đang ám ánh họ ngay cả trong giấc mơ. “Máu ở khắp nơi”, bà Romina, một trong số gần 20.000 y tá người Philippines đang sinh sống và làm việc…

Viện Virus học Vũ Hán có 3 chủng virus corona sống xuất phát từ dơi

Giám đốc Viện Virus học Vũ Hán cho biết lời cáo buộc của tổng thống Mỹ rằng virus corona rò rỉ ra bên ngoài từ phòng thí nghiệm là vô căn cứ, một sự ngụy tạo từ Washington. Viện Virus học Vũ Hán, tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, có 3 chủng virus corona xuất…

Tổng thống Trump bồi thêm đòn, ép Trung Quốc tới cùng

Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa chấm dứt giai đoạn một của thỏa thuận thương mại nếu Trung Quốc không thực hiện cam kết mua thêm 200 tỉ USD hàng hóa và dịch vụ của nước ông. Phát biểu tại đài tưởng niệm Lincoln ở thủ đô Washington hôm 3-5, Tổng thống Trump cho…

Cắt viện trợ WHO, Tổng thống Trump bị Hạ viện Mỹ điều tra

Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ (HFAC) hôm 27-4 mở một cuộc điều tra nhằm vào quyết định cắt tiền viện trợ dành cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ca của Tổng thống Donald Trump. Theo đó, Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ có một tuần để cung cấp thông tin về quyết…

Giới ngoại giao Trung Quốc “xù lông” khi bị tấn công về Covid-19

Các đặc phái viên Trung Quốc gây bão ngoại giao ở nước ngoài khi bảo vệ phản ứng của chính quyền Bắc Kinh trước cuộc khủng hoảng Covid-19. Trong một bài bình luận đăng tải hôm 24-4, AP cho biết bất cứ khi nào Trung Quốc bị cáo buộc không nhanh chóng ngăn chặn dịch…

Đau lòng thai phụ chết đói ở Pakistan trong dịch Covid-19

Một phụ nữ mang thai đã chết vì đói ở tỉnh Sindh – Pakistan trong bối cảnh nước này thực hiện biện pháp phong tỏa để tránh dịch bệnh Covid-19 lây lan. Hôm 20-4, PTI đưa tin thai phụ nói trên là cô Sughra Bibi, 30 tuổi. Chồng của người phụ nữ, anh Allah Baksh,…

Dùng chính sách “Chiến binh sói”, Trung Quốc đang tự hại mình?

Các nhà ngoại giao Trung Quốc và chuyên gia đối ngoại cho biết Bắc Kinh nên điều chỉnh thái độ phản ứng với các vấn đề liên quan đến Covid-19 và kiềm chế chủ nghĩa dân tộc đang tăng cao. Nguyên nhân là vì họ cho rằng những nỗ lực trên đã phản tác dụng…

Những bữa tiệc tạo nhiên liệu cho virus lan nhanh như tên lửa

Những cái nắm tay, ôm hôn, uống chung ly trong các lễ hội, tiệc tùng và sự kiện tôn giáo là những thứ được ví như nhiên liệu cho virus corona lây lan với tốc độ chóng mặt. Vào ngày 15/2, một đám đông vui vẻ đội tóc giả với chú hề tập trung tại…

Phương Tây lo ngại Bắc Kinh ‘xuất khẩu’ mô hình chống dịch

Khi phương Tây vật lộn chiến đấu với đại dịch, Bắc Kinh đã tranh thủ xuất khẩu mô hình kiểm soát dịch bệnh của họ trong nỗ lực trở thành nhà lãnh đạo toàn cầu chống Covid-19. Tháng trước, 6 chuyên gia y tế Trung Quốc bước xuống máy bay của Air Serbia ở Belgrade, Serbia. Tổng…

Bị mắng bán đồ dỏm, Trung Quốc siết xuất khẩu thiết bị y tế

Nhiều công ty đang hốt bạc nhờ xuất khẩu thiết bị y tế đã lên tiếng phản đối quyết định của chính phủ, cho rằng đừng vì một con sâu mà làm rầu cả nồi canh. Nhưng thiệt hại nặng nhất vẫn là các nước đã đặt mua hàng Trung Quốc. Trung Quốc đang sản…

Những biện pháp phong tỏa chống dịch kỳ lạ trên thế giới

Ra ngoài dựa theo độ tuổi, số ID hoặc giới tính – đó là một số biện pháp các quốc gia trên thế giới đang sử dụng để nỗ lực để ngăn chặn sự lây lan của virus corona. Tổng số ca nhiễm Covid-19 trên toàn thế giới đã vượt qua 1 triệu, với hơn…

Trung Quốc bất ngờ phong tỏa 600.000 dân một huyện ở Hà Nam

600.000 dân huyện Giáp, tỉnh Hà Nam bị phong tỏa, khi 4 ca dương tính với Covid-19 được xác nhận trong bệnh viện ở khu vực, cho thấy sự phức tạp đối với làn sóng virus thứ 2. Các biện pháp giống như lệnh giới nghiêm có hiệu lực từ ngày 31/3 tại huyện Giáp,…

Nông dân và ngư dân Úc trỗi dậy xuất khẩu trong mùa dịch

Gói hỗ trợ của chính phủ cho các nhà xuất khẩu sẽ giúp cho hàng trăm tấn sản phẩm của Úc được vận chuyển qua đường hàng không khẩn cấp đến Trung Quốc, Nhật Bản, Hong Kong, Singapore và Ả Rập. Chuyến máy bay trống trở về sẽ tạo cơ hội cho một số thiết…

Virus corona khoét sâu cuộc đối đầu Mỹ – Trung

Giới phân tích cảnh báo Mỹ và Trung Quốc nên hợp tác cùng nhau để đẩy lùi đại dịch Covid-19, thay vì đối đầu và chỉ trích lẫn nhau có thể khiến tình hình trở nên rất nghiêm trọng. Khi Tổng thống Donald Trump bước lên bục tại phòng họp ở Nhà Trắng vào một buổi chiều…

Một tên khủng bố nổ tung nơi ở của mình bằng 18 kg thuốc nổ trong thời gian ‘làm việc’ tại nhà vì Covid-19

Trước sự bùng phát của dịch Covid-19, một tổ chức khủng bố đã yêu cầu các thành viên làm việc tại nhà theo khuyến cáo của chính phủ trong một thời gian. Thời điểm hiện tại, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến 199 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tính đến ngày 28/3, thế giới ghi…

Nguy cơ virus corona gây tổn thương ở tim, không chỉ ở phổi

Cho đến nay, tổn thương do virus corona mới chỉ được ghi nhận ở phổi. Nhưng những ca tổn thương tim ở Mỹ và trên thế giới đang dẫn đến những câu hỏi đầy bất an. Một bệnh nhân 64 tuổi được đưa tới viện ở Brooklyn, New York, có các triệu chứng như cơn…

“Không, bệnh nhân không phải người tiêu dùng…”

Dưới đây là nội dung bài phát biểu rất đáng chú ý của bác sĩ Arthur Caplan, được đăng trên trang Medscape vào tháng 4/2019, về vấn đề đạo đức y khoa, quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân trong thời đại ngày nay. Tiến sĩ Arthur Caplan trong bài phát biểu của mình…